![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,138 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Ngoài gạo lứt, chúng ta đã biết giá trị thượng thặng bất khả tư nghì của Miso và Tamari, chúng ta cũng dư biết là giải pháp đạm - protein, của chúng là tuyệt vời; song, còn cái cảm giác nhai: ròn ròn dai dai... thì sao?
Tại sao con người lại thích cái cảm giác này tới mức cho đủ thứ gia vị hoá chất độc hại như là hàn the... vào thực phẩm? Nhờ công phu thiền quán tôi phát hiện ra cái "cảm giác" đó là có thực, NÓ làm cho tâm thức của con người PHÊ và LẠC, nó giúp trí óc được thư giãn tối đa, rất dễ chịu, rất là lạc thú... đây là loại LẠC thú của miệng... giống như tôi khám phá ra lạc của đại tiện ở vành hậu môn... ở chất lượng của phân. Người ta chỉ lưu ý bạn tới chất lượng của những thứ ăn vào; tiên sinh Ohsawa cung cấp thêm chất lượng của đầu ra, đó là một sự hoàn hảo; từ đây chúng ta phát hiện ra cánh cửa của địa ngục và thiên đàng; chúng ra sẽ không còn bị nhầm lẫn. Phải quan sát tinh tế, thật tinh tế để không bị dính với cái đang xảy ra - là con đường để có tuệ giải thoát. Theo các bậc minh sư thì các giác quan của chúng ta rất cần thức ăn, rằng không nên để chúng chết đói, nhưng điều quan trọng là phải cho chúng ăn những thức ăn thích hợp để làm giảm tham ái của mỗi giác quan, trừ phi điều này được làm, bằng không sẽ khó mà kiểm soát được những xung đột, sẽ không thể nào có sự có sự nhu thuận và an lạc của tâm. Nếu chúng ta muốn tiến bộ tâm linh, chúng ta phải thực hiện những nỗ lực cần thiết để khám phá ra sự ham thích dục lạc của chúng ta nó khởi lên từ chỗ nào và vì sao. Kinh Pháp Cú có nói: Người sống chỉ nghĩ đến dục lạc ngũ trần, không chế ngự các căn (giác quan) ăn uống không tiết độ, lười biếng và trì trệ, người ấy sẽ bị ma vương khuất phục, như cây mềm yếu trước gió vậy. Đây không phải là việc dễ làm; chúng ta phải kiểm soát các giác quan của mình thế nào? Có phải bằng cách nhắm mắt, bịt tai, hay bằng cách không nhận thức trần cảnh? Chắc chắn không phải như vậy. Đức Phật dạy chúng ta sống với nhận thức và hay biết cái gì khởi lên trong tâm.... và chỉ còn là XẢ, và "xả" thì sinh trí tuệ giải thoát ngay trong giây phút đang. Từ lâu nay tôi cứ băn khoăn về mì căn; làm rất là công phu từ bột mì, khá bổ dưỡng và ăn rất chi là khoái khẩu nếu biết cách chế biến, hiện nay trên thị trường người ta mới chế biến ra giò và chả...họ cho nhiều mì chính làm từ nấm rất âm ... và bỏ cực kỳ nhiều dầu (14 - 1/3nguyên liệu), cho nên cũng không dám mua dùng... tôi chưa nghĩ ra được cách gì làm ra nhiều món ăn ngon và nhất là sau khi làm ra mì căn sống hầu như thấy nó nhạt toẹt và dai dai như là cao su....tôi rất thích ăn món bóng bì lợn xào vào dịp tết; hôm nay chị Hà đã làm thành công theo công thức dịch trong sách của Michio Kushi do bác Hưng ở Úc gửi về; Chúng tôi phải mời bác Hưng từ Úc về Hà Nội giao lưu và ăn món ăn làm từ sách được làm từ trong các quyển sách do bác gửi về... Cách làm:: 1 kg bột mì lứt là tốt nhất (làm từ bột mì trắng cũng được), tỉ lệ hai bát con nước lạnh đầy gần tận miệng; chút muối; nhão thật kỹ; nhóm bạn làm mì căn cả mấy chục kg đã mua cái máy nhào bột mì của Đài Loan gì đó có công suất vài chục kg bột... Nhào xong đem ủ lại 1 -2 giờ; xả nước vào rửa sạch bột bám, rửa vò mạnh tay như vò quần áo, rửa đi rửa lại cho sạch, bột bỏ đi có thể dùng làm món ăn khác hay là tưới rau ?... 1 kg bột còn khoảng 300 gam mì căn sống; Đem mì căn này đun trong nước, cho một miếng phổ tai và tamari trong 60 phút; cho thêm cả gừng nghiền; ta có một món mì căn chín thơm ngon này nó sẽ như là một miếng thịt chay lý tưởng nhất để chế biến bất cứ món ăn nào ... Nhất là làm phở mà đặt miếng "thịt" thái lát này lên thì hoàn toàn mãn nguyện sâu xa: mùi vị thơm ngon bổ dưỡng cho ta cảm giác về sự đầy đặn và ấm áp của bát phở mà chúng tôi đã có dịp nêu lên ở trang web này. Với những người ăn chay đây là một trong những món ăn có thể nói là cực kỳ khoái khẩu và hấp dẫn, nó có thể chinh phục được những người ăn mặn khó tính nhất. Nếu trời lạnh không cần cho chanh và bột nhào và có thể để khối bột đã nhào kỹ qua đêm rồi sớm sau xả nước... Nếu không đem luộc theo cách trên loại mì căn sống đó bạn có thể bỏ vào ngăn đá lạnh và dùng dần...có thể làm nhiều món ăn ngon lành khác nhau. Tuy nhiên lưu ý mì căn ăn kiểu này mà không biết cách sử lý phần "bỏ đi" gồm nước và bột mì lắng đọng lại... thì ta sẽ vi phạm trật tự vũ trụ vì nguyên tắc ăn hoàn toàn... ăn như thế là chỉ ăn có một phần thực phẩm... -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,138 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Tất cả những gì bạn khen đều là ở trong sách tớ ghi lại thôi mà; chỉ có các bậc thầy đã giác ngộ mới biết chỗ nào là trí tuệ của đệ tử đã hoạt động; chỗ nào là lấy trong sách hay là dùng ý kiến phát minh của người khác; cho nên khi khen ai mà không có trí tuệ đó thì lời khen vẫn chứa tâm si ở trong; hãy cẩn thận lời khen vô minh của bạn.
