IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

9 Trang V  « < 5 6 7 8 9 >  
Reply to this topicStart new topic
> Mắt của kẻ ác = Tam bạch đản, Thuật dưỡng sinh và đời người qua tướng mắt
leos73
bài Oct 12 2013, 09:26 AM
Bài viết #61


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 229
Gia nhập vào: 22-August 10
Từ: thanh hóa
Thành viên thứ.: 24,947



SỮA
Từ ngàn xưa, người Trung Hoa, người Nhật bản và cả người Ấn độ không uống sữa súc vật. Ngay cả thời đại này vẫn còn hàng tỷ người Á Đông vẫn uống trà hàng ngày mà chẳng pha thêm sữa hoặc đường bao giờ.
Thế thì tại sao người Tây phương ngày nay lại thần thánh hoá việc uống sữa như là một hành vi tôn giáo? chỉ có con bò con mới uống sữa bò mẹ, không có lý do gì để con người lại đi uống sữa loài vật, nhất là sữa một con vật thua kém con người về đủ mọi phương diện.
Dân tộc Á Đông tránh không uống sữa bò không phải vì lý do tình cảm mà họ tôn trọng các định luật sinh vật thiên nhiên của trật tự vũ trụ. Sữa bò mẹ là thức ăn cần thiết cho bò con trước thời kỳ mọc răng. Khi răng mọc rồi, bò mẹ không còn cho con bú và con cũng thôi không bú nữa. Giống bò, giống chó sẽ dứt sữa khi con chúng đã mọc răng. Mọi súc vật khác cũng thế.
Câu nói “Sữa dùng cho trẻ em” làm căn bản cho lý thuyết dinh dưỡng chỉ là một đòn tâm lý có mục đích thương mại đánh trên mặt tình cảm và mê tín của con người. Tỷ lệ tử xuất ở các em nuôi bằng sữa bò cao hẳn tỷ lệ ở các em nuôi bằng sữa mẹ. Đành rằng, sữa loài vật có thể cải thiện để nâng cao về phẩm và hạ thấp tỷ lệ từ xuất xuống, nhưng chẳng thể nào biến hẳn chúng thành y hệ như sữa người được. Đó là luật của thiên nhiên. Đứa bé nuôi bằng sữa bò về phương diện sinh vật và sinh lý cũng chỉ là bà con của con bò. Nó kém cỏi hẳn những đứa bé nuôi bằng sữa mẹ về mọi phương diện trí tụê, tinh tế, xã hội và tâm linh. Người mẹ ở Á Đông, từ xưa đã bắt buộc theo truyền thống phải được giáo huấn nhiều điều về mặt sinh vật học và thai học, trong suốt khoảng thời gian từ khi mới mang thai cho đến ngày con thôi bú. Đứa bé hoàn toàn được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ mà thôi. Bắt buộc người mẹ phải có một đời sống cùng các hoạt động hàng ngày, cả thức ăn, sách đọc, tư tưởng phải phù hợp với duy nhất nguyên lý, trật tự của vũ trụ.
Trường hợp người mẹ bị chết hoặc không có sữa cho con bú, người cha bắt bụôc phải kiếm cho đứa bé một người nhũ mẫu. Người này cũng phải được chọn lựa kỹ lưỡng, không những từ nguồn gốc gia đình mà còn cả về gia đình người chồng bà ta nữa, ngoài ra còn phải lành mạnh cả tinh thần lẫn thể xác, từ cá tính đến tính cách sinh hoạt hàng ngày, cuối cùng còn phải là người trung thành và quan trọng hơn hết là các điểm chính trong lá số tử vi của bà nhũ mẫu: bà phải là người mạnh khoẻ, hoạt động, có óc sáng tạo, thông minh và đạo đức. Người mẹ Đông phương chẳng bao giờ giao cho con người nhũ mẫu nào thiếu những điều kiện trên. Người đông phương hiểu rằng sự giáo huấn lúc đầu và sự nuôi dưỡng buổi ban sơ của một đứa bé sơ sinh quan trọng hơn hẳn gấp bội việc chọn trường cho nó theo học sau này.
Phẩm lượng sữa người mẹ sẽ định đoạt vận mạng đứa bé. Trường hợp không có sữa mẹ, có thể nuôi đứa bé bằng sữa thảo mộc (kokkoh) dưỡng sinh làm bằng bột gạo rang, nếp, lúa đại mạch, đậu nành và mè xay nhuyễn.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
leos73
bài Oct 12 2013, 09:28 AM
Bài viết #62


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 229
Gia nhập vào: 22-August 10
Từ: thanh hóa
Thành viên thứ.: 24,947



CHẤT LỎNG
Lượng nước hàng ngày khó mà giảm bớt. Điều này lại càng đúng đối với người Mỹ vì từ bao nhiêu năm nay họ đã ghiền nước ngọt vì họ ngây thơ tin rằng càng uống nhiều càng tốt. Việc hạn chế nước khó hơn việc hạn chế ăn uống, ăn uống thanh đạm đơn giản hợp thiên nhiên, nhưng muốn có hạnh phúc và sức khoẻ thì phải giảm thiểu lượng nước. Cơ thể ta chứa đến 75% nước, bởi vì nước là chất quan trọng nhất. Nước thừa sẽ làm cho máu loãng ra, khiến sinh lực giảm sút, nhiệt độ cơ thể hạ xuống, tim và thận buộc phải làm việc nhiều hơn.
Nước luôn luôn bốc hơi, (ly tâm lực Âm) vì vậy mà những người lao động thường uống nhiều nước hơn những người khác vì trong lúc hoạt động mồ hôi toát ra nhiều khiến họ khát nước. Tất cả mọi yếu tố bằng nhau, vật nào chữa nhiều nước hơn là âm hơn. Vì vậy người nào uống nhiều nước, họ sẽ bị âm hoá, thường sợ lạnh, không ham làm việc, biếng nhác, e lệ, yếu ớt.
Cơm thường chứa 60 đến 70% nước, phần nhiều rau cải từ 80-90%. Như vậy, lẽ tất nhiên là dầu không uống nước chất lỏng âm cũng sẽ vào trong cơ thể qua các thức ăn. Nếu lấy một hột cốc loại - thường chứa 13% nước bỏ vào nước ngâm, nó sẽ phồng lên, biến chất (âm) và bắt đầu nẩy mầm (âm). Khi trời mưa, ta cảm thấy bình tĩnh hơn, nhưng khi trời nắng, ta lại ưa hoạt động và vui thích hơn. Điều này lại càng đúng đối với người bị bệnh phong thấp. Cách chữa trị càng đúng đối với người bị bệnh phong thấp là bớt lượng nước uống và kiêng thức ăn có nhiều nước, nhất là đường, vì đường sẽ biến thành nước H2O và CO2 trong cơ thể, làm giảm bớt những chất dương trong máu và tăng tỷ lệ K đối với Na. Theo phép dưỡng sinh muốn mau lành bệnh thì phải bớt lượng nước, càng uống ít càng tốt, làm sao mỗi ngày chỉ đi tiểu vài ba lần thôi: đàn ông 3, đàn bà 2 là tốt nhất.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
leos73
bài Oct 12 2013, 09:31 AM
Bài viết #63


