IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

9 Trang V  « < 5 6 7 8 9 >  
Reply to this topicStart new topic
> Chữa bệnh viêm khớp bằng Thực dưỡng
Thelast
bài May 18 2007, 08:56 AM
Bài viết #61


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Nếu chúng ta so sánh các tuyến trung tâm như là một dòng sông to lớn, thì các luân xa như là những xoáy nước được tạo thành trong dòng năng lượng vậy. Và rồi những nhánh của con sông phân dòng nhỏ hơn đó như là những kinh mạch trong cơ thể, chạy theo ngay dưới lớp da. Những nhánh kinh mạch phát ra khỏi kinh trung tâm theo kiểu như những cái gờ của trái bí ngô phân nhánh từ cái lõi trung tâm của nó.

Mỗi kinh mạch lại tiếp tục phân chia thành những nhánh nhỏ hơn và cuối cùng kết dính với phần nhỏ nhất của cơ thể: các tế bào. Nói cách khác, mỗi một tế bào được cung cấp liên tục năng lượng từ các kinh mạch, các kinh mạch trở lại nhận năng lượng từ kênh trung tâm và các luân xa. Dòng năng lượng cũng còn đi theo chiều ngược lại: từ các tế bào đến các kinh mạch, rồi đến kênh trung ương và các luân xa.

Cơ thể con người hình thành một mạng lưới phức tạp của dòng chảy năng lượng cung cấp cho toàn bộ chức năng của nó.

Sức khỏe tùy thuộc vào khả năng của cơ thể dòng chỉ đạo nguồn năng lượng sống này, nó tuôn chảy qua khắp các tế bào, mô và các cơ quan rồi hoạt hóa quá tải hoặc suy yếu và tù đọng, tạo nên tình trạng mất cân bằng hoặc bệnh tật từ đó.

Khả năng của cơ thể để chỉ huy dòng năng lượng của sự sống này lại tùy thuộc vào chất lượng của một dòng quan trọng khác để nuôi dưỡng: đo là dòng máu và chất lỏng của cơ thể. Chất lượng máu và chất lỏng lại tùy thuộc vào những gì chúng ta ăn và uống hàng ngày. Nếu chất lượng thực phẩm quân bình thì dòng năng lượng trôi chảy qua các tế bào, cơ quan, kinh mạch và các luân xa một cách êm ả.

Những loại thực phẩm thái quá tạo ra sự mất cân bằng của dòng chảy năng lượng. Thịt, trứng, gia cầm, phó mát và các sản phẩm từ động vật tạo mỡ trong dòng máu. Mỡ này gây trở ngại cho sự trao đổi chất dinh dưỡng và năng lượng giữa máu và tế bào. Tế bào ngày càng bị bao bọc bởi lớp mỡ và chất nhầy bởi sự dùng thái quá những loại thực phẩm này và làm giảm đi tính thẩm thấu của nó. Nó còn ngăn cản việc thải bỏ năng lượng và những phế phẩm, tạo nên sự tích tụ, tù đọng các chất này.

Mặc khác, các loại đường đơn như đường tinh chế, mật ong, si rô cây thích (maple pyrup), sô cô la, carob và những loại trái cây vùng nhiệt đới đi rất nhanh vào dòng máu, tạo mức đường máu cao và sự trao đổi biến dưỡng xảy ra quá nhanh trong các tế bào. Năng lượng hoạt động rất ngắn, nhanh, tuy nhiên nó lại làm cạn kiệt và suy yếu sự sống của tế bào, đồng thời tạo nên sự tích tụ những độc chất vô giá trị.

Một thực đơn quá nhiều calori làm cho hoạt động biến dưỡng của cơ thể liên tục quá tải. Năng lượng thái quá được tạo ra liên tục trong tế bào và thải ra qua các kênh mạch và các luân xa. Việc này làm ngăn trở dòng năng lượng đối nghịch dòng kênh nguyên tủy và từ các luân xa đi đến các kinh mạch, cơ quan và tế bào, đưa đến kết quả làm giảm đi độ nhạy cảm ứng với năng lượng của môi trường xung quanh. Hơn thế nữa, các chất vô ích được tạo ra liên tục từ các bữa ăn thịnh soạn làm quá tải hệ thống bài tiết của cơ thể, rồi toàn bộ cơ thể dều bị nhiễm độc, trong đó có cả phần xương và các khớp nối.

Trong thời kỳ thai nhi, khi cơ thể vừa được hình thành, năng lượng từ môi trường xung quanh nạp suốt đến các vùng tận cùng. Nơi đây tạo nên các vòng năng lượng xoắn ốc và rồi phát triển thành các cơ quan và chuyển dòng ra phía trước cơ thể. Đó là năng lượng hình thành hai lá phổi, tim, đại trường, và tiểu trường rồi tuôn tràn lên phía trên tạo thành hai dòng song song để về sau trở thành hai tay. Năng lượng tạo ra gan, mật, thận, bàng quang, dạ dày, lá lách và tụy tạng thì tuôn xuống bên dưới, cũng hình thành hai dòng song song để tạo thành hai chân.

