IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

30 Trang V  « < 3 4 5 6 7 > »   
Reply to this topicStart new topic
> Cách làm tương cổ truyền Minh, & những món ăn chế biến với tương
huynhdoan2000
bài Mar 5 2009, 07:44 PM
Bài viết #41


Hội viên năng động
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,189
Gia nhập vào: 21-January 08
Thành viên thứ.: 203



Chào các bác...
Trong khi chở đợi đệ học nghề làm tương theo kiểu "dùng mốc Aspergillus Orizae"...Đệ có thử làm tương cách đơn giản hơn...nay xin "truyền nghề" cho các hậu học...haha...đệ không chịu trách nhiệm đâu nhé...Đê có làm rồi, ăn hết rồi, đang làm thêm...Tương gì mà nó "mặn" như muối!!! Làm khoảng 1 tháng là có thể ăn...Tất nhiên do trong sách dạy, chứ đệ không có tự "chế" ra đâu...Anh của đệ cũng có làm như thế và ăn "phà phà"....Dùng tương nầy nấu tàu hủ, mì căn, v.v...rất ngon....Tương múc ra dùng thì cho xào với dầu ...

Nguyên liệu:

-- Nửa kí đậu nành [loại bỏ các tạp chất, đất đá, hột lép]
-- Một bịt bột bắp , khối lượng 150g [ra chợ mua, khoảng 5.000vnd, bột bắp thứ dùng nấu súp]
-- 2 lít nước
-- nửa kí muối [muốn bớt mặn thì 400g thôi...nên nhớ công thức là "một lít nước pha từ 200g muối trở lên"...]

cách làm:

-- Đậu nành đem phơi nắng cho ấm [vài tiếng], rồi đem vô, bỏ vào cối đá xay khô, xay từng nắm nhỏ ...cho bể ra [ bể làm 2 hay bể làm tư...thây kệ nó, vô tư...]
-- Nếu không có cối đá thì...khỏi xay ...cứ đem ngâm luôn
-- Ngâm nước đậu nành [bao nhiêu nước cũng được, cho ngập cao cao vì nó nở bự đấy...], ngâm một đêm
-- Bữa sau đổ bỏ nước ra...và bắt đầu "đãi vỏ" [tức bỏ vỏ lụa]...Cho nước khác vào ngập cao...lấy tay "quậy" tròn...rồi nghiêng nghiêng chắt bỏ nước ra [như vo cơm], lúc chắt nước ra thì vỏ đậu nành vì nhẹ hơn nên ra nhiều hơn...Đổ nước vào tiếp, quậy tròn, nghiêng chắt ra, v.v..làm nhiều lần cảm thấy gần hết vỏ đậu thì thôi...Còn chút đỉnh không sao! Ăn nhằm gì!!!
-- Riêng đậu "chưa xay"mà đem ngâm thì...bữa sau phải dùng hai tay chà xát vào đậu cho mạnh, cho tróc vỏ ra , quậy tròn, nghiêng chắt nước ra v.v...làm nhiều lân như thế... hơi cực khổ một chút...nếu mà còn vỏ chút đỉnh ...thây kệ...Bất quá thời gian "ăn" hơi lâu một tí...Vì đãi vỏ thì mau ăn, còn nguyên vỏ thì lâu 1 tí...
-- Trút đậu ra rổ cho ráo nước...
-- Đến giai đoạn nấu đậu cho mềm rục [ nếu còn cứng cũng được, lâu ăn 1 chút]...Trước hết lường 2 lít nước...rồi cho đậu vào nồi, đổ nước mới lường vô [một hoặc cả hai lít nước cũng được, miễn vừa ngập mặt đậu ], còn bao nhiêu để nước đó...
-- Coi bộ nấu nồi áp suất mau hơn, nấu nồi thường cũng được, miễn mềm thì thôi...
-- Vớt đậu ra rổ cho ráo
-- Nước đậu còn lại trong nồi,bỏ thêm nước còn lại ở ngoài [cộng lại gần gần 2 lít, do bị hao hụt khi nấu]...trút 400g muối vào nấu sôi
-- Nước đậu nấu sôi,Vớt cặn,để nguội, đổ ra hủ thuỷ tinh [giống hủ chao loại lớn, mua 18.000vnd loại ba lít] nhớ lót vải màng khi đổ vào để lọc bỏ cặn bả...Vặn nắp đậy chặt lại, để qua một bên...
-- Bột bắp bỏ vào chảo rang hơi vàng vàng...
-- Lấy cái diệm [ giống cái thau, nhưng làm bằng đất láng men, mua ngoài chợ 25.000vnd]...rãi một lớp mỏng đậu, rãi bột bắp rang áo lên, rồi rãi một lớp đậu, rồi rãi một lớp bột bắp lên..v.v...cho hết số đậu đã nấu mềm và số bột bắp đã rang...Hái lá chuối [lá khoai mì, lá nhãn,...đậy lên trên.
-- Dùng tấm vải mùng xếp làm tư, đậy cái diệm lại, đem đặt trên cao, chỗ nào kín khuất trong nhà, dùng cái thúng úp lại...
-- Khoảng ba ngày đến bảy ngày thì "lên men", nếu có mốc thì là mốc màu trắng...mùi cơm rượu hay mùi mắm đậu...Không nên ủ lâu..sợ có giòi??? Đệ để khoảng 3 ngày đêm, miễn có mùi men là được, không cần mốc trắng..haha..đêm dài lắm mộng...Sợ giòi quá!!!
-- Trút hết số đậu+bột đã ủ...vào hủ thuỷ tinh nước đậu trước đó...
-- Quậy kỹ, đậy nắp chặt lại
-- Đem phơi nắng ban ngày, ban đêm đem vô [ sợ bị ăn cắp...]
-- Cứ mỗi sáng sớm, quậy 1 phút, rồi đậy nắp chặt lại, đem phơi nắng
-- Quậy liên tục 10 ngày mỗi sáng...
-- Sau đó làm biếng...để trong nhà...cách hai ba bữa đem phơi một lần
-- Khi thấy nước trong hủ trở nên màu "nâu sậm" là...sắp ăn được...Để 1 tháng hãy ăn...càng để lâu thì càng...bớt mặn...
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Mar 14 2009, 05:50 AM
Bài viết #42


