IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> Kính vạn hoa - Phổ chiếu
Just Mini
bài Apr 20 2007, 02:07 PM
Bài viết #1


Rinkitori Tojimomi
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 125
Gia nhập vào: 7-February 07
Từ: nhà không số, phố không tên, đất nước không có trên bản đồ
Thành viên thứ.: 3



KÍNH VẠN HOA

Phổ chiếu


Herman Aihara


Lời giới thiệu

Vào đầu thập niên 90, toàn thể dân Mỹ sống trong tinh thần căng thẳng vì sợ chiến tranh hạt nhân, ung thư, AIDS.

Giữa lúc ấy, bác sĩ Anthony Sattilaro, giám đốc bệnh viện lớn nhất ở Philadelphia, trình bày trên màn ảnh truyền hình, trước nhiều ký giả đại diện cho nhiều tờ báo nổi tiếng, về thành quả tự trị lành ung thư đã di căn của mình ở tinh hoàn, bẹ sườn, xương sống và bàng quang bằng phương pháp Thực Dưỡng (Macrobiotics).

Mọi người thở phào nhẹ nhõm, như vớ được chiếc bè lúc sắp chết đuối. Hàng triệu người đổ xô đến thăm các trung tâm Vega (trung tâm Thực Dưỡng) rải rác trên toàn nước Mỹ để mong thuốc thần đem lại cho sức khoẻ hoàn hảo.

Cuốn Kính vạn hoa còn gọi là Phổ chiếu (Kaleidoscope) của Herman Aihara - người kế tục xuất sắc của Ohsawa - kịp thời tu bổ những sai sót của những môn sinh đã và đang thực nghiệm phương pháp Thực Dưỡng, giúp ổn định tâm tư một số người sắp nhập môn và đang tôn thờ Thực Dưỡng như tiên dược vạn năng.

Chỉ cần lắc nhẹ ống kính vạn hoa thì tức khắc mọi hình sắc bên trong đều đổi thay. Cũng thế, cuộc sống con người đổi thay theo luật tuần hoàn của vũ trụ, mặt trời, mặt trăng, sáng, chiều, xuân, hạ, thu, đông... trôi dạt theo từng làn sóng tư tưởng, và nhất là sức khoẻ của con người cũng thay đổi theo sự biến đổi đó, mà nguồn gốc là phẩm chất của các món ăn, thức uống.

Tác giả Herman Aihara đã tiếp bước tiên sinh Ohsawa đi du thuyết khắp nơi trên thế giới và cùng với Michio Kushi (hiện đang ở Massachusettes) tiếp tục phong trào Thực Dưỡng ở Mỹ và ở các nơi khác. Trong lúc đi thuyết giảng, ông trả lời rất nhiều câu hỏi của người nghe và các môn sinh. Từ kinh nghiệm của bản thân và từ những buổi tham vấn ấy, tác giả viết ra cuốn sách này.

Những ai muốn hiểu rõ bản chất phương pháp Thực Dưỡng, của Ohsawa, muốn học âm dương theo cách tiếp cận phương Tây, muốn thấu hiểu AIDS, ung thư theo nhãn quan y lý phương Đông, muốn khỏi mất thì giờ, tiền bạc vì bệnh tật..., xin mời đọc Kính vạn hoa (Phổ chiếu). Cuốn sách còn giúp bạn đọc hiểu nguồn gốc con người, hiểu thấu nguyên lý Thiền, để sống hợp với Đạo, với cõi đời vô tận, để sống vui với gia đình, bạn bè và với mọi người trên quả đất này bằng tấm lòng từ bi bác ái, bằng tấm lòng bao dung, đại đồng.

