![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 104 Gia nhập vào: 28-December 08 Thành viên thứ.: 1,491 ![]() |
Giấy vệ sinh siêu mềm là thứ mà chúng ta chỉ sử dụng trong vài giây, song những tác động tiêu cực của nó đối với môi trường có thể kéo dài hàng thế kỷ, hơn cả một chiếc ôtô.
Theo thống kê của Hội đồng Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (một tổ chức bảo vệ môi trường có trụ sở tại New York, Mỹ) thì 98% nguyên liệu để sản xuất giấy vệ sinh siêu mềm ở Mỹ tới từ các khu rừng nguyên sinh. Trong quá trình sản xuất giấy, các nhà máy sử dụng nhiều hóa chất độc hại và chúng được thải ra ngoài không khí, đất, nước. Tại châu Âu, chỉ khoảng 40% giấy toilet được sản xuất từ các sản phẩm tái chế. Gỗ là nguyên liệu để sản xuất phần còn lại. Allen Hershkowitz, một nhà khoa học thuộc Hội đồng Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phát biểu: “Giấy vệ sinh là loại sản phẩm mà chúng ta chỉ sử dụng trong vài giây nhưng để lại nhiều tác động sinh thái vô cùng to lớn. Các thế hệ tương lai sẽ cho rằng cách chúng ta sản xuất giấy vệ sinh là một trong những hành động gây lãng phí nhất trong thời đại của chúng ta. Sản xuất giấy vệ sinh từ gỗ rừng nguyên sinh là một trong những việc đáng sợ hơn lái xe Hummer, nếu xét về phương diện phá hoại môi trường”. Tổ chức Green Peace vừa phát động một chiến dịch tuyên truyền về những tác động sinh thái của giấy vệ sinh siêu mềm nhằm đối phó với chiến dịch tiếp thị rầm rộ của các nhà sản xuất giấy vệ sinh. Mỹ là nước dùng nhiều giấy vệ sinh nhất thế giới. Tính trung bình thì khối lượng giấy vệ sinh mà một người Mỹ sử dụng trong một năm gấp 3 lần một người dân Anh và khoảng 100 lần người dân Trung Quốc Trước làn sóng chỉ trích của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhiều công ty sản xuất giấy vệ sinh tại Mỹ đã lên tiếng. Chẳng hạn, hãng Kimberly-Clark khẳng định họ mua gỗ của các trang trại tư nhân tại Canada để làm giấy, chứ không khai thác trong rừng. Minh Long (theo Daily Mail) |
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
![]() Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Moderator Bài viết: 212 Gia nhập vào: 15-March 07 Thành viên thứ.: 11 ![]() |
Bên cạnh nhà tôi có một con sông. Cách đây 10 năm, tôi thường ra sông tắm, nước sông xanh và sạch lắm. Thế nhưng không hiểu vì lý do gì, nước sông ngày càng đen hơn hôi hơn. Cũng từ đó, tôi không còn ra sông tắm nữa. Mỗi lần nghỉ học về quê, lại nghe ngày càng nhiều tin vui thì ít mà buồn thì nhiều. Người ta xây nhà càng an khang hơn, đẹp hơn. Nhưng hiều người chết vì bệnh nhiều hơn, nhất là chết vì bị ung thư, nhiều người trong số họ chết rất đau đớn... Tôi tự hỏi rằng, họ chết vì thức ăn có chứa hàn the, focmon hay là chết do dòng nước ô nhiễm? Gần đay tôi lại về quê, mở nưóc máy ra xài. Thấy nước sắp có mùi hôi, chảng lẽ sự ô nhiễm đã tác động đến nguồn nứớc. Tôi càng nghĩ càng lo sợ, đâu là chốn dung thân của con người khi tất cả đều là vùng đất chết!
Câu chuyện về "cái chết của sông Thị Vải" vần chưa phải là câu chuyện cuối cùng, rồi đây sẽ có nhiều dòng sông chết hơn, nhiều người bị ung thư hơn, nhiều căn bệnh di truyền hơn... Chúng ta đã vay nợ quá nhiều vào thiên nhiên nay phải trả nợ với giá rất đắt. Thậm chí con cháu chúng ta dù không vay cũng phải trả.... Chúng ta có quyền hi vọng, nhưng nó chỉ thành sự thật khi có hành động. Đừng thấy cái nhỏ mà bỏ qua, qua thời gian tích lũy sẽ không gì cứu vãn nổi. (Sưu tầm)
|
|
|
![]() ![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 13th July 2025 - 10:16 AM |