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,213
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Trong các sách về Thực dưỡng mà tôi đã đọc có đoạn nói rằng đỗ nành rất âm và cực kỳ khó tiêu dầu nấu, rang hay hầm kỹ trừ phi nó được làm thành tương chao... cho nên Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... đều có các kiểu loại tương đều dùng các chủng loại mốc để chuyển hoá đạm đỗ nành thành một thứ đạm mà hệ thống tiêu hoá có thể hấp thu.

Chỉ có những người không biết tới điều này mới ra sức mà quảng cáo cho các kiểu loại tương như trên.

Có lẽ "tương" kiểu trên phải đặt một thứ tên khác như là "Đỗ nành ninh ướp nước muối lâu ngày" chẳng hạn... một nhóm người tu ăn chay trường... họ còn làm 1 thứ "nước mắm" theo kiểu tương tự ngửi thối như mùi nước cống thối - loại nước mắm thối đó... mà họ còn vô chai và nhãn mác đẹp đẽ.... khộng hiểu "ông nào" ăn lắm tiền mà đồng ý cho bày bán loại nước mắm đó trên thị trường????? lại còn đồng ý có đạm bao nhiêu phần trăm ở trong nữa?

Còn những người thích ăn loại nước mắm đó họ là ai? chỉ là nạn nhân của chế độ chay thiếu đạm mà ra... tôi nếm thử thấy nó vừa mặn vừa thối khắm chả có vị gì gọi là ngon....?

Thiếu gì thức ăn ngon bổ mà lại phải dùng loại đó nhỉ?

Tamari ngon thơm biết bao nhiêu...bạn hãy làm thành công loại tamari...

Cũng như miso... tôi không hiểu bí mật nào làm cho miso nhà tôi không hề bị váng mốc dầu để tơ hơ ra không khí lâu ngày?

Trước đây thì miso có bị như thế, dầu miso có bị váng mốc bề mặt như thế cũng không hề làm sao nhưng cái cảm giác nó được "giải phóng" khỏi những trạng thái tâm xấu... trong khi Miso Hàn Quốc, Nhật bản đều bị mốc nếu để lâu ra ngoài không khí...miso thực ra hơi giống như dưa chua...rất dễ bị váng bề mặt... tuy nhiên có thể thời gian, nắng, và mốc mật ... đã làm cho miso không thể nào thành ra... váng bề mặt...đây là bí quyết làm miso không bị váng bề mặt?
Nếu đúng như thế ... đợi vài năm nữa trắc nghiệm xem có đúng 100% không thì mình sẽ tuyên bố phát minh này và bán bản quyền này ??? bao nhiêu tiền một người nhỉ????