Những dòng song song nói trên lại cuốn vào bên trong, tạo thành các dòng xoắn ốc súc tích. Khớp là những vùng phân chia của một quỹ đạo từ cái kế tiếp của sự hình thành các vòng xoắn ốc này. Quỹ đạo đầu tiên của vòng xoắn cánh tay, chính là nguồn gốc của cánh tay gồm có xương vai và hốc cánh tay. Quỹ đạo thứ nhì gồm vùng trải dài từ vai đến cùi chỏ. Thứ ba, vùng từ cùi chỏ đến cổ tay; thứ tư, vùng từ cổ tay đến các xương bàn tay; thứ năm, đây là vùng đầu tiên của các ngón tay; thứ sáu là vùng giữa của các ngón tay; và thứ bảy, vùng thứ ba là vùng cuối cùng của các ngón tay.

Tương tự sự phát triển như thế ở chân, bàn chân và ngón chân. Vòng xoắn ốc kiểu này chứa bảy giai đoạn hoàn thành, tương ứng với mô hình quỹ đạo của tạo hóa trong vũ trụ. Ở mọi nơi chúng ta đều thấy sự hiện diện của những vòng xoắn ốc. Từ các xoáy của dải ngân hà to lớn cho đến những hoạt động của các phần tiền nguyên tử. Thiên nhiên chỉ là những vô số vòng xoắn ốc lớn và nhỏ.

Thí dụ, trong cơ thể chúng ta các xoắn ốc của tóc chung quanh xoáy tóc, lỗ tai cũng thế, trong khi mắt là những nhóm quỹ đạo đồng tâm gồm tròng trắng, tròng đen và con ngươi, chúng giãn ra và co lại theo một hoạt động trôn ốc. Bộ vú con người là một vòng xoắn ốc và tận cùng là điểm ở tâm, núm vú. Những lớp của bộ óc cũng sắp xếp theo vòng xoắn chung quanh trung tâm não. Những vòng xoắn ốc khác thì không nhìn được bằng mắt thường nhưng có thể thấy qua kính hiển vi. Đó là những hình cuộn ngoằn ngoèo của DNA được tìm thấy trong nhân tế bào.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 18 2007, 08:58 AM
Bài viết #62


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Khoa học đang bắt đầu công nhận mô hình này của vũ trụ qua đoạn trích dẫn sau đây:

THẢO LUẬN KHOA HỌC VỀ BÍ ẨN CỦA VÒNG XOẮN ỐC

DNA, phân tử chủ yếu của sự sống, là một cấu trúc xoắn ốc chứa những đặc tính di truyền, nó quyết định tất cả từ màu của mắt cho đến hình dáng của một chiếc lá. Trên một tầng rộng hơn, vòng xoắn ốc là hình dạng của những cơn xoáy lốc và những cơn bão.

Các khoa học gia, chú ý những thiên hà thật ra chỉ là những vòng xoắn ốc to lớn, hình thái này không phải cấu thành do sự ngẫu nhiên mà được hợp thành do những lực điện từ va đập vật chất vũ trụ với nhau ở một phạm vi rộng lớn hơn hết. Nhà vật lý học Anthony Peratt nói: “những vòng xoáy” rất là quan trọng trong thiên nhiên từ những vật nhỏ nhất chỉ có thể hình dung được cho đến cái lớn nhất. Nước chảy vào chậu tắm cũng hình thành nên vòng xoắn. Những vòng xoắn ốc là những cấu trúc được nhìn thấy khắp mọi nơi”.

Như chúng ta thấy, tay và chân được hình thành do những vòng xoắn năng lượng. Giờ đây chúng ta thử xem các đường kinh mạch được hình thành thế nào trong vòng xoắn ốc, và mô hình này liên quan thế nào đến các khớp. Chúng ta lấy “kinh tâm” là ví dụ điển hình.

Kinh tâm bắt đầu từ vùng của luân xa tim. Trên thực tế, nó nối với các đốt của cột sống phía sau luân xa. Nơi đây năng lượng môi trường liên kết với “Kinh tâm” xuyên vào cơ thể trong thời kỳ thai nhi. Điểm khởi đầu đó của kinh mạch là một chỗ nối. Từ đó, kinh mạch phân chia theo như sau:

1. Từ luân xa tim tiếp tục đi đến vai. Tại vai có một khớp nối.
2. Từ vai, nó chạy xuống tay đến khuỷu tay và phát triển một khớp khác.
3. Từ khuỷu tay, đường kinh mạch tiếp tục xuống tay trước đến cổ tay làm thành một khớp nữa: Khớp xương cổ tay.
4. Từ cổ tay tiếp tục đến chỗ xương bàn tay, nền của ngón út, thêm một khớp được hình thành.
5. Từ chỗ xương nền ngón tay út tiếp tục đi lên khớp đầu tiên của ngón út, tạo thành một khớp nữa.
6. Đường kinh mạch lại tiếp tục từ khớp nối thứ nhì của ngón tay út, lại một phần nữa, một khớp nữa.
7. Cuối cùng đường kinh mạch đến đầu mút ngón tay út.

