IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

6 Trang V  « < 4 5 6  
Reply to this topicStart new topic
> Bệnh ung thư và nền triết lý cực đông
Thelast
bài Sep 17 2007, 08:26 AM
Bài viết #51


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Y học thời nay chẳng cho chúng ta thấy là có vẻ chú tâm đến và tìm tòi đến nguyên nhân chính của bệnh. Y học ấy chẳng có ý niệm về nguyên nhân của bệnh cảm mạo thường. Y học cũng chẳng buồn tấn công nghiên cứu. Công việc chú trọng nhất của y học ấy là tìm được ra lối chữa trị tạm thời, chỉ làm cho mất triệu chứng mỗi khi có bệnh phát ra. Y học ấy cũng thản nhiên chẳng lấy gì làm rối vì chỗ y học ấy chỉ tìm ra thứ thuốc trị triệu chứng là loại thuốc từ hàng mấy thế kỷ nay, có lẽ ít nữa cũng hơn hai chục thế kỷ nó hoàn toàn vô ích.

Thử hỏi làm sao đáng lẽ phải tìm một giải pháp căn bản, nhất thống và vĩnh viễn cho vấn đề bệnh tật, thì trái lại y học chính thức chỉ muốn tìm một loạt những phương pháp triệu chứng chữa lành tạm thời và trong thời gian ngăn ngủi? theo chúng tôi thì nguyên nhân của thái độ khó hiểu này chẳng khác gì hơn là chỗ tối quan trọng của nhị nguyên luận của chính con người, thấy rõ những chỗ tương phản giữa tinh thần vật chất, ích kỷ và vị tha, khoa học và triết lý, phân tích và tổng hợp, thượng đế và người, thể xác và linh hồn. Thử hỏi bản thân quan niệm nhị nguyên- luận ấy ở đâu mà có? Chỉ vì tế bào não chất cứng rắn lại, chết đi, một bệnh của trí phán đoán chứ không gì hết.

Dụng cụ duy nhất của nền văn minh hiện đại tức khoa học, là loại mù quáng nó chẳng có đủ khả năng phán đoán, mặc dầu có những lý thuyết của Auguste Comte. Nhà triết lý học này đã để tâm nhận ra rằng nền triết lý về tâm linh phải nhường chỗ cho khoa học thực nghiệm. Không có chỗ dựa của kỹ thuật không có nguyên tắc trở lại nên nguy hiểm. Chứng cứ chắc chắn nhất là nguy cơ chiến tranh hạch tâm đang uy hiếp toàn thế nhân loại vv…

Theo nguyên tắc nhất nguyên luận tức là la bàn phổ thông chỉ dẫn cho chúng ta phương hướng duy nhất của con người trong khi tìm hạnh phúc vĩnh viễn, tự do vô biên, công bình tuyệt đối, nhưng phải cẩn thận chớ nên đem ra áp dụng cho hạnh phúc đại đa số, cảnh tự do của một hiến pháp hoặc sự công bình của các toà án.

Chúng ta ngày nay được dự chứng cảnh cùng đồ thảm hại của tất cả quyền thế cổ điển, chỗ cùng đồ của lòng tin tưởng vào lý thuyết thực nghiệm của Auguste Comte tin tưởng vào triết lý kinh nghiệm của Darrwin, cũng như đối với triết lý Descartes, triết lý của Kant, hình thức lý luận học, lý thuyết nguyên tử lực, lý thuyết của kinh tế mạo- dịch, lý thuyết canh tân vv…

Hẳn rằng Auguste Comte vẫn có lỗi trong khi chia sẻ với tất cả các nhà đại tư tưởng ở thế kỷ 18 mà tin tưởng rằng một ngày kia ông sẽ phá tan tất cả áp lực có kế ước của nền Thiên chúa giáo đã sai lạc chân tướng và hủ bại. Từ mấy thế kỷ trước Comte. Các nhà như Martin- lather và Earsme de Rotterdam đã khai màn phong trào này, nhưng mà Thiên chúa giáo đã bị sai lạc chân tướng vẫn giữ phần thống trị và chính bản thân gia tô giáo trở thành một hình thức tôn giáo khác vẫn giữ cảnh áp bức phản động không kém gì. Vả chăng trong ngày vãn niên Comte lại tiến triển về đường tôn giáo cũng như kiểu Newton ở trước ông ta. Người ta có thể nói quả quyết rằng tự bản thân khoa học đã được tôn kính như thần thánh.

May thay lại có người như Kervran xuất hiện giữa lúc nguy biến của lịch sử loài người này để chỉ rõ một phương hướng mới của cảnh sắc vô biên nhờ đưa mắt thấu qua cảnh cửa sổ rất bé hẹp của việc biến dịch sinh vật học. Chỗ phát minh của ông này không những chấm dứt nền hoá học cổ điển để mở ra một con đường cho tất cả tư tưởng khoa học cổ điển. Ai đã xem quyển “Transmutation Biologiques” của ông thì rõ.

Đấy, khoa học đã đến thời tự nhận nó biến hoá ra triết học. Nhưng Rachel Carson nói trong quyển “Pritemps Silencieux” của cô ta rằng khoa học hiện đại còn ở vào thời kỳ thạch khí”. Tất cả ai đã đọc sách của Kervran và nghe ông nói đều đồng ý với luận điệu của cô ấy. Từ đây thuộc về phương diện triết học chúng ta có thể hy vọng gì nơi một nền khoa học chưa vượt qua khỏi thời kỳ cổ thạch khí chăng? Nền triết học này một ngày kia có thể trở thành một phương pháp bảo đảm cảnh tự do vô biên, hạnh phúc vĩnh viễn, và công bình tuyệt đối cho chúng ta chăng?