Có rất nhiều "phát minh" của người khác ta chỉ như con vẹt, thế mà người khác nghe ta nói là dồ lên khen tặng làm cho bản ngã tăng trưởng và tâm trở nên gian lận hám hợi; cho nên khi nhắc lại ý kiến của người khác hay đọc trong sách nào; ta nên chú giải kèm theo: đây là ý của ai, đây là do đọc trong sách nào... như thế bạn mới biết cách tu ngay trong lòng cuộc sống; khi viết sách, hay sống tôi cũng cố gắng đi theo chiều hướng đó - đây là vốn liếng tu tập từ tiền kiếp, là thói quen ... và nếu SỐNG trên những lời khen như thế tâm vô minh - bản ngã sẽ đi theo mấy đứa khen đó và chả chịu tu tập nội tâm, nó chả thấy cái gì hiện lên trong tâm nó khi nghe tiếng khen chê của người khác. Khen chê là đối đãi của người thế gian; khi trưởng thành hơn thầy ở trường thiền cũng khen chê mình nhưng thực ra chúng chỉ là đề mục để cho mình biết cách quán tâm, biết cách đi ra khỏi khen chê, để khỏi bị dính bám vào khen và chê chứ không phải là cách thức khen chê thông thường. Biết điều này ngài thiền sư ở Miến rất khen tôi: ngài bảo là cô này hết tà kiến là cô ấy đi nhanh lắm; với sự dìu dắt của thầy tôi nhận ra rõ ràng con đường thoát khổ... phải có sự thị hiện của thầy, ta mới hay khi một người sống với cái tâm xả cực mạnh thì toàn bộ đời sống của thầy mới khác xa như thế với chúng ta... và sống gần thầy ta được "lây" trực tiếp cái cách sống đó "sang ta" và ở mức độ cao nhất nó chính là tâm truyền: tâm truyền tâm là vậy; đệ tử của Phật còn phải sống gần Phật 5 năm liền được Phật "ấp ủ - ấp trứng" 5 năm liền mới ra được chú vịt Phật con chíp chíp đi dạy thiền dạy Pháp cho bá tánh... Thầy tôi được ngài Shwe Oo Min "ấp ủ" trong tình thương và trí tuệ của thầy như thế nhiều năm và sau đó ngài SOM mới bảo thầy đi dạy thiền; lúc đó thầy còn trẻ - tuổi hạ ít hơn những đệ tử khác của thầy mình... vì thế thầy tôi vừa trí tuệ và từ ái chí ít nó là được nối từ thầy của mình....thầy tôi là dân ăn nhậu buôn bán ở ngoài chợ, à dân tứ đổ tường... thầy không giống ai và cực kỳ nhạỵ bén....thiền sinh Việt Nam có duyên học thiền với thầy nhiều người rất yêu quí thầy.... Cảm ơn vì câu hỏi,để việc đưa vào sách sẽ chính xác hơnn: là nước lạnh chứ không phải là nước nóng. Ngọc nhà này hơn một năm gần đây cũng không chịu nhá cơm lứt "như bò" mà phải nấu riêng cơm trắng một nồi và nó sẵn lòng ăn cơm cám; lần nào cũng bỏ vào đó ít cám. Cho nên tớ cũng không ái ngại cho cô con gái ăn uống thiếu chất. Ở Nhật cũng có những người ăn uống kiểu như vậy. Tuy nhiên đó không phải là con đường tốt nhất, đây là giải pháp tình huống; có còn hơn không. Đôi lúc tôi cũng khoái ăn cơm trắng một bữa vì ăn được nhiều; đây là một sự thật và gạo lứt chính là con đường giải thoát cho những người đói khát trên thế giới; những người gạo lứt là những người tốt lắm: họ ăn rất ít và số gạo dư ra đó ai hưởng? chắc chắn không phải họ rồi. -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 6th July 2025 - 04:43 PM |