Kinh tâm chia làm bảy phần, gần như là toàn bộ ở cánh tay. Vòng xoắn ốc này bắt đầu từ vòng lớn nhất gốc ở trung tâm cơ thể và tiếp tục nhỏ lần vào, cuối cùng là vòng nhỏ nhất, ở mút ngón tay.

Vòng xoắn kinh mạch bắt đầu từ một khớp nối- đốt cột sống- và mỗi khi thay đổi thành một vòng nhỏ hơn thì nơi đó cũng là một khớp nối. Khi vòng xoắn kinh mạch đổi từ vòng này qua vòng kế tiếp, các điểm được nạp năng lượng cao nhất phát triển và hình thành các khớp. Những đường kinh mạch khác bao gồm dòng đi xuống chân và bàn chân cũng có một mô hình tổng quát giống như vậy.

Thử hỏi trong thiên nhiên có một cấu trúc nào khác cũng cùng một mô hình như trên không? Từ khi trật tự của vũ trụ thể hiện trong tất cả mọi vật, chúng ta có thể tìm thấy các khuôn mẫu tương tự ở khắp mọi nơi. Thực vật chẳng hạn, cũng một khuôn mẫu y hệt lúc phát triển như cấu trúc để lộ ra của cây. Mỗi chỗ nối liền của nhánh cây cũng tương tự như các khớp của cơ thể con người. Tuy nhiên ở cây nơi phân chi thì chắc và cứng, trong khi ở con người các khớp lại mềm dẻo và cử động được. Hơn thế nữa, rễ cây cắm sâu vào lòng đất, và do đó thực vật nhận năng lượng lớn từ đất, trong khi rễ của hệ thống khớp nối con người xương sống lại nhận năng lượng mạnh từ trời. Sự khác biệt này phản ánh sự bổ sung cho nhau giữa thực vật và động vật.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 18 2007, 09:00 AM
Bài viết #63


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



* Mẫu mực năng lượng trong bệnh viêm khớp : Vậy chúng ta có thể dùng sự hiểu biết nói trên để áp dụng chữa trị bệnh viêm khớp như thế nào? Cơ bản của bệnh viêm khớp là ở các khớp nối nằm khắp các vùng của cơ thể. Viêm khớp chỉ cho thấy là dòng năng lượng qua các kinh mạch đã bị mất quân bình và ở các phần khác của cơ thể cũng thế, đặc biêt nơi các cơ quan nội tạng cũng bị ảnh hưởng. Như trên chúng ta đã thấy, các khớp là những vùng phân chi của những quỹ đạo vòng xoắn ốc của tay và chân. Chúng nó là những nơi tập trung năng lượng. Bình thường mỗi khớp có khả năng hoạt động rất rộng. Những hoạt động của khớp có thể chia thành những giai đoạn cơ bản tương ứng với các vòng năng lượng được diễn tả ở Chương 3:

1. Cử động hướng lên: như khi các khớp duỗi kéo lên, kéo ra.
2. Cử động giãn ra: như khi các khớp co, giãn thể hiện ở những khớp lúc hoạt động mãnh liệt.
3. Cử động đi xuống: khi các khớp trở về tư thế cân bằng sau thời gian nỗ lực hoạt động.
4. Cử động thử sức: dùng chịu đựng sức nặng hoặc đẩy một vật nặng.
5. Cử động lơ lửng, nổi lềnh bềnh: có trong các hoạt động mềm dẻo, thoải mái.

Tất cả các khớp trong cơ thể có đủ năm khả năng nói trên. Các khớp ở ngoại vi cơ thể, như các ngón tay rất dẻo dai và có các cử động tế nhị, trong khi các khớp ở phần dưới và ở trung tâm của cơ thể thì có khả năng chịu được sức nặng và những hoạt động tổng quát.

Trong bệnh viêm khớp, các khớp mất đi sự uyển chuyển tự nhiên, và phạm vi hoạt động bị hạn hẹp. Sự cứng nhắc, khô chặt chứng tỏ các dòng năng lượng dọc theo kinh mạch bị nút chặt hoặc đã ứ đọng lại.

Lý do thông thường gây nên tình trạng này là đã ăn quá nhiều thực phẩm có năng lượng dương tính, thu súc quá mạnh, như thịt, gia cầm, phó mát cứng, trứng, muối và các sản phẩm bánh nướng cứng. Do vậy, các gân và dây chằng trở nên cứng nhắc, năng lượng không thể chảy êm ả qua các khớp được.Viêm và sưng đỏ cho thấy năng lượng trong cái kinh mạch đã quá tải và tụ lại ngay ở các khớp. Việc dùng quá nhiều đường, trái cây nhiệt đới và rau củ, sôcôla và các thực phẩm khác có năng lượng giản nỡ, cũng như dùng quá nhiều mỡ và chất lỏng có thể tạo ra tình trạng này. Các sợi gân và dây chằng sưng lên, đau nhức khớp, phạm vi cử động giảm và không còn khả năng mang nặng nữa.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 18 2007, 09:05 AM
Bài viết #64