Cuốn sách bao gồm 63 bài ghi chép, bài giảng, tùy bút... độc lập, được viết trải dài theo địa lý (từ châu âu đến châu Mỹ) và theo thời gian từ tháng 1-1979 đến cuối năm 1985. Bạn đọc có thể đọc riêng từng bài như một câu chuyện độc lập. Cũng do vậy, bạn đọc sẽ thấy nhiều ý tưởng, sự kiện được trình bày lặp đi lặp lại trong nhiều bài. Tư tưởng chủ đạo của Thực Dưỡng - như tác giả trình bày trong sách đã ngày càng được minh chứng là đúng đắn và được các môn đệ phái Thực Dưỡng phát triển. Do vậy, để góp phần giúp bạn đọc tìm hiểu quá trình tư tưởng cũng như các giai đoạn phát triển của phong trào Thực Dưỡng, chúng tôi dịch gần như nguyên văn bản "Kaleidoscope" của tác giả Herman Aihara (George Ohsawa Macrobiotic Foundation, Oroville, California, 1986).


--------------------
Mini chan ga ichiban



..::Mini::..
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
Thelast
bài Apr 26 2007, 08:28 AM
Bài viết #2


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



34. Gandhi
Tháng 4 năm 1983


Chắc hẳn bạn đã xem những bộ phim về Gandhi. Nó sẽ cho bạn thấy một tinh thần đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, cũng như sự ngờ vực sâu sắc liên quan đến tính tự nhiên của con người, bởi vì thậm chí sự vĩ đại của Gandhi cũng không thể chữa lành bệnh bạo lực của con người. Dù sao, trước khi xem phim, bạn chắc đã đọc tiểu sử của Gandhi. ở đây, để bạn tham khảo, tôi trích vài lời giới thiệu trong cuốn sách mà tôi học được từ nhà văn người Pháp, Romain Rolland nhan đề Mahatma Gandhi (NXB Garland, 1973) và cuốn Tuổi trẻ vĩnh cửucủa George Ohsawa.

Trong toàn bộ cuộc đời, Gandhi theo đuổi chân lý và bên ngoài ông đấu tranh với sự bất công của chính phủ Anh. Vũ khí của ông là “sự bất hợp tác và bất bạo lực”. Gandhi có lẽ học được điều này từ “phong trào chống luật pháp” của Thoreau và Tolstoy. Chiến lược bất hợp tác của Gandhi và Uỷ ban của sự bất hợp tác, bao gồm:

Từ bỏ tất cả các chức vụ

Tẩy chay nền giáo dục Anh.

Không tham gia các đảng phái và các chức vụ chính quyền trong chính phủ Anh.

Không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ công dân hay quân sự nào.

Truyền bá học thuyết của Swadeshi (phong trào bài trừ hàng ngoại: Swa là bản thân hay cái tôi; deshi là đất nước. Vì vậy Swadeshi là sự độc lập dân tộc. Sự bất hợp tác thường được giải thích với cảm giác hẹp hơn là sự độc lập kinh tế).


Những nhà lãnh đạo nền công nghiệp Mỹ trong những năm 80, cũng theo đường lối của Gandhi tẩy chay hàng hóa Nhật, để giữ vững nền công nghiệp của họ.

Gandhi thuyết giảng học thuyết của Swadeshi chỉ để củng cố sự độc lập kinh tế của ấn Độ. Sự áp dụng đầu tiên học thuyết của Swadeshi là sự tẩy chay rượu châu Âu. Ông khẩn cầu những nhà buôn bán rượu dừng việc bán rượu ngoại. Toàn bộ ấn Độ đáp lại lời thỉnh cầu của Gandhi, nhưng có quá nhiều đám đông bắt đầu phá phách các cửa hàng rượu và buộc chúng đóng cửa đến nỗi Gandhi phải nói với họ: “Các bạn không cần phải cố gắng bắt buộc người khác bằng vũ lực”.

Bước tiếp theo của Gandhi là từ bỏ nhập khẩu quần áo vải bông, thay vì đó, ông khuyến khích dân ấn Độ sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình để may quần áo. Romain Rolland giải thích: “80% dân số ấn Độ làm nông nghiệp và thực tế không có công ăn việc làm 4 tháng trong một năm. Một phần mười dân số thường bị rơi vào nạn đói kém...”

