![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 57 Gia nhập vào: 26-September 08 Từ: Hanoi Thành viên thứ.: 1,099 ![]() |
Một lần, Phật đi giáo hóa vùng Bà La Môn, Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật và chửi Phật. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo sau chửi. Thấy Phật thản nhiên làm thinh , họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:
- Cù-đàm có điếc không? - Ta không điếc. - Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi? - Này Bà la môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai? - Quà ấy về tôi chứ ai. -Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi. Người kêu tên Phật chửi mà Ngài không nhận. CÒn chúng ta , những lời nói bóng, nói gió ở đâu đâu cũng lắng tai nghe, để buồn để giận. Như vậy mới thấy những lời cuồng dại của chúng sanh Ngài không chấp không buồn. CÒn chúng ta do si mê, chỉ một lời nói nặng nói hơn, ôm ấp mãi trong lòng, vì vậy mà khổ đau triền miên. CHúng ta tu là tập theo gương Phật, mọi tật xấu của mình fải bỏ, những hành động lời nói không tốt của người, đừng quan tâm. như thế mới được an vui. TRong kinh, Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rời xuống ngay mặt người phun. Thế nên có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Từ đây về sau quí vị có nghe ai nói gì về mình, dù tốt hay xấu, chớ nên thọ nhận thì sẽ được an vui. Tuy có chướng duyên bên ngoài mà chúng ta biết hóa giải, không thọ nhận, đó là tu. Không fải tu là cầu an suông, mà fải có người thử thách để có dịp coi lại mình đã làm chủ được mình chưa. Nếu còn buồn giận vì một vài lí do bất như ý bên ngoài. Đó là tu chưa tiến. Đa số chúng ta có cái tật nge người nói không tốt về mình qua miệng người thứ hai , thứ ba, thì tìm phăng cho ra manh mối để thọ nhận rồi nổi sân si phiền não, đó là kẻ khờ, không fải người trí. Nguồn Hoàng Thuỳ Linh's blog
|
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
![]() The last... ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 1,324 Gia nhập vào: 10-February 07 Thành viên thứ.: 4 ![]() |
Chúng ta từ khước Ánh Sáng chớ Ánh Sáng không bao giờ rời ta.
Khi chúng ta lắng dừng mọi tư tưởng thiện ác, đúng sai để quán chiếu lại cái giận thì chúng ta sẽ hiểu rằng những phản ứng của sự giận dữ chẳng qua là một cố gắng trở về cái trạng thái mà Thiên chúa giáo gọi là vườn địa đàng và Phật giáo gọi là niết bàn. Vì con người bị vật chất làm mờ mắt nên chỉ thây có con dường duy vật để giải quyết vấn đề, từ đó sanh ra khổ đau. Thay vì giải quyết cơn giận để trở về trạng thái quân bình, người giận muốn tiêu diệt kẻ làm mình giận. Cảm tử quân tự tử và giết kẻ thù trong đau khổ tột cùng tạo nên bởi oán hận. Người cảm tử quân có cái ảo tưởng rằng sau khi chết họ sẽ trở về sự an ổn ban đầu, hay thiên đàng. Khi ta giận ta có những cử chỉ lời nói làm cho đối phương giận như ta, với cái ảo tưởng rằng đối phương sẽ thông cảm cho nỗi đau khổ của ta. Nếu ta được thông cảm sẽ thấy ít đau khổ hơn. Nhưng nếu ta muốn bớt đau khổ bằng cách tạo cái khổ cho người khác thì không thể nào ta hết đau khổ được vì người bị ta làm khổ sẽ tìm cách trả lại cái khổ đó cho ta. Từ đó sanh ra cái vòng lẩn quẩn (vicious cycle), cái khổ nhỏ sẽ trở thành cái khổ lớn. Nói một cách khác trong lúc giận ta muốn được gần gũi với đối phương nhưng trong một hoàn cảnh bất lợi cho đôi bên vì thái độ oán hờn của đôi bên sẽ đẩy hai ngườiï ra xa hơn. Phật giáo gọi đó là vô minh. Vô minh là nguyên nhân của chuỗi nghiệp nhân quả, còn gọi là luân hồi. Nếu ta hiểu được như vậy, dừng cái giận ngay nơi gốc của nó (tư tưởng) thì ta sẽ hướng về con đường đạo. Ðạo Phật gọi là quy y, có nghĩa là trở về, còn đạo Chúa thì gọi là rước Chúa vào tâm hồn ta. Oán hờn được nẩy sanh khi con người cảm thấy bị từ khước (rejection). Khi ta dùng ánh sáng trí tuệ quán xét lại cơn giận ta sẽ thấy chính ta nuôi dưỡng cái oán hận ta bị từ khướt, ta bị coi thường khi ta theo những suy nghĩ hận thù trong tâm ta. Tiếng chửi mắng hay hoàn cảnh làm ta giận chỉ xảy ra trong một chốc nhưng sở dĩ ta đau khổ triền miên là vì ta nuôi dưỡng những ý nghĩ oán hận trong tâm ta ngày này qua ngày kia. Như vậy kẻ thù ta không có đủ sức mạnh làm ta khổ mà chính ta nuôi dưỡng cái khổ đau của oán hận trong tâm hồn ta. Khi làm như vậy là ta từ khước Ánh sáng, ta từ khước sự nhẹ nhàng của tha thứ và ta từ khước nhip cầu thông cảm giữa ta và đối phương. Khi từ khước Ánh sáng, trong tâm ta bị mù mờ, ta dễ bị quên hay phân trí, và có thể có những hành động bất thường. Ta còn cảm thấy bị mặc cảm, dễ nẩy sinh ra tình cảm bi quan chán chường. Không có Phật hay Chúa nào nhẫn tâm trừng phạt con người, ngược lại chính con người từ khước Phật hay Chúa, biện hộ cho cơn oán hờn rồi tạo khổ cho nhau. Con người không có can đảm thay đổi chính mình để nhận diện những tính chất tốt đẹp của Phật hay Chúa trong mình. Những tính chất đó là lòng nhân từ rộng lượng tha thứ (từ bi hỷ xả) và thông cảm đối phương (trí tuệ). Trích từ "Làm thế nào để chinh phục sân hận"
Thái Minh Trung, M.D. Theo nguồn "Thư viện hoa sen" -------------------- The last |
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 9th July 2025 - 09:35 AM |