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



* Sự quan hệ giữa các kinh mạch, ngón tay và ngón nhân : Vị trí rối loạn tương ứng với hệ thống năng lượng của cơ thể bị ảnh hưởng. Mỗi một ngón tay, ngón chân liên quan đến một kinh mạch và cơ quan riêng biệt. Cổ tay, khuỷu tay, vai, đầu gối và mắt cá chân cũng có kinh mạch và cơ quan liên đới với nó. (Xem biểu đồ trên). Tuy nhiên nên nhớ là ngón giữa và ngón út lại liên hệ đến những đường kinh mạch trực tiếp phát xuất từ những luân xa đặc biệt ở tim, dạ dày, ruột non hơn là từ những cơ quan khác.

Những kinh mạch này các y sĩ Đông phương gọi là kinh quyết âm tâm bào lạc và kinh tam tiêu. Hai kinh này điều hòa toàn bộ chức năng của cơ thể như sự tuần hoàn máu và chất dịch của cơ thể. (Kinh quyết âm tâm bào lạc), nó còn tạo nhiệt và năng lượng biếu dưỡng (Kinh tam tiêu).

Chúng ta thử xem những hoạt động tương ứng này ra sao trong bệnh viêm khớp. Như chúng ta đã xem ở biểu đồ, ngón trỏ như là một phần của kinh đại trường, nếu sưng khớp ở ngón trỏ tức chứng tỏ năng lượng trong kinh đại trường đã quá tải. Tình trạng này cho thấy sự mất cân bằng ở đại trường, do đó sự quá tải và viêm cứng nơi kinh mạch ngoại biên và ở các khớp có nghỉ là một vài nơi trong cơ quan nội tạng đã viêm sưng hoặc bị quá tải. Những sự mất cân bằng này tạo ra nhiều triệu chứng như kém tiêu hóa, tiêu chảy hoặc viêm màng ruột mạn tính, táo bón.

Những tình trạng này tưởng chừng như không kết hợp gì với các vấn đề ở các khớp, nhưng thật ra nó có liên quan mật thiết với nhau.

Đến đây chúng ta hãy thử xem các loại viêm khớp đã đề cập trong các Chương trước liên quan thế nào với những rối loạn nằm sâu bên trong cơ thể.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 18 2007, 09:06 AM
Bài viết #65


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



* Bệnh viêm khớp Rheumatoid: Thông thường triệu chứng của bệnh này là sưng, đau và nóng đỏ ở mắt cá chân, cổ tay, đầu gối, mu bàn chân chứng tỏ có sự quá tải trong kinh mạch. Khi viêm sưng đỏ ở các khớp của ngón tay, các cơ quan tương ứng đã bị nhiễm bệnh:

Ngón tay Kinh mạch, cơ quan, luân xa

Dưới ngón cái Phổi và chức năng của phổi

Ngón trỏ Đại trường và chức năng của nó

Ngón giữa Tim, dạ dày, tiểu trường, luân xa hara, đặc biệt chức năng điều hòa máu huyết và chất lỏng.

Ngón đeo nhẫn

Tim, dạ dày, tiểu trường, luân xa hara, chức năng tạo nhiệt và năng lượng biếu dưỡng.

Ngón út Tim, tiểu trường và chức năng của nó.

Nếu cổ tay bị bệnh Rheumatoid arthritis, chức năng của tim, ruột non và ba luân xa bị rối loạn. Nếu đầu gối bị tấn công, có nghĩa là các chức năng của gan, tụy, mật, dạ dày, bàng quang và thận cũng cùng số phận. Nếu đau bên trong đầu gối, chức năng bị rối loạn ở tụy, gan thận và lá lách, nếu lại đau bên ngoài hoặc phía trước đầu gối thì dạ dày và mật có vấn đề. Đau và sưng ở mu bàn chân thì liên quan đến chức năng ở thận, lách và gan.

* Bệnh viêm khớp LUPUS: Trong bệnh này, triệu chứng rất đa dạng, chứng tỏ sự mất trật tự ở toàn bộ mạng lưới kinh mạch, các cơ quan và các luân xa. Đau nhức ở các khớp ngón, chỉ cho thấy sự rối loạn chức năng ở cơ quan hoặc luân xa tương ứng như đã nêu trên. Viêm ở màng phổi chẳng hạn chứng tỏ sự hoạt động thái quá ở kinh phế, trong khi nếu viêm vùng chung quanh tim thì chức năng của kinh quyết âm tâm bào lạc, tam tiêu đã bị rối loạn. Những tình trạng bệnh bên trong xuất hiện ra bệnh viêm khớp nơi các ngón tay tương ứng.

Đau khớp ở ngón trỏ chứng tỏ sự hoạt động quá tải ở ruột già và ruột non, lại có thể còn viêm nơi màng bụng và xáo trộn tiêu hóa. Nếu hoạt động thái quá ở kinh quyết âm tâm bào và tam tiêu thì được phản ánh ở ngón tay giữa và ngón đeo nhẫn, da mặt bị mất màu, nhất là ở vùng gò má và sóng mũi.