Dù sao, Gandhi đã đi quá xa trong yêu cầu đốt cháy tất cả hàng hoá nhập ngoại ở Bombay vào tháng 8 năm 1921. Theo Rolland, Gandhi giải thích hành động này như sau: Các nguyên liệu được đốt cháy như một sự biểu lộ lòng căm thù với nước Anh, và là dấu hiệu sự quả quyết của ấn Độ để cắt đứt với quá khứ. Nó là ca phẫu thuật cần thiết”. Hành động này là nguyên nhân của những cuộc tranh luận giữa những nhà trí thức, người ủng hộ phong trào bất hợp tác.

Vì mục đích chính của Gandhi là thống nhất ấn Độ - điều đó nói lên sự thống nhất tất cả các tôn giáo, chủng tộc, đảng phái và các giai cấp nên ông nghĩ việc giảng dạy thống nhất là quan trọng và ông chọn trường gọi là Satyagrah Ashram (ashram có nghĩa là nơi của kỷ luật). Đặc tính của trường Ashram này là duy nhất bởi vì nó liên quan đến người dạy nhiều hơn là người học. Người thầy phải theo những lời nguyện sau:

Lời nguyện của chân lý: điều này vô cùng giống với điều kiện sức khoẻ số 7 của Ohsawa, đó là tính ngay thẳng (trung thực, lương thiện) và công bằng. Ohsawa nghĩ rằng tính ngay thẳng trong tất cả mọi thời đại là dấu hiệu quan trọng của sức khỏe, hạnh phúc và sự vĩ đại. Ohsawa khâm phục Gandhi chính bởi tính thẳng thắn của ông.

Lời nguyện không giết tróc (Ahimsa): Nhiều người bắt đầu việc ăn chay của mình từ điều này; tuy nhiên, họ không nhận ra rằng nếu họ dùng thuốc kháng sinh hay thực phẩm có phun thuốc trừ sâu thì họ đã vi phạm lời nguyện này rồi.

Lời nguyện sống độc thân: lời nguyện này không có nghĩa là không lập gia đình, mà ý là một người lập gia đình sẽ xem vợ mình như là một người bạn đời. Người đó không quan hệ tình dục với người khác, không chỉ về mặt thể xác, mà cả về mặt tinh thần, tôn trọng và giữ lời cam kết.

Làm chủ khẩu vị: Gandhi là một nhà vô địch của chế độ ăn uống Thực Dưỡng bởi vì ông chỉ ăn một lượng nhỏ lúa gạo và rau quả trong suốt cuộc đời mình. Thậm chí ông thề không uống cả sữa bò, bởi vì nó chống lại lời nguyện ashima. Ông tự soi xét bản thân sâu sắc và thú nhận ông đã khổ sở như thế nào khi ăn thịt.

Lời nguyện không trộm cắp: Ohsawa thường nói với chúng tôi rằng: sẽ là ăn cắp nếu chúng tôi sở hữu thêm nhiều quần áo, nhà cửa, hay thậm chí thực phẩm nhiều hơn số chúng tôi cần. Chúng ta ăn cắp chúng, thậm chí nếu chúng ta nghĩ mình đã trả tiền chúng. Ví dụ, nếu chúng ta ăn hơn một quả táo mỗi ngày, chúng ta đang ăn cắp quả táo của người khác bởi vì táo không đủ cung cấp cho toàn bộ dân số quả đất. Tương tự với thực phẩm động vật. Người giàu trả giá cao cho thức ăn và người nghèo không thể mua chúng. Chúng ta không suy nghĩ rằng điều này là ăn cắp nhưng ý thức của Gandhi về điều này là như vậy.