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 229
Gia nhập vào: 22-August 10
Từ: thanh hóa
Thành viên thứ.: 24,947



NHAI KỸ
Theo lời Thánh Gandhi: “Hãy nhai thức uống và uống thức ăn”. Mỗi búng cơm phải nhai ít nhất 50 mươi lần. Múôn thấm nhuần triết lý dưỡng sinh mau lẹ hơn và đạt được một tiêu chuẩn sức khoẻ cao hơn, bạn nên nhai lâu hơn nữa, từ 100 đến 150 lần. Có vài thức ăn nếu nhai kỹ - nhất là ngũ cốc - mùi vị ngon ngọt vô cùng. Trái lại, một miếng bít tết càng nhai lâu càng thấy vô vị. Thức ăn sẽ ngon ngọt hơn nếu được nhai kỹ, bởi vậy ta nên tập thói nhai kỹ. Nhờ nhai kỹ, các bạn sẽ nếm được vị ngon ngọt của các thức ăn đơn giản mà các bạn sẽ nhớ mãi.
Các loại hồ và cốc loại bắt đầu tiêu hoá từ ở miệng cho nên ta phải nhai kỹ, hơn nữa tự nhai kỹ buộc ta phải để ý và ý thức đến việc làm và nhắc ta nhớ rằng ăn uống là một hành động tối quan trọng và tôn nghiêm. Từ xưa và ngay cả bây giờ có nhiều nơi người ta vẫn tôn kính các thức ăn.
Có nhiều người chủ trại sống gần thiên nhiên tự nhiên cảm thấy vấn đề ăn uống là quan trọng cho nên họ hết sức tôn kính thức ăn và hết sức chú tâm vào các bữa ăn.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
leos73
bài Oct 12 2013, 09:40 AM
Bài viết #64


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 229
Gia nhập vào: 22-August 10
Từ: thanh hóa
Thành viên thứ.: 24,947



THỨC ĂN CHÍNH
Một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử loài người - đồng thời với sự sử dụng lửa và muối - là sự khám phá ra một thức ăn chính, làm căn bản cho bữa ăn hàng ngày, vật liệu cấu tạo sự sống. Phạm vi áp dụng của nó liên quan đến các khu vực hoạt động của con người: sinh vật học, sinh lý học, địa dư, chính trị, kinh tế.
Ở Đông phương, nhất là Viễn đông, quan niệm về món ăn chính được coi là nền tảng của sự sống. Do đó mà ngũ cốc đã được thần thánh hoá từ lúc lịch sử loài người khai mào. Gạo, lúa mì, đại mạch (barley), lúa mạch, kê, lúa kiều mạch, avoine, tất cả đều được trồng từ thời tiền sử, và được xem như những loại cây thần khả kính.
Điều lạ nhất ở Tây phương là quan niệm cốc loại như thức ăn chính hoạ hoằn mới thấy nhắc đến trong gói quảng cáo các thức ăn lót lòng của những Công ty kỹ nghệ đã bào chế và âm hoá các loại gạo, lúa mì, kiều mạch và cốc loại khác.
Dưới đây là vài món ăn đặc biệt - mà thường là do đầu bếp dưỡng sinh Mỹ chế biến từ những món do tôi và nhà tôi đã chỉ vẽ. Các món đó trích ở cuốn sách nấu nướng nói đến ở cuối cuốn sách này, nhằm đem lại quân bình sức khoẻ cho cơ thể bằng cách làm dung hoà số thặng dư về âm hoặc dương (âm thừa vốn nguy hiểm hơn dương dư). Chúng cũng được thuận ứng với kinh nghiệm các cạn người Mỹ đã bị nhiễm độc bởi các loại thuốc diệt trùng, phân hoá học và sự chế biến hoá học quy mô.
Ăn theo dưỡng sinh không phải là ăn chay theo tình cảm, mục đích của việc kiêng thức ăn động vật là để duy trì và cải thiện khả năng suy tưởng của con người. Thịt là thức ăn lý tưởng của sức vật. Các tuyến của thú vật tiết ra loại kích thích tố phù hợp với cơ thể chúng, còn trung tâm cảm giác của chúng thì không phát triển như của con người.
Nếu ta có quan niệm rõ ràng về thức ăn chính và thức ăn phụ, ta sẽ dễ đạt được sự quân bình tối hệ 5/1 giữa âm dương trong bữa ăn hàng ngày. Bằng không thì hạn chỉ ăn uống theo sở thích và tuỳ hứng, theo thời trang, theo số đông như bao nhiêu người khác vậy.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
leos73
bài Oct 12 2013, 09:48 AM
Bài viết #65


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 229
Gia nhập vào: 22-August 10
Từ: thanh hóa
Thành viên thứ.: 24,947