Khi phần đầu gối bên trong sâu và phía sau bị viêm, các chức năng của thận, bàng quang, gan, lách và tụy tạng đều bị ảnh hưởng; nếu bên ngoài và phần phía trước đầu gối bị viêm khớp thì chức năng của dạ dày và bàng quang suy yếu trầm trọng. Các triệu chứng như ung loét nơi miệng và mất protêin trong nước tiểu thường xảy ra trong bệnh viêm khớp lupus là phản ánh của các cơ quan tương ứng cũng bị nhiễm bệnh.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 18 2007, 09:07 AM
Bài viết #66


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



* Viêm khớp Ostesarthritis: Sự hình thành các mấu xương nơi các ngón tay trong bệnh viêm khớp này cho biết dòng năng lượng chảy qua các kinh mạch đã bị nghẽn tắt. Sự tích lũy protêin, của và các khoáng chất ở các khớp là kết quả dùng quá nhiều thực phẩm động vật phản ánh song song cùng nhiễm nơi các cơ quan nội tạng cũng như các mạch máu. Nơi ứ đọng được xác định bằng cách xem vị trí các ngón tay bị bệnh (xin xem như trên), chẳng hạn, mấu xuất hiện ở ngón thứ năm (ngón út) cho biết tim và ruột non đóng nhiều mỡ và cholesterol; nếu mấu nằm ở ngón giữa thì sự ứ đọng hình thành trong hệ thống tuần hoàn.

Bệnh viêm khớp Osteoarthritis nơi cột sống đau là biểu hiện dòng năng lượng qua kênh trung tâm và luân xa đã bị ứ đọng. Nếu phần trên cột sống đau chức năng tim và phổi rối loạn, nếu phần giữa đau, kéo theo sự tệ hại của dạ dày, lá lách, tụy tạng, gan, mật và thận, trong khi nếu phần cuối cột sống mắt bệnh ứng cho sự rối loạn ở đại, tiểu trường, bàng quang và cơ quan sinh dục.

Nơi đầu gối và hông đau viêm khớp, sự tù đọng được xác định tại kinh can và bàng quang kinh, và các cơ quan tương ứng đã bị nhiễm mỡ với nhiều khả năng hình thành sỏi sạn. Lá lách, tụy tạng, thận, bàng quang đều nhiễm mỡ và có thể có cả sạn, khối u, túi nang trong các cơ quan này.

* Viêm khớp Ankylosing Spondylitis: Sự hóa cứng ở cột sống trong bệnh viêm khớp này chứng tỏ năng lượng trôi chảy qua kênh chính và các luân xa không thuận lợi. Vùng nối cột sống bị vôi hóa cứng liên quan với sự tắc nghẽn dòng năng lượng (thường do sự ứ đọng của mỡ và chalesterol) trong bàng quang, cơ quan sinh dục gồm tuyến tiền liệt, dạ con, cả đại và tiểu trường.

Tiến trình hóa cứng dần lên phía trên cột sống, năng lượng trong các luân xa và các cơ quan liên hệ trở nên tù đọng. Kết quả là năng lượng từ trời và đất vào cơ thể ngày càng giảm đi và rồi không đủ để cung cấp cho hoạt động vận hành cơ thể nữa.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 18 2007, 09:08 AM
Bài viết #67


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



* Viêm khớp thống phong (gout): Vùng bị tấn công của loại viêm khớp này là gốc ngón chân cái nơi có ba luồng kinh mạch giao nhau. Kinh thận khởi đầu gần gốc ngón cái dưới lòng bàn chân (xem ảnh 12B), và từ đó chạy dọc lên theo phần trong chân. Triệu chứng bệnh thống phong cho thấy có sự rối loạn kinh thận và trong quả thận. Sự quá trớn khi dùng protêin động vật là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh thống phong, tạo axít làm mệt thận, trong khi đó phần mỡ động vật thường tích tụ làm giảm chức năng của thận.

Ngoài ra, sự liên tục dùng các loại nước uống lạnh, đá lạnh cũng là nguyên nhân của bệnh này nó tạo sự tích tụ calci và thành sạn sau đó.

Sự tích tụ mỡ và chất nhầy trong thận do ăn quá nhiều đường, mật ong, các chất ngọt cô đặc, trái cây nhiệt đới, kem lạnh và các thức tráng miệng ngọt, các thức có dầu, mỡ.

Các kinh mạch của gan và lá lách giao nhau ở vùng ngoài chân cái, do vậy bệnh thốâng phong ảnh hưởng đến hai cơ quan này. Chẳng hạn nếu uống quá nhiều rượu, gan sẽ yếu đi và gây nên thốâng phong, trong khi đó mỡ động vật, kể cả chế phẩm từ sữa tạo nên sự ứ đọng ở lá lách và hệ bạch huyết, tình trạng này là nền tảng gây nên bệnh viêm khớp thống phong.