Lời nguyện không sở hữu: một trong những nguyên tắc mà Ohsawa dạy là hãy sống chỉ với những đồ vật hoàn toàn cần thiết. Vì vậy vào khoảng vào đầu những năm 70, nhiều kẻ híp pi bỏ nhà cửa và cố gắng sống không có vật sở hữu. Giờ đây, nhiều thanh niên Mỹ gia nhập lối sống đó, tức là ném đi mọi thứ sở hữu của mình. Các bậc cha mẹ Mỹ không hiểu rằng không sở hữu là một phẩm chất đạo đức ở phương Đông, nhưng lại là thứ điên rồ ở phương Tây.

Nhiều nhà tư tưởng cố gắng vô ích để thành lập các cộng đồng với nguyên tắc này. Có một cộng đồng ở Nhật đã thành công khi theo nguyên tắc này hơn 80 năm, gọi là Itto-En, thành lập bởi Tenko Nishida. Người sống ở trong cộng đồng này không sở hữu bất cứ thứ gì. Mọi thứ đều được sở hữu bởi cộng đồng.

Lời nguyện của Swadeshi: Gandhi dạy không sử dụng hàng công nghiệp và hàng hóa ngoại nhập. Nguyên tắc Thực Dưỡng dạy ăn thực phẩm đúng mùa và tại địa phương. Lời khuyên Thực Dưỡng cuối cùng của Ohsawa là nên dùng thực phẩm Thực Dưỡng chỉ trong vòng bán kính 50km. Nói cách khác, chúng ta nên giữ lời nguyện của Swadeshi trong ăn uống.

Lời nguyện không sợ hãi: theo Ohsawa, một người hoàn toàn tin tưởng vào Thượng đế (luật của vũ trụ) thì không sợ hãi. Vì vậy người ấy sống trung thực. Thêm nữa, tính không sợ hãi là đặc điểm của người đã đạt tới trí phán đoán siêu xuất.

Sự vô song của ashram không chỉ với lời nguyện của người thầy, mà cũng có những quy định đối với đệ tử:

Học viên được thừa nhận ở bất cứ độ tuổi nào; dù sao, họ phải thuộc Ashram trong toàn bộ khoá học, nó kéo dài khoảng 10 năm.

Học viên sống tách rời gia đình và không thăm cha mẹ.

Học viên mặc áo quần và ăn uống đơn giản, ăn chay nghiêm khắc.

Không có ngày nghỉ, mặc dù hàng tuần học có một ngày rưỡi cho công việc sáng tạo cá nhân.

Học viên đi bộ khắp ấn Độ trong 3 tháng một năm.

Tất cả học viên nghiên cứu đạo Hindu và những phương ngôn Dravidi cũng như năm ngôn ngữ viết tay ấn Độ, tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai.

Họ học nông nghiệp, dệt may cũng như lịch sử, địa lý, toán học, kinh tế và tiếng Phạn (Sanskrit).

Họ được học miễn phí.

Gandhi suy nghĩ phương pháp này như một động cơ chính của toàn bộ phong trào. Gandhi là một người có quyền lực như một nhà chính trị và người lãnh đạo tinh thần vào năm 1921. Mọi người coi ông như một vị thánh. Ông là nhà lãnh đạo vĩ đại mãi mãi của ấn Độ.

Bề mặt càng rộng, bề lưng càng lớn - đó là trật tự vũ trụ. Bề mặt của Gandhi là sự thành công của ông như một người lãnh đạo. Bề lưng là sự tương phản lý thuyết với Rabindranath Tagore. Tagore chỉ là một nhà thơ, nhưng ông tự xem mình là sứ giả tinh thần từ châu á tới châu Âu. Ông vừa quay lại từ châu Âu, nơi ông yêu cầu mọi người chung sức hợp tác để tạo ra một trường thế giới ở Santiniketan. Tinh thần bất hợp tác của Gandhi tương phản với cách suy nghĩ, tinh thần và sự hiểu biết của Tagore, cái được nuôi dưỡng bởi tất cả mọi nền văn hóa trên thế giới.