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Sep 17 2007, 08:26 AM
Bài viết #52


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4




Chúng tôi rất muốn như thế. Nhưng còn phải bao nghìn vạn năm để sinh trưởng và vượt qua “thời kỳ cổ thạch khí hiện tại chăng?” Còn một con đường khác tức là con đường “Vô song nguyên lý” của khoa học và nền triết lý cực đông với phương pháp biện chứng Âm Dương: nguyên tắc nhất nguyên luận có thể phân cực, du nhập vào đất pháp từ khi có quyển sách của tôi viết trước đây 35 năm “dưới mái nhà paris” trong lúc tôi còn là một sinh viên nghèo nàn, không bạn bè, không nơi nương tựa. Hãy xem có được lợi gì cho chúng ta chăng?

Theo về nhất nguyên luận có thể phân cực, không những đối với những loại thuốc sát trùng thuộc về kỹ nghệ hoặc nông nghiệp người ta có thể chia làm hai hạng tương phản và tương thành- Âm và Dương- mà còn đối với hàng vạn loại thuốc về vệ sinh, thương mại, thực vật, sinh học và sinh lý nữa.

Sức khoẻ của chúng ta sở dĩ có được là nhờ biết cách thu nạp Âm Dương một cách điều độ quân bình. Nếu thân thể của chúng ta toàn Âm hoặc toàn Dương tất nhiên phải chết. Âm và Dương không quân bình gây ra bao nhiêu bệnh tật xấu xa, tất cả tai vạ, kể cả tội phạm, tất cả nỗi khổ cực, khó khăn và bao quát được tất cả chiến tranh hạch tâm, sức bệnh trạng lớn nhất đến uy hiếp cả tương lai của nhân loại.

Loại hoá học có tính chất Dương, gồm có khinh khí (H), thần khí (C ), lý , (Li), nạp (Na), thạch tín (As) loại thuốc về âm đứng đầu có dưỡng khí ( O), đạm khí (N), chất giáp (K), lân tinh (P) và đa số các chất hoá học khác. Trong quyển sách nói trên này quyển “vô song nguyên lý của khoa học và triết lý- cực đông”. Tôi có thể trình bày chỗ căn đề phần quang thuyết của cách tuyển loại những chất hoá học này.

Các nhà sinh vật học đều biết rằng người ta không thể sống được nếu không có chất nạp (Na) và giáp chất (K); Thực tế, tất cả các sinh vật đều có trong mình hai chất ấy. Tỷ số của hai chất ấy mỗi giống có một phần khác biệt nhau tuỳ theo cách sinh sản và cách sống còn của mỗi giống. Nếu có đôi loại cấu tạo theo cách khác nhau rất đơn giản, có thể không cần hai chất ấy, bao giờ cũng cần hai nguyên tố chính (ví dụ: H, O, C, vv… của hai loại Âm Dương) .

Nếu trong thể chất của một sinh vật nhiều phần Âm hơn, sinh vật này dễ đến diệt vong. Trái lại có nhiều phần Dương hơn cũng thế. Cách thức làm cho Âm Dương được quân bình là vấn đề quan yếu. Cứ thế người ta có thể giải quyết rằng trong cõi đời này chẳng có một chút gì là thuốc độc, mà chỉ có chỗ bất quân bình, một sự điều hoà không cân đối của hai loại Âm Dương.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Sep 17 2007, 08:28 AM
Bài viết #53


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Có thể do một tỷ số điều hoà được quân bình sẽ có một năng lực khả dĩ thu hút trung hoà tất cả các loại do thể chất bất quân bình gây ra. Người ta có thể đưa lý thuyết ấy tới chỗ tận cùng năng lực cực đoan của một cơ thể rất quân bình theo trật tự vũ trụ có thể làm cho cơ thể ấy thu hút và trung hoà được bất luận một loại thuốc độc nào. Trường hợp lịch sử của tu sĩ Rasspoutine đã đánh vào tâm não chúng ta khiến cho chúng ta nhớ đến việc này.

Trong mọi sự hoạt động của người, ta thấy được hai khuynh hướng trái ngược nhau cũng có thể phân ra làm Âm và Dương được. Đứng trước một vấn đề, VD một bệnh về thể chất lắm kẻ sinh ra phản ứng bằng cách lấy làm sợ hãi trước nhất. Cảnh ấy sẽ tuỳ theo thể chất từng cá nhân một, đổi thành sự chống đối một cách từ từ hoặc rất nhanh chóng. Chỗ chống đối ấy tự nó đổi thành sự công kích mãnh liệt đối chọi các triệu chứng đã báo hiệu cho kia và lấy hài lòng trong công việc phá hoại, thường bỏ lỡ nguyên nhân của bệnh tật khiến nó sẽ tìm cách sinh ra các triệu chứng khác trong vòng bí mật. Một hành động tàn bạo làm cho tiêu huỷ tất cả vùng chung quanh và chỉ có thể đưa đến cái chết không thông thường. Một việc không phi thường chỉ chỉ cho thấy tức là chiến tranh hạch tâm tức là kết quả tổng quát những sự hoạt động của những người đã phản ứng theo kiểu này.