THỨC ĂN TINH THẦN
GẠO LỨT - Gạo lứt thiên nhiên, không bị chà hết cám là thức ăn hoàn hảo nhất cho con người. Từ xưa, gạo là thức ăn chính của các dân tộc có một nền văn minh cổ xưa nhất.
Gạo lứt có thể để mãi, khỏi cần chất bảo trì, khỏi ướp lạnh. Cái vỏ ngoài của hột gạo đủ sức bảo vệ chốnglại mọi chất hoá học, mọi chất toan và cường toan. Hột gạo nguyên chứa đựng tất cả các khoáng chất thiên nhiên cần thiết cho sự dinh dưỡng, như đản bạch, lipit (chất hữu cơ làm thành chất béo).
Nếu cho một con chuột được tự do lựa giữa gạo lứt và gạo trắng, tự nhiên nó sẽ lựa gạo lứt mà ăn. Sự lựa đúng thức ăn - một việc lựa chọn tối quan hệ - có tánh cách sinh tử đối với con vật, là do bản năng sinh tồn cơ bản để thuận ứng với sự sống.
Đối với người tây phương, bản năng ấy đã suy giảm đi, nếu không nói là đã mất hẳn, vì họ đã coi thường các định luật căn bản của thiên nhiên. Mặt khác, khi máy xay lúa được một người Đức phát minh cách đây 60 năm, thì máy xay cho hột gạo tróc mất cái vỏ trong suốt bên ngoài bảo vệ cho hột gạo, từ đó thiên hạ lại đua nhau ăn gạo trắng tinh. Gạo giã tay không làm tróc cái vỏ ấy trong đó có rất nhiều khoáng chất và dưỡng chất quý báu. Người ta còn đi xa hơn nữa: họ đem gạo hấp đi rồi vô hộp. Hột gạo bây giờ chỉ còn là cái lõm giữa, nó đã mất tất cả chất bổ và dễ mốc meo vì không còn cái vỏ bảo vệ thiên nhiên và muốn để lâu thì cần phải có chất bảo tồn hoá học.
Đối với người mới theo phép tiết thực dưỡng sinh, việc nấu cơm gạo lứt - thức ăn căn bản của con người - là một sự thử thách và một thí nghiệm hữu ích. Muốn tiết kiệm thì giờ, bạn nên nấu cơm bằng nồi ép - sức ép là dương. Đó là một dụng cụ quý hoá đối với người dưỡng sinh. Cách nấu cơm như sau: trước tiên bạn vo gạo cho kỹ rồi cứ mỗi chén gạo thì đong từ một đến một chén rưỡi nước, cho thêm một nhúm muối biển. Kinh nghiệm và lầm lẫn sẽ giúp bạn tìm ra đúng số lượng nước phải đổ để cho ngon cơm. Khi nước sôi, hạ lửa để hầm trên lò từ 20 đến 25 phút. Sau đó thì tắt lửa, đợi 10 hoặc 20 phút mới mở nắp.
Sau nồi ép, nồi tốt nhất là nồi đất, nhưng nắp phải thật kín. Nồi đất thì phải nấu lâu hơn và khi nấu lần đầu phải đổ nhiều nước hơn một tí, một phần gạo hai ba phần nước. Khi nước sôi, cứ để lửa lớn cho sôi 5 phút. Sau đó để sôi riu riu một giờ hoặc lâu hơn nữa càng tốt. Khi ở đáy nồi bắt đầu có cơm cháy là cơm ăn được. Cơm cháy rất dương, vì nó nặng và chứa nhiều chất bổ dưỡng nhất. Vì vậy nên cho người bệnh và người nhiều âm tính ăn cơm cháy là tốt nhất.
Về số lượng nước và muối thời gian nấu bao lâu, đó là cả một nghệ thuật mà ta chỉ đạt được sau một thời gian kinh nghiệm và lầm lẫn. Cơm thì nên nấu đủ cho cả gia đình ăn trong một ngày luôn, cơm để lâu được, khỏi cần để tủ lạnh, khi ăn thì đem hấp lại ăn rất ngon. Trong nhà khi nào cũng nên có sẵn một nồi cơm. Cơm nguội rắc muối mè vào ăn cũng rất ngon. Cơm gạo lứt mới ăn lúc đầu thì không thấy ngon, các thức ăn dưỡng sinh khác cũng vậy, nhất là bạn đã quen ăn các món ăn có nhiều gia vị. Nhưng cơm gạo lứt càng ăn nhiều càng nhai lâu càng thấy ngon. Sau một thời gian vài ngày hay vài tháng, bạn sẽ tự hỏi sao từ xưa đến nay bạn có thể sống mà không ăn cơm gạo lứt.
Sau khi đã vượt qua sự thử thách đầu tiên là nấu cơm cho chín và ngon thì có thể tuỳ theo sáng kiến của bạn dùng gạo phối hợp với các thứ cốc loại khác, rau cải và rong biển để nấu rất nhiều thứ cơm. Điều cốt yếu là nắm cho vững số 7, sau đó nếu muốn thí nghiệm thì có rất nhiều ý kiến để làm nảy nở óc sáng tạo của bạn về khoa nấu nướng.
KEM, GẠO LỨT - Những người bệnh nặng, hay răng yếu không nhai được kỹ, những người sống một mình không phương tiện nấu nướng, muốn ăn theo phương thức số 7, thì suốt 10 ngày đầu có thể dùng kem gạo lứt. Pha chế kem gạo lứt ít mất thì giờ hơn nấu cơm, không cần phải có tài nấu nướng, chỉ cần biết nấu súp hay món ăn bằng ngũ cốc bán sẵn trên thị trường. Bạn có thể tự chế kem gạo lứt như sau: rang gạo bằng chảo hay đem đút lò cho đến khi gạo trở màu nâu, nó sẽ nở ra như bắp rang. Sau đó cho vào máy xay tay xay thành bột rồi đổ vào cối giã nhuyễn. Nếu không có máy xay và cối giã thì đành xay bằng máy xay điện.
Sau khi rang gạo xong, cách làm kem như sau:
Lấy 4 muống súp bột gạo, đổ 3 chén nước lạnh khuấy mạnh, bỏ chút muối, nấu sôi 20 phút. Khuấy đều trong lúc sôi, nếu cần thì thêm nước. Kem trông như cháo đặc, bạn có thể ăn với vỏ bánh mì nướng và muối mè.
Muốn làm kem đặc như bánh, lấy nồi đất, đổ một muỗng súp dầu ăn, bắt nồi lên bếp cho lửa nhỏ ngọn, đổ một chén kem gạo vào rang mấy phút khuấy đều cho đến khi kem trở màu đậm, sẽ có mùi thơm như hồ đào. Lấy sẵn hai tách nước sôi. Khi bột gạo rang chín, đổ một chén nước vào nồi. Kem gạo sẽ nổ lách tách và bốc hơi. Khuấy mạnh lên, bạn sẽ có một hỗn hợp như bột nhồi. Bây giờ đổ chén nước thứ nhì vào, thêm chút muối, nấu thêm 10 phút khuấy đều. Để bốc hơi vài phút rồi dọn ra ăn. Bánh kem gạo này có thể ăn nóng hoặc nguội, ăn với muối mè và ngò rất ngon. Một chén bột gạo rang nấu theo cách trên đủ ăn ba bữa trong ngày.