Gandhi cố gắng thống nhất ấn Độ vì sự từ chối nước Anh. Với Tagore thì điều này đối lập lại. Với ông, thống nhất là cái bao trùm và hiểu biết mọi thứ; do đó nó không thể đạt được thông qua sự phản đối. Tagore nghĩ thế kỷ hiện tại bị chi phối bởi văn minh Âu Tây bởi vì văn minh phương Tây có nhiệm vụ hoàn thiện. Nền văn minh phương Đông phải học từ văn minh phương Tây. Vì thiếu sự suy nghĩ này, nước Nhật bắt đầu thế chiến thứ II và bị thua trận. Sau khi thua trận, Nhật Bản cố gắng học mọi thứ từ phương Tây. Nhật Bản sử dụng thành thạo kỹ thuật, công nghệ phương Tây hơn hẳn các nước phương Tây và là nền kinh tế vĩ đại nhất trên thế giới.

Nếu chúng ta muốn tìm nhược điểm nào của Gandhi thì nó là sự loại trừ nền văn hoá phương Tây - trong khi Tagore từ chối sự phủ nhận văn hoá phương Tây. Tagore lo ngại sự phát triển của tinh thần loại trừ. Tagore không sợ Gandhi, mà ông sợ những kẻ mù quáng theo sau tư tưởng bất bạo lực của Gandhi trong phong trào chống lại nước Anh. Thực tế, tinh thần bài trừ đó thậm chí còn gây ra tinh thần chống Hồi giáo hay tinh thần chống đạo Hindu giữa những người ấn. Điều này là sự vỡ mộng lớn nhất của Gandhi và cuối cùng dẫn tới cái chết của ông.

Tự bản thân Gandhi không có tính bài trừ gì cả, mà sử dụng nó chỉ như là một chiến thuật để phục hồi lại ấn Độ. Nhưng chiến thuật này đã phá huỷ cả ấn Độ cũng như cả ông. Ohsawa, do đó, đã dạy chúng ta đừng bao giờ loại trừ.

Theo Ohsawa, bài học lớn nhất và đức hạnh cao cả của Gandhi là đã biết tự soi xét mình. Gandhi có lẽ đã làm xong công việc lớn hơn cả Phật hay Chúa Jesu. Dù sao, sự vĩ đại của ông không những là sự hoàn thành thuộc chính trị hay tính thánh thiện của ông, mà còn là sự tự soi xét mình và tính khiêm tốn. Gandhi luôn luôn tự đánh giá mình là kẻ nói dối, người vi phạm lời thề và người không khiêm tốn. Thú vị thay, người nghĩ mình là bình thường lại thường là con người vĩ đại. Gandhi là một con người vĩ đại. Ông luôn coi là lỗi của mình khi nào có người ấn liên quan tới hành động bạo lực và mỗi khi như vậy là ông bắt đầu làm trong sạch linh hồn mình bằng ăn kiêng. Ông ăn kiêng bởi vì ông nghĩ linh hồn mình xấu xa, tội lỗi. Tính tự xem xét bản thân của ông đã dẫn dụ 30 triệu người ấn mà chẳng cần đến quyền lực hay tiền bạc.