Một hạng người khác phản ứng với vẻ ngơ ngác chứ không phải vì sợ hãi. Cái vẻ ngơ ngác của họ đưa đến việc nghiên cứu của từng trường hợp, thực hành điều suy tưởng và sự phản tỉnh lại mình để có thể khám phá ra nguyên nhân của bệnh tật phải chăng vì tự ý vi phạm hoặc vô tình vi phạm của vũ trụ. Chỗ nghiên cứu này được dùng là nhờ có sự đoạn thực và cầu nguyện, nhờ có sự kiểm soát giữ gìn chặt chẽ tự cách mình cho hợp với trật tự của xã hội chỗ nghiên cứu ấy đưa đến sự luyện tập và khuyếch sung trí phán đoán hầu đi đến cảnh hoà bình nhờ nơi mình sáng tạo

Tâm trạng thứ nhất biểu lộ cách sinh hoạt của một dân tộc Dương còn tâm trạng thứ nhì biểu lộ cách sinh hoạt của một dân tộc Âm. Nền văn minh Phương tây nảy nở dựa theo con đường thứ nhất còn nền văn minh Phương đông lúc nào cũng dựa theo con đường thứ nhì. Con đường thứ nhất là nhị nguyên luận, con đường thứ nhì là nhất nguyên luận

Chỉ vì việc “sát hại” bằng các chất hoá học hoặc sự uy hiếp của chiến tranh hạch tâm khiến chúng ta phải đương đầu với những hiệu quả của tâm trạng thứ nhất. Nguyên nhân chung là tìm trở lại trong nguyên luận tức chỗ không thể đến được quan niệm về một thế giới, nghĩa là không thể đến được một nền triết lý. Thật ra khuynh hướng phổ thông ngày nay đã biểu lộ trong toàn thể thế giới là nhằm mục đích tìm cho được một nền triết lý bao gồm tất cả các trí thức quan cấp về khoa học

Ngay bây giờ có độ 12 nhóm gồm những nhà khoa học và triết gia chỉ chuyên chú về mục đích này tại Nhật. Cái chết của lý thuyết của Comte đã rõ ràng là khoa học ngày nay đang tìm một nền triết lý. Tại Huê kỳ, G.S Herbert Ratner, chuyên môn về khoa dự phòng vệ sinh phổ thông mới xác nhận rằng xứ này là xứ nhiều kẻ bệnh tật nhất ( mỗi ngày có 1 triệu 1000.000 người bị cảm mạo) và đồng thời người Mỹ là dân tộc quá chuộng về chủng đậu, giải phẫu, thuốc thang.

“Tại sao nói về phương diện sức khoẻ thì chúng ta là một dân tộc khổ cực nhất”, vị giáo sư ấy hỏi như thế, rồi kết luận rằng: “Tại chúng ta thiếu một nền triết lý”

Chung quy, khoa học chỉ là một khí cu, nó chỉ là nghệ thuật cảm giác để nhìn cho thấu triệt, thí nghiệm và miêu ta những gì xảy ra trong cõi đời tương đối này, sinh mệnh là một vật vô cùng lớn lao, chính bản thân nó là cái vô biên, còn thế giới tương đối của chúng ta chỉ là một cái chấm về kỷ hà rất nhỏ.

Sinh mệnh biểu lộ ra hai cảnh sắc một cảnh sắc “hữu hình” của vật chất trong thế giới tương đối và cảnh sắc “vô hình” trong cõi vô minh không bờ bến, các hữu hình từ chỗ vô hình mà thành ra bất tuyệt

“Vật chất do ở cái không vật chất mà có, và khí lực tự có ra bất tuyệt trong chỗ không đâu là đâu”, đấy là lời kết luận bi quan của giáo sư Bridgman khiến cho ông bỏ phăng những việc nghiên cứu khoa học và tự tử từ lúc 70 tuổi.

Dù sao, cảnh đời của con người ngày nay đang bị uy hiếp bởi cách sát hại bằng hoá học và bởi chiến tranh hạch tâm, Tại sao có cảnh bi kịch chập chồng vô tiền trong tất cả giòng lịch sử như thế?

Chúng tôi trả lời một cách rất dễ dàng….. chỗ uy hiếp này chỉ là hai triệu chứng của một bệnh phổ thông sát hại một cách ghê gớm tức bệnh về trí phán đoán tối cao của con người đã bị mờ ám từ mấy thể kỷ nay. Nó đã bị đầu độc và hoàn toàn kiệt quệ vì áp lực của y học triệu chứng và kỹ thuật hoá của nó, chính bản thân nó là con đẻ của hình thức luận lý nhị nguyên luận gọi là luận lý “hình thức”.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Sep 19 2007, 08:30 AM
Bài viết #54


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



PHỤ LỤC III

ĐIỀU KIỆN THỨ 7 CỦA SỨC KHOẺ CÔNG BÌNH LÀ GÌ?


Trong thế gian này có rất nhiều vật người ta “nhìn mà không thấy”, người ta “có lắng tai nghe mà không nghe”, người ta “không biết rõ, mặc dầu người ta cứ nói tới luôn luôn” lẽ công bình là một trong những vật ấy.

Tự do hạnh phúc, đời sống hoà bình, vĩnh viễn, sức khoẻ, hoà hợp, đẹp đẽ, chân thật. Tất cả mọi người đều biết có thể, cũng như biết có lẽ công bình, thế mà mọi người hỏi tới, tìm cho ra….Thế rồi mỗi người cố sức bình sinh để tìm sự thật trái hẳn hoặc giả tạo và sống với vẻ yên ổn.

Cảnh nô lệ, tai vạ, chết chóc, chiến tranh, bệnh tật, bất an, xấu xí, mô phỏng, nói dối, quy tắc….Rất nhiều kẻ chuyên nghiệp chuyên về việc sản xuất và bán những loại mô phỏng sự thật này, kẻ bán xà phòng, bán thuốc men, bán giáo dục, bán tôn giáo, bán thế giới, bán bảo hiểm, bán ngân hàng, bán bằng cấp, bán kỹ thuật vv….

Người ta gọi khoa học, triết lý, ý chí, cách mạng vv….. là loại tìm tòi điều mô phỏng sự thật này.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Sep 19 2007, 08:31 AM
Bài viết #55


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



CÔNG BÌNH LÀ GÌ?