Hi, sẽ cúng ngay cho các bạn... đây nè... cho nhiều mốc mật vào chum miso nó sẽ làm cho Miso ngon ngọt hấp dẫn vô cùng và không làm miso lên mốc bề mặt... vì sao tôi biết điều này? vì tôi để cả chum 200 lít mốc mật năm này qua tháng nọ tức là để vài năm... nó chả hề lên mốc mà con trở thành một "loại tương" cực ngon miệng nhưng thành phần đạm hơi ít... do vậy khi tôi hỏi ý kiến bà Diệu Hạnh và anh Nguyễn Minh Thái là có nên làm loại tương khoái khẩu hết chỗ nói đó để "dụ khỉ" những người khó tính hám ngọt "ngoài thị trường" không? thì cả 2 đều bảo KHÔNG; điều này giống như Phật giáo nguyên thuỷ... họ dứt khoát không chịu hạ mình dủ khỉ chúng sinh bằng đủ thứ phương tiện để cho mọi người quên KHỔ để hiển thánh...

Khổ rất là tốt vì nhờ nó mình mới có cái để luyện tâm... và biết đường thoát khổ, nếu chỉ thích SƯỚNG thì sẽ dễ bị lừa...
Vì sao có nhiều người bị lừa như thế?

Vì họ thích SƯỚNG, họ không chịu học âm và dương ...SƯỚNG chằng qua chỉ là ngược lại của KHỔ...nó chỉ là hai mặt của một đồng tiền

Vì năm nào tôi cũng "cải tiến cải lùi" miso cho nên ngẫu nhiên NÓ được như thế chăng?

Cũng có thể do để lâu ngày, 3 - 4 năm... nhà tôi có chum miso nhỏ đã được 10 năm, chắc chỉ để làm quà cho các bạn Thực dưỡng hữu duyên, khi nào gửi chum cho Huynhdoan sẽ gửi cho 1 lọ nhá.

Bay giờ ai mà làm thành công tamari sẽ là VUA CHÚA của ngành Thực dưỡng... chả muốn cũng được tôn vinh...

Tại sao bạn lại không là nhà sản xuất tương giỏi để giúp đỡ mọi người?


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
huynhdoan2000
bài Mar 16 2009, 06:58 AM
Bài viết #43


Hội viên năng động
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,189
Gia nhập vào: 21-January 08
Thành viên thứ.: 203



Trong các sách về Thực dưỡng mà tôi đã đọc có đoạn nói rằng đỗ nành rất âm và cực kỳ khó tiêu dầu nấu, rang hay hầm kỹ trừ phi nó được làm thành tương chao

Chào sư phụ...
Chân lý lần lần hé mở...Đậu nành rất bổ dưỡng [tương đương thịt cá ], nhưng cũng là rất Âm!!
Người tu hành ăn chay trường thường ăn các sản phẩm chế biến từ đậu nành như đậu phụ,tàu hũ ky, chả lụa chay, tương loãng, tương đặc,chao...Ngặt là ...các món nầy chế biến nhanh [dưới 3 tháng]...nên Bổ thì Bổ, mà là Bổ Âm!!! Lâu ngày Âm thịnh Dương suy!!!

Có lẽ "tương" kiểu trên phải đặt một thứ tên khác như là "Đỗ nành ninh ướp nước muối lâu ngày" chẳng hạn... một nhóm người tu ăn chay trường... họ còn làm 1 thứ "nước mắm" theo kiểu tương tự ngửi thối như mùi nước cống thối - loại nước mắm thối đó... mà họ còn vô chai và nhãn mác đẹp đẽ.... khộng hiểu "ông nào" ăn lắm tiền mà đồng ý cho bày bán loại nước mắm đó trên thị trường????? lại còn đồng ý có đạm bao nhiêu phần trăm ở trong nữa?

Còn những người thích ăn loại nước mắm đó họ là ai? chỉ là nạn nhân của chế độ chay thiếu đạm mà ra... tôi nếm thử thấy nó vừa mặn vừa thối khắm chả có vị gì gọi là ngon....?