Gandhi nói: “Không có sự tự soi xét bản thân và tự làm trong sạch mình thì sẽ khó mà nhận ra chân ngã”.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này
..::Mini::..   Kính vạn hoa - Phổ chiếu   Apr 20 2007, 02:07 PM
..::Mini::..   [size=3][b]1.Thông điệp đầu năm 1980 [righ...   Apr 20 2007, 02:17 PM
..::Mini::..   [b]2. những bài giảng trong chuyến đi Châ...   Apr 20 2007, 02:30 PM
..::Mini::..   [b][size=3]3. Thị trấn jones [right][i]Tháng ...   Apr 20 2007, 02:34 PM
..::Mini::..   [size=3][b]4. Trung Hoa trở mình [right][i]Thá...   Apr 20 2007, 02:35 PM
..::Mini::..   [size=3][b]5. Nội Kinh, Chương 1 [right][i]Th...   Apr 20 2007, 02:38 PM
..::Mini::..   [size=3][b]6. chứng Bệnh âm thịnh [right][i...   Apr 20 2007, 02:42 PM
..::Mini::..   [size=3][b]7. câu chuyện về Sagen Ishizuka [r...   Apr 20 2007, 02:44 PM
..::Mini::..   [size=3][b]8. ấn Loát và món Tempura [right][...   Apr 20 2007, 02:46 PM
..::Mini::..   [size=3][b]9. câu chuyện về soba [right][i]Th...   Apr 20 2007, 02:48 PM
..::Mini::..   [size=3][b]10. Lòng tri ân [right][i]Tháng 4 n...   Apr 20 2007, 02:50 PM
..::Mini::..   [size=3][b]11. Năm người phụ nữ Mỹ Chuy...   Apr 20 2007, 02:51 PM
..::Mini::..   [size=3][b]12. Những suy nghĩ về tai nạn b...   Apr 20 2007, 02:52 PM
..::Mini::..   [size=3][b]13. chữa lành ung thư chưa đủ...   Apr 20 2007, 02:53 PM
..::Mini::..   [size=3][b]14. Nấu ăn với lòng từ ái [i][...   Apr 20 2007, 02:53 PM
..::Mini::..   [size=3][b]15. Sinh nhật george ohsawa lần th...   Apr 20 2007, 02:54 PM
..::Mini::..   [b]16. điều kiện thứ 7 của sức khoẻ ...   Apr 20 2007, 02:56 PM
..::Mini::..   [size=3][b]17. Quan niệm về kẻ thù [b]Mừn...   Apr 20 2007, 02:57 PM
..::Mini::..   [size=3][b]18. Một đêm tại trung tâm Vega [...   Apr 20 2007, 02:58 PM
..::Mini::..   [size=3][b]19. Khoản cá cược nặng đô [ri...   Apr 20 2007, 03:00 PM
..::Mini::..   [size=3][b]20. Một bệnh nhân ung thư hạnh ...   Apr 20 2007, 03:01 PM
..::Mini::..   [size=3][b]21. Từ bệnh tim đến bệnh ung t...   Apr 20 2007, 03:02 PM
..::Mini::..   [b]22. Chuyến du thuyết hè năm 1981 [right][...   Apr 20 2007, 03:03 PM
..::Mini::..   [size=3][b]23. nhỏ là mạnh [b]Hội chứng r...   Apr 20 2007, 03:06 PM
..::Mini::..   [size=3][b]24. Hoa Kỳ học tập từ Nhật B...   Apr 20 2007, 03:07 PM
..::Mini::..   [size=3][b]25. sự giáo dục của người m...   Apr 20 2007, 03:08 PM
..::Mini::..   [size=3][b]26. tại sao phương pháp Thực Dư...   Apr 20 2007, 03:11 PM
phannhathieu   Chị Trâm ơi, E định scan từ từ những...   Apr 20 2007, 04:40 PM
Thelast   [size=3][b]27. nền Kinh tế nước Mỹ [right...   Apr 25 2007, 02:59 PM
Thelast   [size=3][b]28. cốt tủy của Thực Dưỡng [...   Apr 25 2007, 03:11 PM
Thelast   [size=3][b]29. Nỗi sợ tylenol [right][i]Tháng...   Apr 25 2007, 03:13 PM