LÚA MẠCH ĐEN- (Hắc mạch, sarrasin) đây là một loại cỏ được thuần hoá, hột nó hình tam giác. Xuất xứ từ Á Đông, được đem qua trồng bên Âu Châu từ thời Trung cổ. Hắc mạch là thức ăn của một vài nước bên Âu Châu nhất là Nga Sô và Anh Quốc. Trong các loại cốc loại, hắc mạch là dương nhất.
Dùng lúa mạch để nấu món Kasha: xào qua một chén lúa mạch với một muỗng dầu ăn. Đổ thêm hai tách nước và một muỗng muối, nấu sôi riu riu cho đến khi cạn nước, lúc đó hột lúa sẽ nở ra và phồng lên, ăn rất ngon. Lúa mạch đen có thể dùng để nấu đủ các thức ăn như gạo vậy.
KEM LÚA MẠCH ĐEN - Kem lúa mạch đen giống như kem gạo lứt nhưng nhiều dương tính hơn.
Cách làm kem: Lấy một cái chảo đổ vào một muống xúp dầu ăn, cho hai muỗng vun bột hắc mạch, bắc lên lò cho lửa liu riu, khuấy đều cho đến khi bột trở nên màu đậm. Chờ nguội, thêm vài tách nước, chút muối, rồi nấu sôi cho đến khi bột dày lại. Lượng nước tuỳ theo sở thích người ăn. Kem hắc mạch giống như súp đậu đen, có thể ăn với bánh mì nướng. Sau khi phục hồi sức khoẻ nhờ ăn ngũ cốc bạn có thể thí nghiệm với kem hắc mạch ăn với xúp hành, hành xào với nước tương. Vị món này khác hẳn kem gạo lứt. Mì hắc mạch cũng rất ngon.
LÚA MÌ, COUSCOUS, CHAPATI.
Lúa mì đã được thuần hoá từ thế kỷ 17 và bên Âu châu và Mỹ châu đã được dùng làm thức ăn chính dưới hình thức bánh mì. Tuy nhiên, cũng như trường hợp của gạo, người ta không hề dùng hột lúa nguyên mà chỉ dùng cái lõi hýt rốc xy các bon ở giữa hột lúa. Tại Bắc Phi và Ấn Độ lúa mì là thức ăn chính. Tại Bắc Phi và Trung Đông người ta dùng Couscous làm nguyên liệu chính để nấu món ăn. Ở các khu phố Ả rập trong phần đông các đô thị lớn, hoặc trong các tiệm ăn dành cho người sành ăn, trong các siêu thị đều có bán couscous, giá rất đắt.
Hột couscous trông rất thô - thường gọi là bulgur - Người Ả Rập thường dùng nó làm nước xốt ăn với rau cải và thịt. Nhưng tự nó vị cũng đã ngon.
CHAPATI- Chapati là thức ăn chính hàng ngày của người Ấn Độ, nhất là người bệnh và người nhiều âm tính.
Cách làm: Lấy bột mì nhồi với nước với ít muối làm thành bột bánh (pate). Lấy bột bánh vo thành viên nhỏ đem nướng trên lửa ngọn hay rang trong chảo. Khi chín nó sẽ phồng lên. Nếu chiên với nhiều dầu nó sẽ phồng to lên và gọi là Purti.
KÊ - (millet) Cốc loại đã có từ hồi tiền sử
Nó là thức ăn chính của một vài vùng trên hoàn cầu, cách nấu như Kasha. Lấy một cái chảo đổ hai muỗng súp dầu ăn chiên một tách kê, rồi thêm chút muối, 2 tách nước sôi trên lửa liu riu cho đến khi nào hột kê phồng lên và khô là được.
GẠO LỨT SỐNG - Muốn trục ra khỏi ruột loại trùng trong thập nhị chỉ trường (đuoemun) cùng tất cả các loại ký sinh trùng khác thì mỗi buổi sáng thay vì ăn lót lòng bạn lấy 1 nắm gạo lứt sống nhai mỗi búng ít nhất 100 lần. Đó là cách thần hiệu nhất mà cũng hữu hiệu nhất không thuốc nào bằng. Kết quả chắc chắn sẽ làm cho bạn ngạc nhiên.
BÁNH MÌ- Tại các tiệm dưỡng sinh hay các tiệm bán thức ăn thiên nhiên đều có bán loại bánh mì đen làm bằng mì lứt không có chất hoá học và đôi khi cũng không có bột nổi. Nhưng tốt nhất bạn nên học cách tự làm lấy bánh mì.
Trộn 4 phần bột mì lứt với 2 phần bột hắc mạch, bột kê và bột hấp. Thêm ít muối, tí dầu ăn, rồi nhồi nhẹ. Có thể thêm một ít cơm để thí nghiệm. Sau khi bột bánh làm xong, thoa dầu vào khuôn ,nhận bột bánh vào cho vô lò nướng. Bánh mì này không được mềm và xốp vì không có bột nổi, nhưng nếu nhai kỹ thì vị rất ngon. Muốn giữ lâu thì phải để chỗ mát, vì không có chất bảo tồn. Thêm bột bắp thì sẽ là bánh mì bắp. Bánh mì này nướng ăn ngon hơn, hoặc xắt lát mỏng đem chiên với ít dầu ăn rất ngon.
MUỐI MÈ- Muối mè là đồ gia vị tối cần trong phép tiết thực dưỡng sinh. Nhờ mè ta có thể ăn muối mà khỏi khát nước. Tại các tiệm dưỡng sinh hoặc các tiệm bán thực phẩm thiên nhiên đều có bán mè rang sẵn, nhưng tốt hơn bạn nên học cách làm muối mè
Cho muối hột vào cối đá hay cối men giã nhuyễn đổ vào chảo rang cho đến khi nó ánh lên. Lấy một lượng mè bằng bốn hoặc năm lần muối đem rang vàng (ăn thử một vài hột, hễ giòn là được) rồi đổ vào cối giã nhè nhẹ, sau đó cho muối vào giã nhỏ. Dầu nơi hột mè sẽ bọc lấy muối, nhờ vậy ta ăn muối mè mà khỏi khát nước. Không nên xay mè bằng máy điện, vì thế dầu sẽ không bọc lấy muối, ăn vào sẽ khát nước. Muối mè phải đựng trong chai hoặc hũ đậy kín. Mè có thể ăn với mọi cốc loại, hoặc dùng làm vị thuốc, trong trường hợp này mỗi lần ăn một muỗng súp.
MẬN MUỐI - Trong các gia đình xưa ở Nhật Bản, mỗi năm đều có một buổi lễ, lễ ướp mận.. Mận ướp ba năm mới lấy ra ăn, mận muối cũng là một vị thuốc (ăn không tiêu ợ...)
MISO (Tương hột, tương đặc) và nước tương. Nước tương là một nước chấm cổ truyền của người Phương đông. Tương (nước hoặc đặc) làm bằng đậu nành, lúa mì, muối. Làm rồi để ba năm mới đem ra ăn. Trên thị trường có bán, nhưng phần nhiều làm với chất hoá học, không nên ăn. Tương cũng như muối mè rất thông dụng trong khoa nấu ăn dưỡng sinh.
TAHIN (bơ mè) Tahin là một thứ bơ, bơ làm bằng mè giã rất nhuyễn, ăn rất ngon. Trong các tiệm Dưỡng sinh hoặc bán thức ăn thiên nhiên đều có bán. Bơ mè có thể chế cho bơ chế ra từ sữa bò, hay thế cho pho mát, người ăn theo phương thức số 7 có thể ăn bơ mè thường xuyên.