Vị giác của sư phụ đã tinh luyện rồi!! nếm thức ăn là biết lợi hay hại ...
Người bình thưòng...cơ thể "đầy" tạp chất tùm lum trong người...nên dù có ăn thứ gì "thối" cũng...chả ăn nhằm gì cả!!
Sư phụ nói câu ..."chế độ chay thiếu đạm"...thật là thấm thía!! Phải tự mình giúp mình thôi, sau đó giúp cho người [giúp cho người ăn chay!! Mấy cha ăn mặn...khuyên bảo họ ăn tương, họ chửi vô đầu đấy!!]

Tamari ngon thơm biết bao nhiêu...bạn hãy làm thành công loại tamari...


haha..Tamari bây giờ đã thành "Thánh" rồi!! Trời nắng nực, uống nước trà bancha pha tamari là...bá phát!!! Tuy nhiên tamari có giá thành "không" thích hợp với người nghèo...Chỉ dạy cho người cách làm...cũng là một việc bố thí [bố thí pháp]...Đệ tử đã có quyết tâm làm tương rồi...Ngày nào làm thành công Tương...thì mới mong ...hết bệnh!!! Bác sĩ nào, thầy lang nào cũng nói...ăn chay thiếu "chất"...Họ nói cũng đúng! Trước thời sư phụ...có ai mà biết Tương có bao nhiêu đạm?? Từ ngày sư phụ thành lập trang web nầy...thì vấn đề Tương đã sáng tỏ...
Làm được một hũ tương đầy đủ độ đạm...ăn quanh năm...Khỏi lo vấn đề ăn uống thiếu chất nữa...

Hi, sẽ cúng ngay cho các bạn... đây nè... cho nhiều mốc mật vào chum miso nó sẽ làm cho Miso ngon ngọt hấp dẫn vô cùng và không làm miso lên mốc bề mặt... vì sao tôi biết điều này? vì tôi để cả chum 200 lít mốc mật năm này qua tháng nọ tức là để vài năm... nó chả hề lên mốc mà con trở thành một "loại tương" cực ngon miệng nhưng thành phần đạm hơi ít.
Ủ được mốc Aspergillus Oryzae [mốc màu vàng hoa cau] đã là việc "trần ai lai khổ", bây giờ lại thêm một bước nữa là ủ thành "Mốc mật"....nếu sư phụ không chỉ dạy rõ ràng thì chúng đệ tử cũng "pótay"!!!

Khổ rất là tốt vì nhờ nó mình mới có cái để luyện tâm... và biết đường thoát khổ, nếu chỉ thích SƯỚNG thì sẽ dễ bị lừa...
Vì sao có nhiều người bị lừa như thế?

Vì họ thích SƯỚNG, họ không chịu học âm và dương ...SƯỚNG chằng qua chỉ là ngược lại của KHỔ...nó chỉ là hai mặt của một đồng tiền


Đệ tử biết rồi sư phụ ôi...Sự việc đến với mình đều có lý do...Có thể mình quá kiêu ngạo nên...thằng "nhồi máu cơ tim" chạy đến...nhắc nhỡ mình!! Có thể mình sắp vào Đạo...nên thằng "ung thư" chạy đến...Tất cả đếu đến với mình...do vì mình..đang "cần" có nó ...để "hoàn thiện"...Còn hoàn thiện được hay không là tại mình!!

Cũng có thể do để lâu ngày, 3 - 4 năm... nhà tôi có chum miso nhỏ đã được 10 năm, chắc chỉ để làm quà cho các bạn Thực dưỡng hữu duyên, khi nào gửi chum cho Huynhdoan sẽ gửi cho 1 lọ nhá.

Cám ơn sư phụ trước đấy!! haha...thật ra miso chỉ "bổ" một phần...Phần lớn là do "thần lực" của sư phụ!! Đồ gì do sư phụ làm ra là...Tốt!! Người thân tâm trong sạch thì làm thức ăn gì cũng trong sạch...
Đệ góp ý với các bác cái nầy....các bác có đọc sách TD thì thấy..."nổ" dữ lắm!! nào là thần dược v.v...Điều nầy "chỉ" đúng với người chịu ăn TD trên 49 ngày...Cỏn...bày dạy cho mấy cha ăn mặn...thì "trấm trất"!! Như denti trị đau răng, trà củ sen trị ho v.v...haha...mấy khứa ăn mặn...trong người "đầy" tạp chất, đầy trọc khí,...mấy cái thứ của TD ...chả ăn nhầm gì đâu!!