Thelast   [size=3][b]30. Chúc mừng năm mới 1983 [right...   Apr 26 2007, 07:55 AM
Thelast   [size=3][b]31. “lời Phán quyết” [right][i...   Apr 26 2007, 08:04 AM
Thelast   [size=3][b]32. lợi ích của muối [right][i]T...   Apr 26 2007, 08:08 AM
Thelast   [size=3][b]33. Bệnh tái phát [right][i]Tháng ...   Apr 26 2007, 08:11 AM
Thelast   [b]34. Gandhi [right][i]Tháng 4 năm 1983 Chắc...   Apr 26 2007, 08:28 AM
Thelast   [b]35. Nghệ thuật ăn uống phá lệ [right]...   Apr 26 2007, 08:31 AM
Thelast   [b]36. Từ suy nghĩ đến phán đoán [right]...   Apr 28 2007, 03:43 PM
Thelast   [size=3][b]37. Làm sao khắc phục lo sợ? [i]...   Apr 28 2007, 07:25 PM
Thelast   [size=3][b]38. Quan điểm quan trọng nhất c...   Apr 28 2007, 07:31 PM
Thelast   [size=3][b]39. Nguyên nhân của bệnh tật [r...   Apr 28 2007, 07:33 PM
Thelast   [size=3][b]40. Hãy cho tôi thời gian [right][i...   Apr 28 2007, 07:35 PM
Thelast   [size=3][b]41. Một cách phòng chống AIDS [ri...   Apr 28 2007, 07:39 PM
Thelast   [size=3][b]42. Chúc mừng năm mới 1984 [right...   Apr 28 2007, 07:41 PM
Thelast   [size=3][b]43. Người lãnh đạo Phong Trào T...   Apr 28 2007, 07:47 PM
Thelast   [size=3][b]44. Thực Dưỡng và y khoa: sự c...   Apr 28 2007, 07:50 PM
Thelast   [size=3][b]45. Thay đổi biến dịch ra sao [r...   Apr 28 2007, 09:12 PM
Thelast   [size=3][b]46. tưởng nhớ ohsawa lần thứ 1...   Apr 28 2007, 09:18 PM
Thelast   [size=3][b]47. Chuyến du thuyết đến thành ...   Apr 28 2007, 09:42 PM
Thelast   [size=3][b]48. Vài cảm nghĩ về hôn nhân (T...   Apr 29 2007, 10:35 AM
Thelast   [size=3][b]49. Các mục tiêu của phương ph...   Apr 29 2007, 10:40 AM
Thelast   [size=3][b]50. Một cộng đồng lạ thường...   Apr 29 2007, 10:46 AM
Thelast   [size=3][b]51. Tại sao tôi đến trái đất ...   Apr 29 2007, 10:52 AM
Thelast   [b]52. tình bằng hữu [right][i]Mùa thu năm ...   Apr 29 2007, 10:54 AM
Thelast   53. Tâm thanh tịnh [right][i]Tháng 10 năm 198...   Apr 29 2007, 11:00 AM
Thelast   [b]54. Tinh thần Thực Dưỡng ohsawa [right][...   Apr 29 2007, 02:28 PM
Thelast   [size=3][b]55. Nắm Giữ và từ bỏ Cuộc n...   Apr 29 2007, 02:33 PM
Thelast   [size=3][b]56. Sức khoẻ thực sự [right][i]...   Apr 29 2007, 02:39 PM
Thelast   [size=3][b]57. Chúc mừng năm mới, 1985 [righ...   Apr 29 2007, 02:44 PM
Thelast   [size=3][b]58. Tai hoạ tiềm ẩn của phươn...   Apr 29 2007, 02:48 PM
Thelast   [size=3][b]59. âm dương là gì? [right][i]Thá...   Apr 29 2007, 02:50 PM
Thelast   [size=3][b]60. “Ohsawa sẽ tới!” [right...   Apr 29 2007, 02:53 PM
Thelast   [b]61. Bệnh bị nhiễm qua đường sinh dụ...   Apr 29 2007, 02:56 PM
Thelast   [size=3][b]62. trí phán Đoán Siêu Xuất [rig...   Apr 29 2007, 02:59 PM
Thelast   63. Bản CHất mới của phương pháp Thực...   Apr 29 2007, 03:01 PM


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 13th June 2024 - 05:04 PM