KEM MI SO - Cách làm: Một muỗng súp miso ba muỗng súp bơ mè, thêm một tí muối trộn đều. Hỗn hợp này có mùi vị như bơ đậu phộng. Người ta thường đem theo khi đi cắm trại hoặc đi săn để phết lên bánh mì hoặc bánh gạo mà ăn rất ngon, ăn rồi uống trà nóng.
TRÀ- Người Đông phương không uống trà đá, trà sữa hoặc trà vắt chanh, vì trà đối với họ không phải là một thức uống cho khoái khẩu hoặc uống cho đã khát. Trà là một vị thuốc quý báu, địa vị của nó rất quan trọng trong y khoa Đông phương, mỗi thứ trà có công dụng riêng: Trà dương và trà âm, trà xanh làm bằng lá và nhánh già ít nhất là ba năm, trà bancha (trà xanh đem ủ, sao và khử khô) lại có các trà khác phức tạp hơn như trà Mu (làm bằng nhân sâm và ít nhất với 15 loại cây cỏ khác) dương nhất trong các thứ trà.
Sự trồng trà, cách lựa giống trà, cách pha trà, cách dọn trà, tất cả những việc này đều phải làm theo khuôn phép của một cổ lễ. Việc uống trà tự nó là một lễ giáo (xem cuốn The Book of Tea - Trà đạo của ông Okakura) nếu mọi việc đều làm đúng phép, nhất là cách uống (phải uống từng hớp rất ít) thì trà có thể đem lại kết quả thần diệu. Trà có một vị thuốc, khác hẳn các thứ thuốc an thần hoá học đang thịnh hành, một thứ thuốc làm giác quan sắc bén, gia tăng linh tính, phát triển trí phán đoán giúp ta đi sâu vào các cõi thiền chứ không phải chỉ là một thức uống để uống cho khoái khẩu trong chốc lát.
Càng uống ít càng phải chú tâm đến cách pha, cách dọn, dọn thế nào để giúp ta rút bỏ thói quen, là uống chỉ cốt cho đã khát. Trà phải rót vào những chén tách rất bé nhỏ, và uống càng nóng càng tốt. Hương vị một tách trà Nhật tí hon, pha đúng phép, làm ta thích thú hơn cả một ly lớn thứ trà pha uống liền với sữa đường, hay thứ trà nhuộm màu hoá học có thể gây bệnh ung thư.
Trà không nên dọn lúc đang ăn, vì trà không phải để uống lúc ăn, mà chỉ để uống sau lúc ăn hầu thưởng thức hương vị đặc biệt của nó. Trà không thể pha liền được, phải đợi ít nhất 10 hay 20 phút để cho trà ra đã, như vậy mới đúng phép. Tuy nhiên có nhiều thứ trà có thể pha để sẵn và khi uống chỉ có việc hâm lại là uống được liền.
TRÀ BANCHA (trà già ba năm)
Như đã nói trên, trà này làm bằng lá và cành ở trên cây ít nhất đã ba năm, lá và cành đem ủ, sao rồi khử thổ, hình dáng thứ trà này thọat nhìn có vẻ kỳ lạ, vì toàn là lá và cành khô.
Cách pha: lấy một nắm trà bỏ vào chảo bắc lên bếp lửa vừa ngọn sao vài phút. Chừng nào trà bốc khói và biến sang màu nâu đậm là được. Thời gian sao nếu chậm hơn càng tốt, vì như vậy trà uống vào sẽ có hiệu quả hơn. Sao xong bỏ vào chiếc ấm bắc lên bếp đun sôi 10 phút (về lượng nước: một nắm trà ½ lít nước). Trà có thể sao trước để dành trong trường hợp này phải bỏ vào bình đậy nắp thiệt kín.
TRÀ GIÀ NƯỚC TƯƠNG- Lấy một tách nhỏ đổ vào 1/10 nước tương, rồi rót trà nóng vào mà uống. Trà này trông rất kỳ lạ và có mùi vị súp rất ngon. Sau một ngày làm việc mệt nhọc mà được một tách trà này uống thì tuyệt diệu vì nó sẽ làm cho bạn hồi sức một cách huyền diệu. Trà bancha nước tương (syoban) là một thần dược, giải được cơn say, kết quả sẽ làm các bạn ngạc nhiên, nhất là các bạn còn nghi ngờ hiệu quả của phép ẩm thực dưỡng sinh, và nhờ đó, họ sẽ tin tưởng hơn và phép tiết thực huyền diệu này.
TRÀ MU- Trà này dương nhất trong các thức uống. Trà Mu được chế với nhân sâm, thứ cây dương nhất, trộn với 15 thứ dược thảo khác... Danh từ Nhật MU có nghĩa là “không gian” hay “bao la” như vậy trà Mu là thức uống nhằm phát triển trí phán đoán tối thượng.
Cách pha: Bỏ một gói trà Mu vào một chiếc ấm đất, đổ vào ấm một lít nước lạnh đem đun sôi từ 5 đến 10 phút. Thời gian để sôi tuỳ theo sở hiếu của bạn. Nếu cho người âm tính uống thì trà phải thật đậm nên phải để sôi cho lâu khi còn lại ½ là vừa. Số lượng trà như vậy đủ uống hai ngày, khi uống thì hâm lại cho nóng... Bạn có thể cho trẻ em uống trà Mu thay thế cho nước cam và nước ngọt. Muốn cho dễ uống, lúc đầu bạn pha thêm vào trà Mu ít giọt nước táo nhưng đừng bỏ đường. Khi chúng đã quen với mùi vị trà Mu thì bỏ lần lần nước táo, rồi hỏ hẳn cho uống nước trà không thôi.
TRÀ SEN KOHREN - Trà này làm bằng củ sen cắt lát phơi khô.
Cách pha: Lấy một tách nước sôi bỏ vào đó một muỗng súp trà sen khuấy mạnh. Đây là vị thuốc ho thần hiệu, trị được cả ho gà và suyễn. Trong trường hợp suyễn thì phải uống một ngày 3 lần, ngoài ra khỏi cần uống thêm thứ gì khác.
Cách làm trà sen: Cắt một khúc củ sen tươi 5cm rồi đem mài hoặc giã nhuyễn vắt lấy nước, thêm vào đó 10% nước gừng tươi, một tí muối, rồi đổ vào một tách nước sôi.
Trà này chuyên trị các loại ho mà cũng là một vị thuốc những người quá âm.
TRÀ BẠC HÀ - Hái lá khi đang mùa rồi đem phơi khô. Lá khô này có thể để hàng tuần. Cách pha: bỏ một ít lá khô vào bình trà đổ 50gr nước sôi, đợi năm mười phút hẳn uống. Lượng trà nhiều ít tuỳ theo sở thích. Đây là một thức uống lót lòng rất tốt, nhớ bỏ một ít muối.
TRÀ BÁCH LÝ HƯƠNG- Trà này dùng để thêm hương vị cho các loại trà khác, lá khô hoặc tươi đều dùng được cả.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
leos73
bài Oct 12 2013, 09:57 AM
Bài viết #66