Bay giờ ai mà làm thành công tamari sẽ là VUA CHÚA của ngành Thực dưỡng... chả muốn cũng được tôn vinh...
Kêu là VUA tương!!! Trong các vua tương thì...có sư phụ rồi...
Đệ tử chỉ mong được làm "tri phủ tương" cũng là quí lắm rồi!!!
................................................................................
.........
BÁO CÁO SƯ PHỤ VÀ CÁC BÁC...
ĐỆ ĐÃ Ủ THÀNH CÔNG MỐC "ASPERGILLUS ORYZAE" BẰNG CÙI BẮP!!!

Thôi rồi, cơ hội trở thành "tri phủ tương" không còn xa...
Cách lai tạo mốc aspergillus oryzae...[haha...đừng quá tin cái loa mồm của đệ nhé!! Đệ không chịu trách nhiệm những gì mình nói...các bác kiểm chứng lại!!]

-- Ra chợ mua 5 ngàn đồng 3 trái bắp nấu chín sẵn...
-- Về nhà...ra chỗ nào kín đáo...lột vỏ bắp bỏ ra, cầm trái bắp mà ăn hột...Ăn coi chừng thằng nào thấy nó la chết!!! "Ê, ăn TD mà dám ăn Âm hả!!!" Mắc cở chết!!! Vì theo tổ thì...sau khi ăn TD được 8 năm mới được ăn Âm!!
-- Ăn xong, lau miệng,...lấy 3 cái cùi bắp vô nhà mà chế biến...
-- Lấy cái diệm [ là cái thau sành]...lót lá chuối bên dưới [vài mãnh]...để 3 cái cùi bắp lên, rồi lấy cũng lá chuối phũ lên
-- Đem đặt cái diệm chỗ nào trong nhà [không đặt dưới đất...kẽo...ủ thành kiến!!!]
-- Úp cái thúng lên...
-- ủ năm mười ngày gì đó...mở ra coi...
-- Tùm lum nấm mốc...đen có, trắng có, hoa cau vàng có...Hoa cau vàng chính là aspergillus oryzae dùng làm tương...[không biết có đúng không nhỉ?? cái naỳ do một Việt kiều Mỹ bày dạy tren web...]
-- Từ nay khỏi liên hệ gì với Trung tâm Vi sinh nữa cả!!! Chờ mua một gói mốc giống muốn ngủ gục!! Theo tớ biết, mấy tay đại gia làm tương đã đặt mua hết số mốc giống của Trung tâm Vi sinh...Làm gì có dư mà bán lẻ một hai gói...[ cái này là do miệng của một người bạn đang giảng dạy Vi sinh vật cảnh...nói với đệ]
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Mar 17 2009, 08:11 PM
Bài viết #44


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,213
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Tại cái miệng cậu ăn nhá vào bắp mà làm cho nó thành ra đủ thứ mầu mốc như thế...

Đúng ra có thể làm như sau:
Gọt hết lớp hạt bắp rồi cẩn thận để vào ... thứ như thế nhưng thay vì cho lá chuối hãy cho lá nhãn... trên và dưới... chắc chắn nó sẽ ra đều một thứ chủng loại mốc.... cần tìm?

Trong lá nhãn có loại mốc đó đấy.

Trung tâm vi sinh vật học họ lưu giữ mốc giống ttrong ống thạch nghiêng, tớ đã được nhìn tận mắt.. khi nào cần họ chấm chút rồi gây ra cả mẹt mốc... hết mẹt này tới mẹt khác không có sức mà mua...vả lại vừa qua tớ có quá nhiều công việc quên việc mua mốc giống vả lại họ bảo 1 tuần nữa mới có nên quên luôn... nay nhớ rồi sẽ hỏi mua ngay...
Chớ tí... sau khi có mốc rồi cậu có thể bảo quản lưu giữ và làm mốc giống mà bán cũng được mà... hi... nhưng phải đợi tớ mách cách cho để nó lên chỉ duy nhất một chủng loại... nhá.

Có định trở thành một cái trung tâm mốc giống nữa không đấy?

Loại bán gói lẻ là mốc cấp 3, mốc cấp 2 trong lọ thuỷ tinh tam giác, tớ thường mua mốc cấp hai này về làm vì nó khoẻ hơn cấp 3.
Mốc cấp 1 là trong ống thạch nghiêng...