* Sự cân bằng năng lượng kinh mạch : Thực dưỡng cân bằng là nền tảng duy nhất để tránh dẫn đến sự mất cân bằng trong các cơ quan, kinh mạch và các khớp. Viêm khớp là một bệnh có thể ngăn ngừa được. Hơn thế nữa trở lại dùng thực phẩm quân bình phối hợp với hoạt động và cách sống tốt lành đem lại tình trạng bình thường cho các khớp và các kinh mạch dù sau khi bệnh viêm khớp đã bộc phát.

Như chúng ta đã thấy trong Chương 2, bệnh viêm khớp được xem như là một loại bệnh không chữa trị được Y học hiện đại chỉ cốt làm giảm triệu chứng, nhưng nguồn gốc gây bệnh vẫn không giải quyết được. Để thay đổi cơ bản tình trạng bệnh, đem lại sự cân bằng sức khỏe, chủ yếu là cần phải thay đổi ẩm thực và cách sống.

Theo lối chữa trị cơ bản này, có nhiều phương pháp bổ sung cho nhau giúp tái Lặp lại sự cân bằng trong dòng năng lượng qua các kinh mạch và các khớp, và đem lại cho cơ thể một mức độ dẻo dai bình thường.

Trong phần sau đây, chúng tôi xin trình bày những bài thực tập đơn giản để kích thích và thêm năng lượng cho các kinh mạch. Các cách luyện tập này phỏng theo cách tập DoIn cổ truyền hoặc tự xoa nắn tự nhiên.

Các luyện tập bổ sung này đã được giới thiệu trong một quyển sách Book of DoIn, Japan Publication’s 1979.

Người bệnh viêm khớp hoặc các bệnh khác đều được khuyên nên luyện tập thêm tùy thuộc vào tình trạng cá nhân và khả năng cơ được. Trong trường hợp bệnh quá trầm trọng nên tìm thấy thuốc hoặc chuyên gia về sức khỏe trước khi bắt đầu các phương cách này.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 18 2007, 09:09 AM
Bài viết #68


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



* Các cách luyện tập kinh mạch :

1. Cho kinh phế và kinh đại trường.

a. Đứng dang hai chân xa ra một khoảng rộng bằng hai vai. Đưa hai tay ra phía sau lưng và khóa hai ngón cái vào nhau. Các ngón tay cong lại như quả đấm.

b. Đưa xa hai tay về phía sau đồng thời ngước mặt lên nhìn trần nhà, xương sống sẽ uốn cong về phía sau. Cử động này làm lồng ngực đưa về phía trước, làm căng giản các cơ quan ở phần giữa thân và bụng.

c. Cong người về phía ngược lại, gập hông về phía trước càng xa về phía trước càng tốt nếu có thể kéo cánh tay theo luôn. Với cử động toàn bộ này với bàn tay siết chặt. Như thế sẽ làm giản cánh tay ra. Nếu tập đúng, xương sống sẽ làm thành một góc 90o với hai chân. Giữ tư thế này thở ra hít vào từ từ hai hơi, rồi trở về tư thế thẳng đứng đầu tiên.

Thả các ngón, rời hai tay ra và treo thõng hai tay dọc theo hai bên hông sườn. Lặp lại.

Cử động căng duỗi này làm hoạt hóa dòng năng lượng và chức năng của phổi và đại trường.

2. Luyện tập cho tỳ, tụy tạng và dạ dày : Ngồi xuống sàn, gấp đầu gối lại ra phía sau và mông ngồi trên gót chân. Nắm hai bàn tay lại, các ngón quấn vào nhau. Rồi nhẹ nhàng, đưa hai tay lên cao, duỗi thẳng cho đến khi hai tay và thân mình cùng một hàng dọc.

Tiếp tục cử động duỗi tay cho cơ thể ngã về càng phía sau càng tốt. Giữ hai chân gấp cho vững. Nếu có thể giữ hai đầu gối nằm sát sàn. Giữ tư thế này thở chậm ra vào hai hơi. Xong trở lại tư thế thẳng, giữ hai tay sát vào dái tai. Có thể Lặp lại.

Cử động căng duỗi này kích thích dòng năng lượng và chức năng của kinh vị, kinh tỳ, lá lách.

Ảnh 13, 14: Luyện tập cho kinh phế và kinh đại trường, dạ dày

3. Luyện tập cho tim và ruột non: Ngồi xếp bằng trên sàn, hai lòng bàn chân giao nhau. Hai bàn tay nắm chặt hai bàn chân. Hai gối chạm sàn. Từ từ, nắm chặt bàn chân (phần dưới vẫn giữ chặt) kéo hai bàn chân về phía cơ thể. Động tác này làm căng duỗi vùng trong của hai bắp đùi.

Trong khi hai gót chân vẫn giữ chặt, gập thân mình về phía trước sao cho trán chạm vào hai bàn tay. Động tác gập người này làm giản phần hông và toàn bộ cơ thể. Vẫn để trán chạm hai bàn tay, thở chậm dài hai hơi, rồi trở về tư thế ngồi thẳng. Lặp lại.

Sự căng duỗi này kích thích dòng năng lượng và chức năng vật lý của tim và ruột non.