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 229
Gia nhập vào: 22-August 10
Từ: thanh hóa
Thành viên thứ.: 24,947



CÁC THỨC UỐNG KHÁC
CÀ PHÊ OHSAWA- Đây là một hỗn hợp cốc loại có thể thay thế cà phê, gọi là yannoh. Cách pha: Cho một muỗng cà phê yannoh vào ½ lít nước lạnh nấu sôi 10 phút, ta có một thứ cà phê ngon lành. Nếu bạn thích mạo hiểm thì tự pha chế lấy cà phê này, sau đây là công thức:
Vật liệu: Gạo lứt ba muống súp, lúa mì 2 muỗng súp, đậu đỏ 1 muỗng súp, đậu Ấn độ 1 muống, xà lách quắn 1 muống. Mỗi thứ rang riêng cho đến khi biến sang màu nâu. Trộn hết năm thứ lại với nhau đổ vào một cái chảo xào qua với một muỗng xúp dầu ăn. Đợi nguội đem xay thành bột.
BỒ CÔNG ANH - Trà này có thể thay thế cho cà phê, làm bằng rễ cây bồ công anh. Cách làm trà: lấy rễ rửa sạch đem phơi khô, rồi xắt nhỏ bỏ vào chảo rang với ít dầu mè, hoặc dầu ăn khác, sau đó xay máy cho nhuyễn. Ai thích vị đắng hơn thì có thể thêm xà lách quắn.
Cách pha trà: Một muỗng súp rễ bồ công anh một chén tách nước, đem nấu sôi 10 phút, rồi lọc mà uống.
KOKKOH- Hỗn hợp cốc loại gọi là sữa thảo mộc. Làm bằng gạo lứt rang, nếp sang, lúa mạch rang, đậu nành và mè.
Cách pha: Một muỗng đầy bột kokkoh, 300gr nước, khuấy đều rồi đem nấu sôi 10 phút. Đây là một món ăn điểm tâm thượng hạng. Khi bạn đã quen sáng tạo các món ăn, bạn có thể dùng kokkoh để làm các thứ bánh tráng miệng và để tráng ngoài các thức ăn chiên, nó sẽ tăng thêm mùi vị cho thức ăn.
KUZU (bột cát căn, bột sắn cơm)
Bột kuzu làm bằng củ sắn dây mài rồi lọc lấy bột đem phơi khô. Bột kuzu có thể dùng để nấu rất nhiều món ăn. Nó là một thứ keo thiên nhiên đặc biệt người ta thường dùng để làm nước xốt hay nước chấm. Có người xem nó như một món cao lương mỹ vị, nguời khác lại xem nhó như một vị thuốc (chuyên trị cách bệnh ruột).
Cách pha: Một muỗng súp bột sắn cơm, vài ba muỗng trà nước, khuấy đều rồi đổ thêm 300gr nước nữa, bắt lên bếp khuấy đều tay cho đến khi nó đặc lại và trong ra trông như súp. Ăn với nước tương.
NƯỚC MẬN MUỐI - Thức này có thể uống nguội được:
Cách pha: Lấy một trái mận muối bỏ vào cái xoong đổ một lít nước đem nấu sôi cho đến khi vỏ mận nát ra. Muốn uống loãng nữa thì thêm một lít nữa đem nấu sôi để nguội hẳn uống. Thức uống này có mùi vị đặc biệt, rất tốt trong mùa hè nóng nực viêm nhiệt.
UMESYKUZU - Một thức uống trị cảm rất thần hiệu gồm có ba nguyên liệu quý giá có nhiều dược tính: mận muối, bột sắn cơm và nước gừng tươi. Phân lượng: một quả mận, 1 muỗng trà vun bột sắn cơm, 1 muỗng trà nước gừng tươi. Trộn ba thứ với 1 lít nước đem đun sôi cho đến khi bột chín và biến sang màu nâu. Uống với nước tương, càng nóng càng tốt.
NƯỚC ĐẬU ĐỎ - Một muỗng súp đậu đỏ, 2 lít nước, nấu sôi cho đến khi cạn còn ½, thêm một nhúm muối. Thức uống này trị bệnh thận rất thần hiệu.
NƯỚC CỦ CẢI SỐ 1
Hai muỗng súp củ cải mài, ¾ lít nước nóng. Pha thêm hai muỗng súp nước tương và 1 muỗng nước gừng tươi (mài). Chuyên trị cảm, làm toát mồ hôi, thông tiểu tiện, hạ cơn sốt. Nên uống khi đi ngủ.
NƯỚC CỦ CẢI SỐ 2
150gr nước củ cải mài, 250gr nước lạnh, nấu sôi vài ba phút thêm ít muối. Trị bệnh sưng chân, mỗi ngày chỉ uống một lần thôi, tối đa ba ngày liền.
KEM GẠO LỨT ĐẶC BIỆT
250g gạo lứt rang vàng,2 lít nước lạnh, nấu sôi 1 hoặc 2 giờ. Đổ vào túi vải vắt lấy nước. Món thuốc bổ rất tốt, thường uống buổi chiều để phục hồi sức khoẻ. Món ăn điểm tâm rất tốt cho người bệnh.
TRÀ GẠO LỨT - Một muỗng súp gạo rang vàng đậm, 10 muỗng súp nước lạnh, đem nấu sôi, thêm ít muối trước khi uống. Xác gạo rang để dành ăn rất tốt. Có thể trộn gạo rang và trà bancha để chế một thứ trà hỗn hợp.
TRÀ LÚA MÌ - Một muỗng súp lúa mì đem rang hay đút lò. 150gr nước lạnh đem đun sôi. Có thể uống nóng hoặc lạnh.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
leos73
bài Oct 12 2013, 10:00 AM
Bài viết #67