Xem ra anh chàng này không có tính kiên nhẫn chờ đợi giống mình trước đây quá...
Vừa gọi điện thoại cho giám đốc trung tâm vi sinh ứng dụng : 0979767368, - Thịnh cho biết phân xưởng làm mốc bị mất điện 1 tuần và cuối tuần sau mới có mốc, tớ dặn khi nào có thì nhắn tin vào di động cho tớ rồi, vậy phải chờ thôi vì khí hậu miền bắc chửa có ai làm tương lúc này cả cậu à.

Cuối tuần này tớ đi tu tích cực 8 ngày chủ nhật tuần sau nữa mới về, như thế đầu tháng 4 mới có mốc đấy, he he.. chờ dài cổ nhá... kể cả chum vại gì nữa cũng vậy... rán đợi nghe cưng.

Sau này khi có mốc giống làm tương cậu sẽ thấy NÓ khác hẳn hơn cái cách ai đó chỉ bày...đây là cách tốt nhất trên trái đất đấy.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
huynhdoan2000
bài Mar 17 2009, 09:51 PM
Bài viết #45


Hội viên năng động
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,189
Gia nhập vào: 21-January 08
Thành viên thứ.: 203




Tại cái miệng cậu ăn nhá vào bắp mà làm cho nó thành ra đủ thứ mầu mốc như thế...

Chào sư phụ...
Chắc vậy quá!!!
Đúng ra có thể làm như sau:
Gọt hết lớp hạt bắp rồi cẩn thận để vào ... thứ như thế nhưng thay vì cho lá chuối hãy cho lá nhãn... trên và dưới... chắc chắn nó sẽ ra đều một thứ chủng loại mốc.... cần tìm?

Trong lá nhãn có loại mốc đó đấy.


Đệ tử vừa mua 2 cây nhãn về trồng...để vài năm sau...khỏi đi "ăn trộm" lá nhãn...Mặt mũi nào mà đi xin hoài???Lâu lâu Lén lén ban đêm...bẻ một mớ lá...

Chớ tí... sau khi có mốc rồi cậu có thể bảo quản lưu giữ và làm mốc giống mà bán cũng được mà... hi... nhưng phải đợi tớ mách cách cho để nó lên chỉ duy nhất một chủng loại... nhá.

Có định trở thành một cái trung tâm mốc giống nữa không đấy?

Có chớ!! Đệ tử muốn làm trung tâm mốc giống luôn...tất cả sau nầy đều FREE...
Hạnh phúc thay khi thấy các chúng sanh hạnh phúc!!!





Cuối tuần này tớ đi tu tích cực 8 ngày chủ nhật tuần sau nữa mới về, như thế đầu tháng 4 mới có mốc đấy, he he.. chờ dài cổ nhá... kể cả chum vại gì nữa cũng vậy... rán đợi nghe cưng.
Thôi rồi...sư phụ lại đi tu nữa rồi...Sao mà sư phụ lại khoái đi tu như thế nhỉ!!! Chắc quyết tâm lìa xa cõi Ta bà ...

Sau này khi có mốc giống làm tương cậu sẽ thấy NÓ khác hẳn hơn cái cách ai đó chỉ bày...đây là cách tốt nhất trên trái đất đấy.

Chỉ đến lúc đó...đệ tử mới ăn chay "đủ" chất!!!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
hoa cỏ may
bài Mar 17 2009, 11:10 PM
Bài viết #46


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 104
Gia nhập vào: 28-December 08
Thành viên thứ.: 1,491



QUOTE(huynhdoan2000 @ Mar 15 2009, 11:58 AM) *
-- Ra chợ mua 5 ngàn đồng 3 trái bắp nấu chín sẵn...
-- Về nhà...ra chỗ nào kín đáo...lột vỏ bắp bỏ ra, cầm trái bắp mà ăn hột...Ăn coi chừng thằng nào thấy nó la chết!!! "Ê, ăn TD mà dám ăn Âm hả!!!" Mắc cở chết!!! Vì theo tổ thì...sau khi ăn TD được 8 năm mới được ăn Âm!!
-- Ăn xong, lau miệng,...lấy 3 cái cùi bắp vô nhà mà chế biến...
-- Lấy cái diệm [ là cái thau sành]...lót lá chuối bên dưới [vài mãnh]...để 3 cái cùi bắp lên, rồi lấy cũng lá chuối phũ lên
-- Đem đặt cái diệm chỗ nào trong nhà [không đặt dưới đất...kẽo...ủ thành kiến!!!]
-- Úp cái thúng lên...
-- ủ năm mười ngày gì đó...mở ra coi...
-- Tùm lum nấm mốc...đen có, trắng có, hoa cau vàng có...Hoa cau vàng chính là aspergillus oryzae dùng làm tương...[không biết có đúng không nhỉ?? cái naỳ do một Việt kiều Mỹ bày dạy tren web...]
-- Từ nay khỏi liên hệ gì với Trung tâm Vi sinh nữa cả!!! Chờ mua một gói mốc giống muốn ngủ gục!! Theo tớ biết, mấy tay đại gia làm tương đã đặt mua hết số mốc giống của Trung tâm Vi sinh...Làm gì có dư mà bán lẻ một hai gói...[ cái này là do miệng của một người bạn đang giảng dạy Vi sinh vật cảnh...nói với đệ]


