![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 57 Gia nhập vào: 26-September 08 Từ: Hanoi Thành viên thứ.: 1,099 ![]() |
Một lần, Phật đi giáo hóa vùng Bà La Môn, Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật và chửi Phật. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo sau chửi. Thấy Phật thản nhiên làm thinh , họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:
- Cù-đàm có điếc không? - Ta không điếc. - Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi? - Này Bà la môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai? - Quà ấy về tôi chứ ai. -Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi. Người kêu tên Phật chửi mà Ngài không nhận. CÒn chúng ta , những lời nói bóng, nói gió ở đâu đâu cũng lắng tai nghe, để buồn để giận. Như vậy mới thấy những lời cuồng dại của chúng sanh Ngài không chấp không buồn. CÒn chúng ta do si mê, chỉ một lời nói nặng nói hơn, ôm ấp mãi trong lòng, vì vậy mà khổ đau triền miên. CHúng ta tu là tập theo gương Phật, mọi tật xấu của mình fải bỏ, những hành động lời nói không tốt của người, đừng quan tâm. như thế mới được an vui. TRong kinh, Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rời xuống ngay mặt người phun. Thế nên có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Từ đây về sau quí vị có nghe ai nói gì về mình, dù tốt hay xấu, chớ nên thọ nhận thì sẽ được an vui. Tuy có chướng duyên bên ngoài mà chúng ta biết hóa giải, không thọ nhận, đó là tu. Không fải tu là cầu an suông, mà fải có người thử thách để có dịp coi lại mình đã làm chủ được mình chưa. Nếu còn buồn giận vì một vài lí do bất như ý bên ngoài. Đó là tu chưa tiến. Đa số chúng ta có cái tật nge người nói không tốt về mình qua miệng người thứ hai , thứ ba, thì tìm phăng cho ra manh mối để thọ nhận rồi nổi sân si phiền não, đó là kẻ khờ, không fải người trí. Nguồn Hoàng Thuỳ Linh's blog
|
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
![]() The last... ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 1,324 Gia nhập vào: 10-February 07 Thành viên thứ.: 4 ![]() |
Làm sao giải quyết sân hận?
Sân hận là vấn đề rất phức tạp của nhân loại. Người ta tìm mọi cách để biện hộ cho sân hận chớ ít có ai chịu nhìn lại chính mình để giải quyết vấn đề. Một trong nhiều cách biện hộ là đổ thừa (projection), thí dụ như ta hay nghe nói: “Người đó chọc tôi giận chớ tự nhiên tôi đâu có giận.” Cách khác nữa là muốn diệt trừ những gì chướng tai gai mắt (reaction formation) để mình không còn cơ hội để giận. Thực tế là những cái làm cho ta bực bội lại là sở thích của kẻ khác. Khi ta đụng chạm tới quyền lợi, sở thích kẻ khác thì sẽ dễ gây ra nguyên nhân của xung độ và chiến tranh. Từ đó cái giận này sẽ kéo theo cái giận kia. Thiên Chúa giáo giải quyết vấn đề sân hận qua cái chết của Chúa Jesus trên thập tự. Nhiều người nghiên cứu đạo Chúa thấy có nhiều mâu thuẫn. Chúa có quyền năng dẹp cơn bão, biến sỏi đá thành bánh mì và làm người chết sống lại, tại sao lại để bị đóng đinh thê thảm trên thập tự mà không ra tay trừng phạt kẻ phản bội hành hạ mình. Như vậy Chúa có yếu đuối, bất lực trong giờ phút lâm chung không? Câu trả lời là không. Cái chết đó chứng tỏ Chúa có sức mạnh phi thường. Ðó là sức mạnh của sự tha thứ. Phật trước khi nhập niết bàn thốt ra: “Trong 49 năm thuyết pháp Như Lai chưa từng nói một lời”. Chúa thì chịu chết một cách đau khổ trên thánh giá. Phật và Chúa muốn chỉ cho con người sức mạnh vô hình của nội tâm. Nói theo đạo Phật thì Chúa Jesus có lòng từ bi bao la, chịu chết trong đau khổ để chỉ đường làm gương cho nhân loại vượt khỏi sân hận, mở đường tìm hiểu, thông cảm và thương yêu lẫn nhau. Nếu Chúa cho sét đánh chết kẻ hành hạ mình thì đó là gương trả thù chớ không phải gương tha thứ. Thật đáng buồn thay khi thấy những người sống trên thánh địa không nhận thức được gương xưa mà dùng máu để trả thù nợ máu. Phật giáo có hai cách giải quyết sân hận, gián tiếp và trực tiếp. Tục ngữ có câu: gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Muốn hết sân hận thì nên tránh xa những người hay hoàn cảnh tạo sân hận cho ta và tìm đến nơi nào tạo cho ta sự thanh nhàn trong tâm hồn. Ði Chùa, tụng kinh, niệm Phật là những phương tiện gieo nhân lành trong tâm hồn ta. Ngay cả đạo Chúa khuyên con chiên đi nhà thờ vào ngày cuối tuần cũng không khác gì mục đích trên. Suy nghĩ của con người chỉ có thể chú tâm đến một điều, khi nghĩ thiện, làm thiện thì cái ác không có chỗ để vào. Cách trực tiếp là thiền (meditation). Thiền có nghĩa là lắng đọng soi lại chính mình (self reflection), quan sát những suy nghĩ của mình để trị căn bịnh sân hận tận gốc, trị từ suy nghĩ chớ không để lan ra lời nói và hành động. Thiền nói chung, là một cách tu tâm không riêng gì ở đạo Phật mà có ở nhiều đạo khác. Bất kể tôn giáo nào khi người tu thiền đạt đến kết quả thì họ đều nhận thức rằng thánh địa hay niết bàn không có bên ngoài mà hiện diện ở trong tâm con người. Cho nên thiền cũng là đi hành hương đất Phật hay đất thánh chính trong tâm ta. Muốn giải quyết sân hận chúng ta phải vượt qua khỏi cái đối đãi (duality), vượt khỏi cái thiện và ác. Nhiều người đọc sách thiền rất khó chịu bởi những câu nói lạ kỳ của các thiền sư. Thí dụ như câu: “Không nghỉ thiện, không nghỉ ác đó là bộ mặt thật của ông”. Cái hiểu thông thường là phải bỏ ác quy thiện. Tại sao lại bỏ luôn cái thiện? Quý vị nghĩ thế nào khi người cha bạt tay đứa con vì nó không chịu bố thí như ông dạy nó, như vậy ông ta có thể giúp nó hiểu được lòng nhân từ không? Ông ta có ý nghĩ tốt thật đó nhưng hành dộng quá khích chỉ tạo ra căm hận chớ không làm nẩy sinh từ bi được. Khi ta cố chấp cái thiện cho là tuyệt đối đúng và buộc người khác theo thì nó sẽ trở thành ác rất nhanh. Nếu ta quẹo phải để đến chợ, người đối diện ta phải quẹo trái. Ta không thể bắt họ quẹo phải như ta được. Người nhận thức được như vậy thì sống gần gũi với chân lý (lý lẽ chân thật cho mọi người bất kể tôn giáo, màu da, sắc tộc). Người đó sẽ mở mang được khả năng thông cảm, danh từ Phật giáo gọi là trí tuệ. Từ thông cảm sẽ nảy sanh lòng nhân từ. Chỉ có trí tuệ và lòng nhân từ mới giúp thế giới sống trong hòa bình. -------------------- The last |
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 9th July 2025 - 09:49 AM |