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 229
Gia nhập vào: 22-August 10
Từ: thanh hóa
Thành viên thứ.: 24,947



TÍNH ĐỒNG NHẤT CỦA VŨ TRỤ
Đố ai tìm được một ánh sao lẻ loi trong bầu trời trong vắt giữa một buổi trưa chói lọi. Nhưng khi bóng đêm vừa lan tới thì hằng hà sa số tinh tú cũng hiện lên đua nhau lấp lánh trên nền trời xám. Nhờ bóng tối người ta mới thấy được ánh sáng. Nhờ cái xấu người ta mới nhận thức được cái đẹp. Bởi thế cho nên một người mạnh khoẻ chẳng bao giờ ý thức được cái mạnh khoẻ của mình, cũng như giữa một thế giới gồm toàn những người đạo đức, lương thiện thì chẳng bao giờ họ biết được rằng họ có được đức tính đạo đức, lương thiện quý báu ấy cả.
Một khi bạn tự hào mình là người can đảm, ngay thẳng, công bằng, kiên nhẫn, khoẻ mạnh, tất là bạn cũng nói lên rằng chẳng bao giờ có được những điều ấy.
Chỉ trong ngục tù nô lệ mới thấy thế nào là tự do, trong thống khổ đau thương mới tìm hiểu được thế nào là hạnh phúc, và chỉ sau khi thoát khỏi cơn bệnh thập tử nhất sinh ta mới biết được thế nào là sự khoẻ mạnh. Mà sức khoẻ đạt được nhờ có thuốc men chỉ là một thứ sức khoẻ bấp bênh, lệ thuộc nhất thời, mong manh như khói, như sương. Ta đã chẳng thấy rằng con người vẫn vượt thoát nước nhiều hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo nhất đến hầu như không thể chịu đựng nổi, trường hợp, của những chiến sĩ ngoài mặt trận. Trong khi đó, nhiều kẻ lại triền miên bệnh tật trong một cuộc sống đầy đủ về mọi phương diện. Cuộc sống hàng ngày vốn đã quá nhiều cám dỗ, nhiều hiểm nguy cho nên tự ta phải cố gắng hết sức để vượt qua mới mong đạt được sức khoẻ thật sự. Người ta cũng không thể tìm được sức khoẻ thật sự bằng cách tung ra những chiến dịch bài trừ này nọ, nào là trừ bệnh ung thư, chống nghèo nàn, chống bệnh tim... Phải công nhận là nguyên tắc vũ trụ là đồng nhất và sự liên quan mật thiết giữa nó và con người mới mong đạt được sức khoẻ thật sự, còn ngược lại, nếu bất chấp nguyên tắc đó mà chỉ tìm cách huỷ diệt mọi nguyên nhân gây ra bệnh tật, tỷ như diệt các loại côn trùng với thuốc sát trùng thì chỉ đưa đến việc làm nhiễm độc thức ăn, chỉ là sự huỷ hoại sự sống của chính mình và làm mất quân bình của thiên nhiên,.
Có ác mới có thiện, không có xấu làm gì có cái đẹp. Có bề trái mới có bề mặt, không có kỷ luật làm sao có tự do. Hoa sen tinh khiết mọc lên từ chỗ bùn dơ và tự do nẩy sinh từ áp bức và lao động cưỡng bách. Thứ tự do con người đặt ra rồi quy định và ban cho kẻ khác đâu phải là tự do. Thứ hoà bình duy trì bằng luật pháp chẳng xứng danh hoà bình. Tranh đấu cho tự do của kẻ khác, việc đó xem ra cao cả và hấp dẫn, nhưng tự do thật sự thì chẳng ai cho ai được cả. Sự ban bố tự do chỉ làm cản trở sự phát triển khả năng sẵn có cùng ý chí của con người muốn có tự do. Chỉ có ta mới tìm được tự do cho chính ta. Một người khoẻ mạnh, tự chủ, trung tín và cao cả vẫn có thể sống vui tươi giữa một xã hội đầy rẫy bất công và tàn bạo. Trong hoàn cảnh càng kó khăn, con người càng phát huy được những khả năng sẵn có của mình. Một bề ngoài rất âm, trầm tĩnh, cởi mở sâu sắc, mẫn cảm, chứng tỏ một bên trong rất dương, hùng mạnh và hoàn toàn độc lập. Bởi vậy chúng ta hãy chấp nhận vũ trụ, đáp ứng với sự sống và hoan nghênh những gì sự sống đem lại cho ta, sự đau khổ cũng như hạnh phúc. Bệnh tật và sức khoẻ, hoà bình và chiến tranh, thù và bạn, sống và chết, nghèo khó và giàu sang, tất cả đều nằm trong sự an bài vĩ đại.
Việc gì cũng đem lại cho ta ít nhiều kinh nghiệm và làm phát triển một đức tính nào đó còn ẩn tàng hay khiếm khuyết. Có thể cái mà ta ghét nhất, ta thù nhất lại trở thành cái ta ưa nhất. Người ta ôm được kẻ thù trong vòng tay mình, người đó là kẻ sung sướng nhất đời. Hãy hân hoan mà đón nhận, hãy vui vẻ mà ban phát với một tấm lòng đầy tri ân. Hãy cho đi, hãy mở rộng lòng nhân ái. Cho đi để được đền bù lại, đâu phải là cho. Cái cho chỉ thật sự có ý nghĩa khi bạn đem một phần sự sống hay tất cả sự ống của chính mình - điều quan trọng nhất, cần thiết nhất và quý báu nhất - nhường cho kẻ khác.
Danh từ “hy sinh” nói lên một hành động cao quý, nhưng mấy khi gặp được ngoài thực tế, mà lại rất giả tạo. Đừng quan niệm chữ hy sinh theo nghĩa đó hãy cho đi bằng cách làm sao cho người khác hiểu được thế nào là nguyên lý duy nhất trong thuyết âm dương, không bằng lời nói, mà phải bằng việc làm của bạn. Chính cái khả năng chấp nhận và ban phát đó là cây thước đo lường tình trạng sức khoẻ thật sự của bạn vậy.
Dưỡng sinh phải là kim chỉ nam cho đời sống của bạn, phải ăn cho đúng phải uống cho đúng. Đã tránh được vỏ dưa thì đừng đạp thêm vỏ dừa. Hãy cho cơ thể hoạt động nhiều vào. Theo phép dưỡng sinh mà buông thả, không tự chủ, thì sinh lực phát sinh chẳng những không bổ ích mà còn có tác dụng ngược lại.
Sau thời gian tự làm y sĩ cho chính mình, nếu bạn cảm thấy sức khỏe của bạn khả quan và đã nhận thấy, đầu chưa được rõ ràng lắm, hé lên một chân trời mới cho cuộc sống của bạn, xin bạn vui lòng gởi đến cho tôi một bản tóm tắt về kinh nghiệm dưỡng sinh của bạn. Chính những sự hiểu biết qúy báu này sẽ khuyến khích người khác bước vào con đường mà bạn đã đi qua. Đó là cánh cửa mở vào cuộc sống mới. Hãy tìm cách chia sẻ kinh nghiệm của mình cho bạn hữu và người quen, cho cả kẻ thù của bạn, nhất là khi họ đang rên siết những đau đớn mà bạn đã từng rên siết. Hãy sống làm sao cho người ta nhìn vào bạn mà thấy được cái đơn giản, cái ưu thế của phép dưỡng sinh trong việc mưu cầu sức khoẻ và hạnh phúc.
Không làm được thế là bạn chưa có sức khoẻ hoàn toàn. Bạn hãy còn độc đoán, còn cực đoan, thiếu tinh thần hoà hợp, kiêu căng. Như vậy bạn còn bị chứng tam bạch và sẽ còn vấp ngã nữa.
Sự độc đoán là bệnh khó chữa nhất, nó là nguồn gốc của mọi bất hạnh. Bắt buộc bạn phải là con người đầy lòng nhân ái.
Mở rộng cửa lòng, đem tình thương đến tất cả mọi người, chỉ biết cho mà chẳng cần nhận lại. Vì cho là sáng tạo, người cho là người sáng tạo. Cho mà mong được đền bù, chỉ là sự ích kỷ có tính toán. Hễ có thỉ thì có chung. Tất cả gì mình đang có rồi cũng sẽ mất đi. Hãy cứ biết cho và cho mãi. Bạn sẽ là người giàu nhất, người sung sướng nhất vì đã biết gửi tất cả vốn liếng quý báu của bạn vào một ngân hàng đặc biệt, ngân hàng vô biên, với tất cả mọi đảm bảo vững chắc nhất. Những gì bạn cho đi là vốn liếng bạn đã đóng vào cái mà bạn đã cho đi, là cái quý nhất, chìa khoá mở cửa vào thiên đàng: sức khoẻ và hạnh phúc. Cái chìa khoá đó thật là đơn giản: đem đến cho mọi người, không bằng ngôn từ hoa mỹ, mà bằng việc làm, và nghệ thuật dinh dưỡng thế nào để được sống lâu và tươi trẻ mãi.
Sức khoẻ và hạnh phúc cũng dễ lan truyền như bệnh tật. Kẻ tiếp sức cho việc lan truyền, là kẻ sung sướng nhất, có hạnh phúc nhất trong những ngày dài còn lại của cuộc đời.
Muốn đạt được trí suy xét tối thượng, phải tuần tự và qua nhiều giai đoạn. Phải chịu đựng cái nóng nung người, cái rét cắt da, cái đói lã người và phải vượt qua bao nhiêu khó khăn của cuộc sống cùng với thời gian.
Vivere parvo, một cuộc sống thanh đạm, khiêm tốn và đầy đấu tranh sẽ là con đường đưa bạn tới kho tàng ngọc ngà châu báu của cuộc đời.
Một điều chắc chắn là con người vẫn hơn loài vật ở chỗ họ có khả năng phát triển nhân tính đến tột độ, có khi đến mức thần thánh.