“Những vật hữu hình” và những vật “vô hình” đều có trong cõi đời này. Cõi đời mà người ta có thể đo lường được và cõi đời thần bí, bất xác định mà người ta không thể đo lường được. Lắm kẻ như Democrite, Epicure, Aristote, Descartes, Darwin vv… quả quyết rằng “những vật hữu hình” là cái chính và cái người ta không thấy được chẳng bao giờ có

Trái lại lắm nhà thuộc về tâm linh thuyết, thân mật thuyết, triết lý tôn giáo vv… thì không tàng Sungata, Vendeta , lão tử Sotse, thích ca, Magaziuna, Arsaga và những vật người ta thấy chỉ là cái bóng hoặc ảo ảnh, Xem đấy thì chỗ nào người ta cũng thấy có hai phần Âm và Dương và một màn kịch gọi là “cuộc đời” luôn luôn phô diễn một cách vui thích vĩnh viễn

Đã mấy vạn năm trôi qua, hai phe này khinh miệt nhau và kế tiếp chiến đấu thắng bài không chừng. Tuy vậy, nhưng kẻ ở phe “những vật hữu hình” và bỏ lãng “những vật vô hình” lại khám phá được trong những năm 30 của thế kỷ 20 này rằng “vật hữu hình hẳn do vật vô hình sinh ra” .Ấy là việc phát minh ra vũ trụ của các nguyên tố. Nghĩa là những kẻ đã nhìn nhận một cách tàn bạo rằng những vật hữu hình chỉ là điểm duy nhất vì lợi, còn những vật “vô hình” không có, họ bỗng thấy rằng trước đây họ đã mù quáng.

Tuy vậy, những kẻ ở về phe những “vật vô hình” và không nhìn nhận những sự thật gì khác, họ luôn luôn bị những phát minh của phe những vật “hữu hình” thắng thế, vì rằng họ không chịu khó gia tâm nghiên cứu khoa học và không biết gì và những vật “hữu hình” cả. Chính thế, họ đã bị mất tất cả các đặc quyền và người ta chỉ để cho họ chuyên săn sóc lo việc tống táng. Nhưng họ giữ chặn một con đường bí mật để thoát cho khỏi con đường bí không lối thoát là nơi mà phe những vật hữu hình đã rơi vào đây

Thế giới đang bị lôi cuốn giữa cảnh giông tố hãi hùng của nhiều sự bất an, vô định, gần lâm vào cảnh tiêu diệt. Mỹ châu, đế quốc hoàng kim và lãnh tụ của phe những vật hữu hình đều biết thế.

Nhiều người Phương đông con đẻ của nền văn minh. Nghĩa là tâm linh ( hoặc thuộc phái những vật vô hình), bị nền văn minh hoàng kim quyến rũ và đôi kẻ quay về với thất vọng, vì chủ nghĩa vật chất hoặc văn minh.

Cách đây 60 năm, Okakura, tác giả quyển trà đạo và Etsu Sugiumoto tác giả quyển “Cô gái của dòng võ sĩ đạo” muốn đem nền văn minh cực đông làm con nuôi của xứ hoàng kim. Cũng đồng thời ấy, một người Mỹ là Lafcadio Hern đến ở tại Nhật bản làm nghề viết báo, kết duyên cùng một người đàn bà Nhật và trọn đời cố gắng du nhập nền văn minh cực đông để cứu vãn chỗ nhược điểm của xứ hoàng kim Hern trái hẳn với Kipling hoặc Lawrence Arabie và Etsu sugimoto, đều là hàng có trí phán đoán thuộc giai đoạn thứ 3. Xem đầy đủ rõ tại sao những người này nỗ lực trọn đời mà chỉ lưu lại đôi tác phẩm văn chương như một đài kỷ niệm.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Sep 19 2007, 08:32 AM
Bài viết #56


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



CÔNG BÌNH LÀ GÌ?

Theo bách khoa từ điển Mỹ thì hoà bình tức là một cái như hạnh phúc mà người ta không thể nào thực hiện được. Đấy, trí phán đoán cao nhất của phái những “vật hữu hình”!

Công bình, theo phái những “vật vô hình” là cái giống như không khí người ta thở và làm nền tảng cho tất cả hạnh phúc và tất cả cuộc sống còn ở thế gian này. Công bình là nguồn gốc của mọi luật lệ tức là một vật nếu không có nó, không thể nào sống được một khoảnh khắc. Nó trước kia được gọi là sinh mệnh. Đạo, đại đạo, đại luật, thái cực vvv.. Tôi phiên dịch tất cả những chỗ ấy thành ra một chữ mới là “Trật tự của vũ trụ” và cố gắng đễn 70 tuổi làm sao cho chữ ấy được quốc tế hoá.

Chữ ấy tức là thần linh, chúa . Người sau gọi là bậc thầy của vũ trụ.

Những vị Hoàng tử của phái những “vật hữu hình” là hoàng kim, vật chất, sức mạnh và phá hoại, còn các vị hoàng tử của phái những “vật vô hình” tức thánh thần, hoà bình, vô biên và tuyệt đối. Phái “những vật hữu hình” đã dần đến điểm cuối cùng.

Trong phái những vật “hữu hình” thì kỹ thuật của vật chất của sức mạnh, của hoàng kim, của sự chinh phục tức là chỗ học hỏi tối cao, về phái những “vật vô hình” thì nghiên cứu về công bình, thần thánh, hoà bình, sinh mệnh là vấn đề duy nhất. Vì thế mà những khoa học, triết lý, y học, sinh vật học, sinh lý học của Tây phương chẳng quan tâm gì đến phương đông. Bergson trong khi phản tỉnh lại lương tâm mình, có nói “đặc điểm lớn nhất của khoa học là chỗ chẳng biết một tý gì về sinh mệnh”.

Trong khi đến xứ mà hoàng kim làm chúa tể, tôi có cảm giác như là một người sơ khai sống sót của “thế giới vô hình”.