Ảnh 15 : Luyện tập kinh tâm và tiểu tường

4. Luyện tập cho thận và bàng quang : Ngồi trên sàn, hai chân thẳng về phía trước sao cho phần sau của chân chạm vào sàn nhà từ gót chân đến mông. Dùng tay nắm chặt các ngón chân, gập người về phía trước. Nếu có thể cho trán chạm với đầu gối.

Giữ tư thế này, thở chậm và dài hai hơi, rồi trở lại tư thế ngồi thẳng ban đầu. Hai tay buông lỏng các ngón chân ra. Lặp lại.

Luyện tập này làm hoạt hóa dòng năng lượng và chức năng vật lý của thận và bàng quang

Ảnh 16: Luyện tập cho kinh thận và kinh bàng quang

5. Luyện tập kinh quyết âm tâm bào lạc và kinh tam tiêu: Ngồi tư thế hoa sen trên sàn. Hai chân bắt chéo nhau sao cho hai mắt cá chân nằm lên phần trên hai đùi và mắt cá chân này cũng nằm trên mắt cá chân kia. Từ tư thế này, dùng tay này nắm chặt đầu gối chân kia, chéo hai tay. Gập nhẹ người về phía trước cho đến khi trán chạm đất. Giữ tư thế này, thở chậm và dài hai hơi. Rồi trở lại tư thế ngồi thẳng ban đầu. Tư thế hoa sen này có thể đổi ngược chân lại để tập. Lặp lại.

Động tác này làm hoạt hóa dòng năng lượng và chức năng tương quan của tam tiêu và tâm bào lạc.

Ảnh 17: Luyện tập kinh quyết âm tâm bào lạc và kinh tam tiêu

6. Luyện tập cho gan và mật : Ngồi trên sàn. Dang thẳng hai chân ra xa, phần sau chân chạm sàn từ mông đến gót chân, các ngón chân dựng đứng. Dang chân càng xa càng tốt. Dùng hai tay nắm chặt một bên bàn chân. Gập hông về phía hai tay cho trán chạm đầu gối. Giữ tư thế này, thở chậm và dài hai hơi. Rồi trở lại tư thế ngồi thẳng ban đầu.

Lặp lại động tác với chân kia. Lặp lại cho cả hai chân.

Động tác này hoạt hóa dòng năng lượng và chức năng vật lý cho gan và mật.

Ảnh 18: Luyện tập kinh gan và mật


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 18 2007, 07:34 PM
Bài viết #69


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



CHUƠNG 8
KINH NGHIỆM CÁ NHÂN

Janet Erickson


Bảng chẩn trị y khoa của tôi cho biết tôi bị thoái hóa khớp ở hai bàn tay, hông và đầu gối. Tôi nói với bác sĩ xin điều trị tại nhà bằng aspirin để giảm cơn đau. Ông ta nói “Khi tình trạng trở nên quá tệ hại, tôi sẽ thay thế khớp gối và hông nhân tạo cho anh”. Tôi nghỉ đó cũng là biện pháp khó tránh cho tôi, cho đến khi tôi được giới thiệïu phương pháp thực dưỡng sinh một cách cặn kẻ. Tôi vẫn ngờ vực về việc thực phẩm lại có thể giúp hoặc ngăn cản sự đau đớn của tôi từ thể chất đến tinh thần.

Tôi nhận thấy muối và thức ăn sẵn đóng gói làm sưng phù và đau đớn thêm nơi viêm. Cũng vậy trạng thái tinh thần của tôi cũng hưng phấn hoặc suy giảm gắn bó với bữa ăn.

Trước đây cha và ông nội tôi không hút thuốc và uống rượu mà lại chết vì bệnh ung thư phổi. Tôi không hiểu tại sao? Nhưng sau khi xem quyển Recalled by life của bác sĩ Anthony Sattilaro và học hỏi về dưỡng sinh thì tôi đã rõ cái chết do bệnh ung thư của cha và ông nội tôi cũng như căn bệnh viêm khớp của tôi. Tôi quyết định tự cứu. Tuy nhiên trước tiên xin hãy cho tôi nói một số quá trình kinh nghiệm bản thân.

Năm mươi ba năm trước, tôi bị đau chân nghiêm trọng, cha mẹ và bác sĩ không cho tôi chơi môn nhào lộn và leo dây.

Tôi là người không phàm ăn, thường chỉ ăn yến mạch, chuối và bánh quy chiên. Từ lúc năm tuổi đến hai mươi mốt tuổi thường chỉ dùng trứng, cá, trai sò. Tôi ăn rất ít trái cây và hầu như không ăn rau. Như thường ngày tôi ngốn thêm bánh cake, bánh nướng, bánh quy.

Cũng vào năm hai mươi mốt tuổi, tôi Lặp gia đình và bắt đầu thay cá bằng vô số thịt bò, trứng và gà. Tôi lên cân từ đó.

Do lo sợ việc lên cân, tôi ngưng ăn thịt bò và chỉ ăn gà, trứng, bánh mì. Tôi né tránh việc ăn tráng miệng mà thay vào bằng rượu. Để rồi từ năm ba mươi tám tuổi tôi bị đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Aspirin và valium được dùng thường mỗi ngày.