Go to the top of the page
 
+Quote Post
leos73
bài Oct 12 2013, 11:10 AM
Bài viết #68


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 229
Gia nhập vào: 22-August 10
Từ: thanh hóa
Thành viên thứ.: 24,947



BẢNG THỨC ĂN DƯỠNG SINH HÀNG NGÀY
PHÂN LOẠI THEO ÂM DƯƠNG
- Đường Cốc loại
Trái cây Cá
Sản phẩm sữa Trứng
Các loại hạt nhân +Thịt động vật
Rau cải

TRÁI CÂY

---Thơm (dứa) Dưa bở
Đu đủ Dưa melon
Xoài Hạnh
Nho - Ô liu
Cam Trái trăn
Chuối Dưa hấu
Chanh + Dâu tây
Hồ đào Anh đào
Lê Táo
Đậu phộng ++ Trái lật
Đào lộn hột
Đào lông

SẢN PHẨM SỮA
--- Da ua (yaourt) - Camembert
Kem chua Pho mát hoà tan
Bơ Gruyere
Pho mát Rocquefor
-- Sữa ++ Sữa dê
Pho mát sữa dê

THỰC VẬT (RAU CẢI)
--- Cà pháo Các loại đậu (trừ đậu đỏ)
Cà chua Cải thìa, cải tàu
Khoa tây Đại hoàng
Nấm Zucchini
Khoai mỡ Rau cần tây
Tiêu Biển đậu
Măng tây - Su
Giá Cải hoa
Actisô Cải củ
Dưa leo Rau đắng
Đậu đũa Rau muống
-- Đậu hoà lan Rau diếp quắn
Củ cải đường Essarole
Phòng phong Ngò tây
+ Bồ công anh Bồ công anh
Hành Khoản đông
Củ cải ra đi Cải xoong
Tỏi Củ hạ
++ Bí đỏ Rễ bồ công anh
Cà rốt +++ Rễ ngưu bàng

CỐC LOẠI
- Bắp Kê
Loã mạch Lúa mì
Đại mạch + Gạo
Kiều mạch ++ Hắc mạch



- Sò huyết Hương ngư
Mực ma Cá lờn bơn
Lươn + Cá hồi
Cá gáy Tôm (tép)
Nghêu Cá trích
Cá chim lớn ++ Trứng cá muối


ĐỘNG VẬT
-- Ốc + Bồ cầu
Ếch Đa đa
Heo Vịt
Bò Gà tây
Ngựa ++ Trứng (có trống)
Thỏ +++ Chim trĩ
- Gà

LINH TINH
--- Mật ong Dầu ôliu
Mật mía -Dầu hướng dương
-- Dầu dừa +Dầu mè
Dầu phộng

THỨC UỐNG
--- Nước ngọt Nước trái cây
Trà -- Rượu bia
Cà phê Sô đa
Sô cô la - Nước suối
Rượu sâm banh Nước giếng sâu
Rượu nho Trà bạc hà
Trà bách lý hương Bồ công anh
Trà ích mẫu Yannoh (cà phê Ohsawa)
Trà ban cha (trà già 3 năm)++ Trà mu
Kokkoh (sữa cốc loại) Kuzu
Trà diếp quăn Nước muối mặn
+++ Trà nhân sâm

Tất cả các thức ăn uống kê trong bản này phải được trồng hoặc nuôi dưỡng theo thiên nhiên, không do kỹ nghệ pha chế như gà vịt, gà tây phải được nuôi bằng cốc loại hết. Độ âm độ dương cũng biến đổi theo mùa theo thời tiết của nguyên xứ, và dĩ nhiên theo cả cách nấu nướng nữa.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
leos73
bài Oct 12 2013, 02:34 PM
Bài viết #69


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 229
Gia nhập vào: 22-August 10
Từ: thanh hóa
Thành viên thứ.: 24,947



HIỆN TƯỢNG VẬT LÝ BẢNG ÂM DƯƠNG
Xu hướng Bành trướng Teo tóp
Vị trí Bề ngoài Bề trong
Kết cấu Không gian Thời gian
Chiều hướng Đi lên Đi xuống
Màu sắc Đỏ sậm Đỏ
Nhiệt độ Lạnh Nóng
Trọng lượng Nhẹ Nặng
Yếu tố Nước Lửa
Nguyên tử Điện tử Pơrôton
Nguyên tố Potassium Sodium
C, P, Ca, S... H, As, Cl, Na, Mg

SINH VẬT HỌC VÀ SINH LÝ HỌC
Sinh vật học Rau cải Động vật
Thuộc nông Xà lách Cốc loại
Phái Nữ Nam
Thần kinh hệ Trực giao cảm Đối giao cảm
Thời gian sanh Mùa lạnh Mùa nóng
Động tác cử chỉ Mềm mại Hùng mạnh
Vị giác Cay, chua, ngọt Mặn, đắng
Sinh tố C D, K

TƯƠNG QUAN GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ TRỤ
Nguyên xứ Nhiệt đới Lạnh
Mùa Hạ Đông



Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Oct 28 2013, 04:35 PM
Bài viết #70


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,051
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-...ng-2902040.html

người đẹp Việt Nam mất điểm rồi nè, vì mắt tam bạch nom phản cảm quá:

http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-...ng-2902040.html

Nhìn mặt những người đẹp khác nom dễ chịu hơn!????


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

9 Trang V  « < 5 6 7 8 9 >
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th April 2024 - 06:41 AM