Thường người ta tưởng đâu tôi là một người Phương đông có khuynh hướng về tâm linh hoặc huyền bí, nhưng tôi nghĩ rằng liệt tôi vào như thế là hoàn toàn sai lầm. Cách đây 6 năm tại một trại ở Pháp đế giảng về triết lý cực đông, đã biết bao bệnh nhân đã được chữa lành, thế rồi người ta gọi trại ấy là “trại phép lạ” vì đó mới có chuyện gọi tôi như thế. Với những phép lạ, từng đem người vô ý thức kéo lũ là lũ lượt tới tôi chẳng khác nào đàn kiến đổ xô vào thấu mứt. Vì rằng tại xứ này là nơi phát khởi ra nền văn minh khoa học, có những hạng người làm cho người ta đến nỗi không thề tưởng tượng thấy họ được trong giấc mơ. Cứ mỗi ngày đều như thế, cho đến hôm nay đây nữa, tôi cũng còn lấy làm lạ lùng. Đấy, tại điểm của một xứ người ta ưa thích những cảnh hoạt hoạ, những chữ tréo, ưa thích những quảng cáo tuyên truyền xứ mà người ta chạy việc và trung gian mại bản được đắc thế. Người ta đều biết chỗ thành công của vô tuyến truyền hình và xinê công bình và y học, chính trị và đến cả nghệ thuật và cái ngạc nhiên nhất là tôn giáo đều dựa vào cách quảng cáo giữa công chúng và tự mình hành động cũng hệt như hàng quảng cáo giữa công chúng. Cái xứ thú vị nhất là người ta đăng quảng cáo số tử vi trên những tờ báo có tiếng nhất.

Dịch kinh, Thiền và đạo, nhất là thế giới Wabi và Sabi, Hoa đạo, Trà đạo, hoặc là Thi bài cú không đến nỗi dễ dàng khiến cho ta số người quảng cáo giữa công chúng để có thể hiểu được. Đấy đều là những vấn đề khó nhai. Không thể được! Người ta khuyên tôi nói vào đài phát thanh và đứng trước vô tuyến truyền hình ! Có lắm kẻ gọi là “đốc tơ”. Do cách xưng ho cho tôi buồn chán tủi hổ hết sức. Thử hỏi nếu có kẻ gọi cơ đốc là kẻ sát nhân hoặc kẻ cướp bóc, ngài có cảm giác thế nào. Tôi là một kẻ thích thẳng ai đùa mãn đợi, làm một việc trái hẳn với hạng mà người ta gọi là đốc tơ kia. Thử hỏi có y sĩ nào khi nghe người ta gọi mình là kẻ “sát nhân” không! Tuy vậy tôi càng ngạc nhiên hơn nữa là khi nghe người ta gọi tôi là “y sĩ”.

Đấy, chỗ buồn chán của ông lão cực đông. Ông đã truyền bá cho và nghĩ, không truyền bá những huyền bí người ta có thế tự dùng sức của mình để chữa trị lấy bệnh mình, những bệnh nan y, bệnh mụn cóc, bệnh cảm mạo, cốt thống, cho đến cả những bệnh về tinh thần, bệnh nói dối, trộm cắp, chiến tranh, mà đối với những bệnh ấy, không có một nền y học nào, một khoa học nào dầu trải bao thời gian và cố gắng bao nhiêu đi nữa cũng không thể nào chữa cho lành được. Chính vì thế mà ông lão đã hy sinh trọn đời không ngủ, không nhà cửa, không hưởng được chút lạc thú gia đình, không đọc được những sách vở mình ham thích và hiện nay đã 70 tuổi già. Lại buồn chán nhất trong đời đó là trong khi đó ông chỉ được xem như là một đốc tơ chuyên môn chữa lành tạm được bệnh tật!

Tuy thế mặc dầu, chẳng quan hệ gì. Người ta xem tôi như một người chữa bệnh: Người ta gọi tôi là người làm phép lạ, người ta tưởng tôi là một kẻ tà thuật, hoặc đáng thảm thay, người ta gọi tôi là một đốc tơ, ui cha! Rút cuộc vì tôi đem bán “các thế giới vô hình” cho nên người ta cho tôi là kẻ cướp bóc hoặc kẻ lường gạt là thường tình.

Điều kiện thứ 7 của sức khoẻ và hạnh phúc là phương tiện sử dụng và thực hành cái mà người ta mệnh danh là công bình. Chính vì thế mà nếu điều kiện thứ 7 này không được hoàn toàn thì tất cả 6 điều kiện kia trở thành ra vô ích, dầu cho người ta tuân thủ một cách tỷ mỉ và đúng được hoàn toàn.

Một ngày kia, từ tuần báo Times (thời báo) đăng một tin vật kể lại chuyện một người đàn bà tự sức mình đỡ bổng chiếc xe hơi lên để cứu con trai của bà đang bị mắc kẹt dưới đó, bà chỉ bị chầy sơ bắp thịt. Sức mạnh huyền bí và thình lình ấy thường gọi là sức mạnh “tâm linh”. Tất cả mọi người thường nghe kể chuyện rằng trong lúc hoạ hoạn đó làm kẻ vác được những đồ vật nặng nề gấp mấy trong ngày thường khi đã tin vào một lẽ gì người ta chữa được những bệnh nan y hoặc trải bao năm cặm cụi tìm một giải pháp cho việc gì không được, thế mà bổng nhiên lại được ngay. Người ta gọi cái ấy là “sức mạnh của ý chí”. Sức mạnh đức tin”, hoặc sức mạnh về “tâm linh”, nhưng sự thật tại sao thế? Kỳ diệu, phi thường tại cực đông cũng có những chuyện tương tự như thế gấp trăm hoặc gấp ngàn lần kỳ đặc hơn. Tây du ký là bản truyện dài vô cùng viết ra cách đây mấy trăm năm, hiện bây giờ thì được đọc ở Trung quốc và Nhật bản. Trước đây mấy năm đã được dịch ra pháp văn và phải tốn công phu đến 17 năm, không có một bản truyện nào ở Phương tây viết ra dài như thế và cũng chẳng bao giờ có được một bản truyện như thế. Đó là một quan niệm cổ quái, vui thú dựa theo một kế hoạch triết lý vô cùng sâu sắc khiến cho độc giả có một khuynh hướng tư tưởng tối đẹp trong khi không hay biết và dạy cho niềm hân hoan vô khoái thích tối cao trong khi phát minh được những điều kỳ diệu của vũ trụ và tìm ra được cái chìa khoá của Thiên quốc. Truyện ấy có thể sánh với truyện cây đèn thần “La lampe Aladin”. Đọc qua truyện ấy, thấy thế giới “những vật hữu hình” có vẻ đơn giản và cạn dần và không có một ý nghĩa gì. Người ta run sợ, người ta ngơ ngác vô tri, vì thiếu sự nhận xét về xi- nê và hoạt hoạ khảo sát về những tư tưởng của Meterline, Gurdjier, Uspenski Cone, Kinsay, Freud hoặc của Swederberg người ta buồn chán cho nỗi thô thiển của thần bí chủ nghĩa và tâm linh chủ nghĩa Phương tây.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Sep 19 2007, 08:36 AM
Bài viết #57