Năm bốn mươi hai đến bốn mươi bốn tuổi, tôi dùng ngày ngày càng tăng dần thuốc an thần và rượu và cả loại valium sủi bọt. Do đau đớn quá tôi phải bỏ rượu năm bốn mươi sáu tuổi, từ đó tôi lại ăn kẹo thỏi mỗi khi muốn uống rượu. Tôi vẫn tiếp tục ăn gia cầm, trứng, khoai tây và bánh mì với một ít rau và trái cây và hầu như không ăn chanh, cam do loại này làm cho dạ dày tôi rối tung lên.

Cũng từ năm tuổi bốn mươi hai, hai tay tôi và đầu gối bị viêm khớp sưng lên và đau đớn rồi sau đó hai bên hông cũng thế.

Vào tháng 10 năm 1985, sau khi tôi gặp ông Michio Kushi, tôi không ăn gia cầm và trứng nữa. Trong tám tuần lễ đầu tôi dùng thực đơn căn bản của dưỡng sinh, chỉ sau bốn tuần, đau đớn và viêm sưng ở hai bàn tay và đầu gối đã giảm nhiều, lên xuống cầu thang nhà không còn đau đớn lắm như trước nữa. Sau tám tuần, tôi giảm cân và tinh thần tỉnh táo hẳn không còn trạng thái chao đảo như trước, ăn ngon miệng và không dùng dược phẩm.

Tôi cũng có dự vài lớp nấu ăn dưỡng sinh, cơ thể thay đổi từ trạng thái đau đớn thái quá đến trạng thái không còn cơn đau. Thật là tốt đẹp cả thể chất, tinh thần và tràn đầy lòng biết ơn. Giờ đây tôi khiêu vũ như bão tố !

Vậy tôi đã qua kinh nghiệm thế nào về thực dưỡng dưỡng sinh ? Thực chất thức ăn và bệnh viêm khớp đã liên quan ra sao ? Nói cách khác là các món ăn dưỡng sinh đã làm nên sự thay đổi hay đầu óc tôi đã đổi thay. Kẹo, mứt ngọt và đậu phụng rang muối tức thời làm rối loạn dạ dày và gây đau lại ở hai tay, viêm sưng lại ở đầu gối. Tinh thần và sức lực lộn xộn theo sau đó. Tôi tin chắc thức ăn đã gây nên bệnh viêm khớp của tôi và theo dõi điều này. Khi tôi trở lại dùng thức ăn đơn giản thì trong vòng hai mươi bốn giờ đồng hồ, tôi trở lại trạng thái cân bằng bình thường. Sự đau đớn do bệnh viêm khớp đã quá lâu đủ để cho nó rời bỏ tôi từ đây !

Vị bác sĩ (biết rõ tôi áp dụng phương pháp thực dưỡng dưỡng sinh và đã lo âu về sự mất cân của tôi) khăng khăng đòi làm thử nghiệm máu để xem tôi có bị bệnh thiếu máu hay không, và kiểm tra luôn mức potassium và calcium nữa vì lý do gì tôi cũng không biết.

Hai ngày sau, vị bác sĩ này gọi và cho tôi biết sức khỏe của tôi đạt điểm 100% và tôi phải thanh toán tiền để nghe một điều mà tôi chắc đã biết rồi.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 19 2007, 02:29 PM
Bài viết #70


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



PHỤ LỤC
CHĂM SÓC TRẺ THEO PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH

(Cornellia Aihara)


Cornellia Aihara sinh tại Fukushima, Nhật Bản. Cô học tập phương pháp dưỡng sinh ở Đông kinh tại trường của tiên sinh George OHSAWA và được phân công phân phối tuần báo OHSAWA.

Sau đó cô đến Mỹ và kết hôn với Herman Aihara, người hướng đạo và dạy môn dưỡng sinh tại Mỹ..., cũng là hiệu trưởng cơ sở dưỡng sinh George Ohsawa tại đây.

Con gái cô tên Marie sinh năm 1958 và Jiro con trai sinh năm 1959.

Cô Cornellia học nấu ăn với bà Lima OHSAWA tại Mỹ, và cũng là phụ tá của bà Lima để nấu các món dưỡng sinh tại các trại hè từ năm 1960 đến 1964. Kể từ năm 1969 với sự thông hiểu cách nấu nướng theo phương pháp dưỡng sinh cô đã cùng đi du lịch với chồng cô Aihara trong khắp cộng đồng Mỹ và nước ngoài.

Cô cũng đã học được từ ông George và bà Lima OHSAWA y lý dưỡng sinh để chăm sóc trẻ nhỏ và thực hành nghệ thuật này cho chính các con của cô.

Mục sách này là một sự biểu lộ lòng biết ơn của cô đối với ôâng ,bà OHSAWA, và các ban dưỡng sinh khắp nơi trên thế giới.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

9 Trang V  « < 5 6 7 8 9 >
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 10th June 2024 - 10:06 PM