Èo anh huynhdoan làm mốc ghê quá .
Go to the top of the page
 
+Quote Post
huynhdoan2000
bài Mar 19 2009, 09:27 PM
Bài viết #47


Hội viên năng động
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,189
Gia nhập vào: 21-January 08
Thành viên thứ.: 203




Èo anh huynhdoan làm mốc ghê quá .

haha...làm thì làm...đố mà dám ăn!! Đệ làm cho biết "cội nguồn ăn cơ"...Đệ đang chờ sư phụ chỉ dạy...
à, miễn làm được mốc hoa cau...thì đệ sẽ rắt rãi rác chung quanh nhà...tạo ra môi trường "làm tương"...

Go to the top of the page
 
+Quote Post
huynhdoan2000
bài Mar 22 2009, 09:07 PM
Bài viết #48


Hội viên năng động
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,189
Gia nhập vào: 21-January 08
Thành viên thứ.: 203





Báo cáo các bác...Đệ đã bước đầu ủ được "mốc đỏ hường" [chắc là mốc hoa cau quá!!]
Đang làm thí nghiệm thêm...
Quá trình làm như sau:

-- Nếp ngâm một đêm, sáng vớt ra để ráo
-- Cho vào nồi chỏ hấp thành xôi [trong lúc hấp thì mở nắp xới xôi cho rời ra vài lần, hấp khoảng 30 phút]
-- Lấy xôi trải ra mâm để nguội 1 đêm
-- Ngày sau, bỏ xôi nguội vào cái rổ lưới, ngâm cái rổ xôi vào thau nước cho ngập, lây tay bóp cho xôi bời rời ra
-- lấy rổ ra để cho xôi ráo nước
-- Mốc vàng có từ bắp khi ủ...khều ra cho rớt vào cái chén nhỏ...chế nước ít ít vào...
-- lấy tay chấm nước mốc..trét trét vào giáp vòng cái mặt xịa [ giống như vẽ bùa!!!]
-- Trải xôi lên cái xịa
-- tiếp theo lấy cái đủa, chấm nước mốc...thấm thấm vào các hạt xôi cho đều khắp
-- Xong xuôi lấy cái xịa khác úp lên [cái xịa đậy lên trên thì không chấm nước mốc]
-- Lấy vải màn bao phủ giáp vòng 2 cái xịa cho côn trùng không chun vào
-- Đặt 2 cái xịa úp vào nhau nầy vào chỗ nào đó...không để dưới đất...Cái khâu đặt nầy cũng khá quan trọng...Người ta đã "dấu" nghề ở chỗ nầy!! Đệ thì đặt đại một chỗ cao khuất trong nhà
-- Vài bữa sau mở ra xem....mốc màu hồng quá đẹp!!! Đều khắp mặt trên...Chỗ nầy cũng là "dấu nghề"...Sách dạy sau 3 ngày thì đảo mốc...cho đều...Ngặt một cái là... đảo mốc [tức bóp xôi mốc cho rời ra, trôn trạo...] đảo xong thì tiếp tục ủ vài ngày nữa...Lúc ta đảo thì...hạt xôi bị khô??? Có ủ nữa thì...mốc không mọc thêm nữa???
-- Trong sách dạy...độ ẩm và nhiệt độ phải vào khoảng nào đó thì mốc mới mọc tốt...
-- Như vậy...để đảm bảo độ ẩm thì...ta phải thăm chừng xôi ủ mốc...sư phụ dạy 12 tiếng thăm mốc ủ một lần...nếu thấy mốc mọc đều thì...đảo mốc liền...để còn độ ẩm!! Ta để lâu quá thì...xôi chỉ mọc mốc bên trên và...bên dưới đã "cứng"...
-- Về nhiệt độ thì...cao quá hay thấp quá [áp thấp nhiệt đới]...mốc cũng khó phát triển??
-- Cái thúng úp lên...cũng là giải pháp hay...Bên trong cái thúng...nhiệt độ ít thay đổi
-- Thôi thì mua 2 cái thúng [24 ngàn một cái]...để xịa ủ mốc lên thúng, dùng thúng kia úp lên...
.......................................................
Đệ đang thí nghiệm tiếp...sẽ báo cáo cập nhật với các bác...
Go to the top of the page
 