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Những tác phẩm của Beaudelaire của Mallarme, Valery, Rimbaud, Poe vv.. cũng khá nhiều tác phẩm của học sĩ trìu tượng đều khác hẳn tượng trưng chủ nghĩa của Phương đông. Những tác phẩm ấy tưởng như đã là một bài về sử hành tấu của những kẻ có trí phán đoán về giai đoạn hai, họ đã nghẹn ngào vì “thế giới hoà bình”, nên đổ sức đạt tới cho được “thế giới vô hình”. Họ luôn luôn đưa ra cái cảm giác rằng thế giới sẽ biến thành những đám ma sầu thảm, thành những nỗi điên cuồng và vô trật tự.

Ngày 50 tuổi tôi phát kiến được rằng tôi chỉ dùng sức mạnh của ý chí cũng có thể giết được người ta, tôi phải hãi hùng chẳng ngờ tôi đã có sức mạnh như thế và chính tôi đã giết hại ba người rồi, tôi không muốn giết họ, nhưng chỉ bỏ lỡ họ thôi, nhưng mà họ đã chết rồi. Những người tôi bỏ họ đều mất biệt như tôi con diều giấy bị đứt dây. Tôi cảm thấy rõ ràng rằng tôi đã giết họ. Từ ấy đến nay tôi hoàn toàn hy sinh để truyền bá phương pháp này để có thể cứu vớt thể xác và tinh thần tức là phương pháp trường sinh. Bởi vậy trong khi hy sinh, tôi đến quên ngủ và quên ăn, rốt cuộc tôi đến được cái kết luận này:

Không có gì dễ dàng bằng chữa trị các chứng bệnh gọi là trầm trọng, gọi là nan y, mà cũng chẳng có gì khó khăn bằng chữa trị kẻ mắc bệnh. Cho nên tôi tìm thấy chỗ quan trọng, chỗ lạc thú, trong khi tranh đấu với nỗi khó khăn vô cùng này, phải dốc tâm lực vào việc ấy. Thời gian qua, quả đất cứ xoay. Tôi đã 70 tuổi. Khi bấy giờ tôi tìm ra được vẻ rất an toàn, hẳn là điều kiện thứ 7 của sức khoẻ. Công bình, trật tự vũ trụ đấy là chỗ huyền bí của sức mạnh tinh thần và chính là chìa khoá thần kỳ. Con đường để đi đến chỗ đó, chẳng phải là con đường khổ hạnh khó khăn, chẳng phải việc trầm ngâm suy nghĩ, chẳng phải Yoga chỉ là cuộc tập dượt của thể xác tinh thần trải qua 30 năm, hoặc 50 năm. Phải vuowtj qua những tập tành khó khăn trong cảnh rét như cắt thân hình như dao cứa cắt ra từng mảnh, từng bước từng lúc. Nếu người ta tuyệt đối chỉ độ hơn hẳn 10 năm, 20 năm có thể đi đến đếu người ta tuỳ thuộc một kẻ chỉ đạo hoặc một người thầy bầy cho, thế là mất cả tự do. Chỉ có thể tự mình học hỏi lấy có thế định được hoàn toàn những cảnh:

1) Chẳng bao giờ có tức giận:
Có chịu đựng được tất cả với vẻ hớn hở và biết ơn, mặc dầu những việc ấy rất khó khăn, hoặc rất khổ cực
Chịu đựng một cảnh rất khổ cực, một nỗi rất âu sầu với vẻ hớn hở và biết ơn ngày càng sâu sắc.
Phải làm sao cho được từ mai đến chiều tối, những lời lẽ ở miệng phun nhả ra đều có hàm mối tình biết ơn vô biên, có một tâm trạng đầy vẻ tri ân
2) Chẳng biết sợ hãi là gì?
Với tâm thần ấy người ta chịu đựng được cảnh hung tàn một cách hớn hở. Ngày chí tối người ta chỉ tìm những chuyện gì ghê tởm hung bạo để dấn thân vào
3) Chẳng bao giờ nói rằng:
Tôi mệt quá ! Tôi buồn chán! “làm thế nào được” Khó quá! hoặc nỗi than van tương tự như thế
4) Ăn đi ăn lại một món ăn gì cũng được cả
Thú vị biết bao! Ngon lắm!
5) Ngủ ngon giấc:
Chẳng thấy chiêm bao, chẳng cựa quậy, ngủ trong vòng 4,5 giờ đã đủ khoẻ, khi thức dậy thấy ra vui vẻ và đúng giờ mình muốn dậy.
6) không quên:
Nhất là có tinh thần biết ơn kẻ giúp đỡ: “Ăn một hột trả mười nghìn hột”
7) Chẳng bao giờ nói dối để tự bào chữa lấy mình.
8) Đúng đắn( đúng giờ khắc, đúng hẹn)
9) Đối với bất luận một người nào cũng đều yêu thương cả.
10) Chẳng bao giờ nghi ngờ kẻ khác
11) Chẳng bao giờ có tinh thần nói rằng: Phải giải thoát( lý hội) hoặc nói: “yêu kẻ khác” (giả dối). Trái lại chỉ chuyên tâm trí, hoàn toàn vào lẽ công bình tuyệt đối, trật tự của vũ trụ
12) Khám phá và nhìn cho rõ chân giá trị của cuộc đời như là cho vàng quý giá nhất và lớn nhất của thế gian
13) Hàng ngày lại hàng giờ nếm lấy cảnh vui thú trong khi khám phá được những gì vô cùng lớn lao và vô cùng cao cả tức trật tự của vũ trụ trong những việc rất nhỏ nhoi
14) Chẳng bao giờ đem thân làm công bán sức cho ai, chẳng bao giờ bán thì giờ của mình (đời sống) để lấy tiền bạc, suốt quanh năm tháng lúc nào cũng bỡn cợt vui vầy, trọn đời người chỉ sống một cảnh tự do, như chim trời cá biển
15) Sinh sống theo tinh thần “ăn một hột trả mười ngàn hột” để cho mọi người được biết cách vui thú của công bình tuyệt đối

Những kẻ theo dõi thực hành phương pháp trường sinh trong nhiều năm, và càng hớn hở nữa là đắc truyền nền giáo dục này từ khi còn bé bỏng, họ sẽ có được một sức mạnh về tinh thần hoặc một sức mạnh thần kỳ như người ta thường gọi ở đây

Chữ “phép lạ” chỉ là chữ của kẻ không rõ gì về trật tự vũ trụ ( bản thể vô cùng lớn lao và vô biên không thể nào đo lường được, dầu cho dùng đến hàng triệu năm ánh sáng) chữ “công bình” dùng để chỉ bản thể của vũ trụ và nguyên lý ( biện chứng) của sự biến hoá của nó chữ “đi đâu cũng lọt” “phép lạ”, “công bình” ngày nay tỏ ra cho thấy là một chỗ dốt nát vô cùng

Những kẻ tin vào phép lạ, những kẻ tin tưởng ở chuyện vô nghĩa lý, những kẻ không chịu giải thích những thần bí, chỉ là kẻ còn quanh quẩn ở giai đoạn thứ nhì, thứ ba của trí phán đoán.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Sep 19 2007, 08:41 AM
Bài viết #58


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Theo thường lệ thì khoa học thuộc về giai đoạn thứ 4 của trí phán đoán, trong ấy không có phép lạ. Tuy vậy từ lâu rồi các nhà khoa học tin theo một cái giả tạo như E mc2 họ cũng như hàng ngu ngơ chỉ biết nói: Phẹp lạ! chẳng hiều gì hết về khoa học điều đáng lạ- lắm kẻ chỉ dùng độc chiếc trí phán đoán của giai đoạn thứ 2. Những nhà khoa học phải chăng tất cả là hàng vọng tín của khoa học?

Hầu hết tất cả các định luật về khoa học chỉ chứng minh cho một trí phán đoán không vượt khỏi bình diện của định luật Einstein và lại lắm khi còn thấp kém hơn nữa, ví dụ như định luật của Newton định luật của Lavoisier định luật của nhiệt sinh lý học, của Carnot vv..

Định luật của Lachatellier là một ngoại lệ rất hiếm có, cùng định luật bất thường- tương đối của Pasteur chỉ có phớt qua phía ngoài mà thôi. Nếu như người ta thống nhất và cải lương các định luật này người ta có thề đến gần được công bình, chân thật: Nguyên lý Âm Dương tràn đầy trong vũ trụ. Còn có lắm sự phát minh như kiểu này, nhưng đáng tiếc thay là người ta không thống nhất lại, không cải lương, không phân tích ra, không kết tinh lại. Đó chỉ là việc đương nhiên của những hạng người chỉ biết phớt qua thế giới hữu hình

Nhưng có lẽ cho thế là thất vọng cũng có hơi sớm quá. Vì rằng theo chỗ quan hệ của định luật “cái mặt to lớn bao nhiêu, cái lưng càng to lớn bấy nhiêu”, hẳn còn có lắm kẻ sáng suốt lưu tâm thế giới vô hình. Há lại không có nghĩa như Goethe, Sammuel Buthe, Pierre Louys, Elisec Reclus chăng!

Có lắm việc còn phi thường hơn là những phép lạ nữa như:
1) Cảnh đại kiến trúc gọi là “vũ trụ”! Chính khoa học cũng không biết được cảnh vĩ đại của nó. Rốt cuộc đối với khoa học thì thật vô hình là vật không có…..

2) Những vật biến hoá liên miên. Cõi vũ trụ bao la, vô biên, làm cho từng đơn vị một đều có thể thay đổi và mỗi đơn vị nào có bộ phận riêng biệt của đơn vị ấy, thay đổi với một tốc độ ghê gớm và hàng ngàn lần khác nhau.