+Quote Post
huynhdoan2000
bài Mar 25 2009, 08:24 PM
Bài viết #49


Hội viên năng động
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,189
Gia nhập vào: 21-January 08
Thành viên thứ.: 203



Báo cáo các bác...
Hôm qua tiểu đệ lon ton đi chợ, thấy bà bán gạo có bán loại gạo gì đen thui!!! Hỏi ra thì đó là nếp than, 15.000vnd một kí. Đệ mua 1 kí về...ủ mốc làm tương...Trong sách dạy dùng nếp than làm tương tốt hơn gạo hoặc nếp thường...
Hổm nay đệ "ủ" không biết là bao nhiêu kí nếp??? ủ xong đem "quăng"...chưa thành công gì cả!! Ấy vậy mà sao đệ cũng cứ "ủ" hoài...Có thất bại mới mong thành công...
................................................................................
.........................................
Chào sư phụ...
Đệ tử đã nhận được cái chum Quế rồi!! Cám ơn sư phụ...Sư phụ khỏi "dana" tiền làm chi...Đệ tử sẽ thanh toán lại cho sư phụ...Chỉ xin sư phụ "dana" pp làm tương là đệ tử vui rồi...
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Mar 30 2009, 07:50 PM
Bài viết #50


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,213
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Đúng là không được để cái mẹt cái nong làm mốc đặt trên nền đất... phải để nó cách xa mặt đất một quãng mà.
Gọi đó là một bí quyết cũng được mà; bà nội tớ làm tương ngon lắm bà làm như thế tức là treo cái mẹt lơ lửng trong một căn buồng đóng cửa kín mít... sau vài ngày nó có mùi rượu thơm...

Khí hậu trong nam nóng lắm, cho nên làm sao giữ nếp đã đồ xôi có đủ độ ẩm để lên mốc là một bí quyết nhà nghề tớ sắp nói đây... hãy niệm Phật và nhớ ơn Phật và cầu nguyện đi ... nào nói đây nè:
Hi

Nói nhé:
hi...
Nhắm mắt lại tí đi, để cho tâm bớt tò mò háo hức khỏi hại hệ thống thần kinh đi nè:
Cụp ánh mắt lại một lát, để dưỡng thần, rồi đọc tiếp...

A men:

Sau khi đồ xôi, hay có thể nấu cơm nếp... bạn hãy tấp cái đống xôi đó lại đừng có tãi ngay ra thì hơi nước nó sẽ đi hết và hạt xôi sẽ bị mất nước và khô đi nhanh hơn sự lên mốc ... cho nên sau khi xôi đã chín mềm... bạn có thể đổ nước lạnh vào thành nồi để cho xôi hạ nhiệt độ nhanh không bốc hơi nóng đi...đây chỉ là một sự gợi ý vì tôi chưa làm tương ở cái khi hậu của bạn bao giờ... chỉ phán đoán thế thôi, còn làm thế nào để xôi mềm ẩm thì đó là việc của bạn, còn cái việc vảy nước vào là tối kỵ vì việc đó dễ làm cho xôi bị nhiễm mốc không chuẩn đấy (biết đâu móng tay của bạn có ghét của con bò mà bạn vừa mới vuốt ve nó?)... tuy nhiên bạn vẩy nước mốc vào hạt gạo đã bị khô đi thì được, ....

Tóm lại bạn phải động cái não của bạn để sao cho hạt xôi vừa mềm lại giữ được độ mềm ẩm đó lâu chút thì mốc nó mới có "đất lành" để mọc, rõ chưa ?????
Chưa rõ thì cứ hỏi nhá


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

30 Trang V  « < 3 4 5 6 7 > » 
Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 23rd May 2024 - 05:46 PM