3) Nguyên tắc duy nhất. Những sự thay đổi và biến hoá này vẫn theo một định luật nhất định

4) Sự nhanh chóng. Trong vũ trụ vô cùng cực này có hàng hà sa số Thái Dương hệ vận chuyển với một tốc độ nhanh chóng phi thường mà cái nào cái ấy vẫn giữ nguyên quỹ đạo của nó. “Chính bản thể những cõi trời, những hành tinh và địa cầu trung ương của chúng ta đều phụ thuộc vào những điều kiện lớn lao, quyền ưu tiên, đẳng cấp, chỗ đều đặn, phương trưởng tỷ lệ, thời tiết, hình thức, quyền hạn và tập quán, tất cả đều tuân theo một trật tự bất biến

5) Cõi trời sinh vật xuất hiện ra trong một cõi trời cùng với hằng hà sa số cõi trời khác, phải chăng là phép lạ lớn nhất trong những phép lạ? Lachel Carlson tác giả quyển “Printemps Silencieux” đã nói rằng khoa học của chúng ta vẫn còn là một đứa bé con của thời đại kỳ thạch khí. Đứa bé ấy chẳng biết một tí gì về lịch sử, về tính cách, chức vụ của địa cầu là bà mẹ của chúng ta. Cảnh vui thú trong khi khám phá ra được 92 loại yếu tố, không được lâu dài. Những yếu tố này bỗng biến đi như khói mù, chỉ thành một giọt sương tàn trong chớp nhoáng gọi là tiểu bộ phận tầm thường, vả lại bỗng nhiên nó sẽ đổi ra điện khí Âm Dương. Khoa học có mất hẳn nguyên tính của nó chăng! Khoa học đã đến cảnh cùng. Thế giới hữu hình đã cáo chung, thế giới vô hình đã khai màn một cách chói chang rực rỡ! Đững trước việc phát minh này khoa học vẫn im hơi lặng tiếng. Tuy vậy cõi đời càng ngày càng nảy nở, không bao giờ biết ngừng! Nó sản xuất ra lắm mầu sắc rực rỡ nơi bông hoa, sinh ra lắm trái cây ngon tố, trái đất to lớn và đen đã sản xuất ra những đản bạch tinh và mỡ, những hydrate do carbone, những sinh tố và những enszynes, những co2 . Nó sản xuất ra và nuôi dưỡng nhiều loại thú như phù du, cá, chim, cứ từ từ đều đặn tiến hoá lên A! Mầu nhiệm biết bao.

6) Trí nhớ: Còn một phép mầu nhiệm nữa là trí nhớ. Hiện nay khoa học đã làm được một bộ máy trí nhớ lớn. Bộ máy này làm cho hàng mấy chục ngàn lao động trí thức và đôi triệu nhà toán học phải mất công ăn việc làm. Nó làm cho tái sinh một cuộc cách mạng kỹ nghệ. Tuy thế bộ máy di chuyển dễ dàng được gọi là cái đầu người nhỏ hơn 1/10.000 lần bộ máy khổng lồ này vẫn có một bộ trí nhơ gấp mấy ngàn vạn lần, lại nữa có một khả năng gọi là”suy nghĩ”, trực giác, “phán đoán”, “ý trí” máy động cơ này há không tạo ra được hoà bình tự do, công bình hạnh phúc, sức khỏe, sắc đẹp và cái ái tình nữa chăng. Có lẽ là phép mầu lớn nhất.

Cái mà khoa học khám phá được trong thế giới hữu hình là cái công của một con bò cái, hoặc là chẳng bằng lông của 9 tỷ con bò cái so với thế giới vô hình đã dung nạp vũ trụ ( cái nhà khoa học đã lãng bỏ thế giới vô hình, há chẳng đáng buồn cười chăng. Cũng như nhân loại đã hùa theo khoa học một cách mù quáng há đáng buồn cười chăng!)

7) Âm sinh ra Dương. Dương sinh ra Âm. Khoa học đã chán nản ngã lòng và tự sát khi mà tình nhân “thế giơi hữu hình “của nó đã đem lòng quyến luyến kia không còn hình bóng nữa. Nhưng chỉ có một tế bào trong hàng 15 tỷ tế bào của thần kinh hệ còn sống tức là: Kervan và tên tuổi của ông!

Ông Kervan đã mở bừng đôi mắt. Ông đã dũng cảm đứng dậy. Ông đã khởi sự bước chân. Ông đã thấy được cõi đời mới. Ông khám phá được trong đống vật đổ nát của thế giới hữu hình đã hoàn toàn bị phá huỷ kia có cái mầm của phép mầu thứ 6 tức cảnh đời sống. Sau 30 năm quan sát về hoạt động của cái mầm non này, ông thấy được cái gọi là cảnh đời sống mầu nhiệm: phương pháp biến dịch

Trong hoàn cảnh xã hội chúng ta được biết, ông thật khó lòng đem bộc lộ ra là làm cho khoa học nhìn nhận được. Chỗ ông ta được thấy, thật là việc không thể tưởng tượng được, chính lúc ban đầu ông cũng đã nghi ngờ tất cả. Trải 30 năm ông nín chịu im lặng mà vẫn tiếp tục quan sát chỗ động cơ của ông đã khám phá được nó và mó tay vào xem thử phải chăng ông đang nằm trong một giấc mơ.

Trong lúc ấy có một phép mầu nữa trỗi ra là một người khác nữa, sinh cách đây 70 năm và ở cách xa Kervan mười ngàn cây số, số công tìm cho ra một người hiểu thấu “thế giới vô hình” tại Tây phương.Vượt qua bao nỗi khó khăn thì mới đây 2 năm ông lão đã tìm được con người ấy là Lous Kervan. Cái mặt càng to, cái lưng càng rộng.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Sep 19 2007, 08:41 AM
Bài viết #59


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Nỗi vui mừng sung sướng của ông lão này không thể nói Kervan đã phát minh được một việc vô tiền trong lịch sử khoa học. Ông sững sờ và gần như tê liệt trong khi thấy cuộc phát minh của mình đúng vào lúc thế giới đang đi vào cõi chết.

“Ngài đã mở toang cánh cửa cho nhân loại có chỗ thoát ra khỏi thế giới hữu hình. Cái thế giới bưng bít này, quá nhỏ và nghèo nàn. Cánh cửa này ngó ra thế giới vô hình, đầy tự do, công bình và hạnh phúc huy hoàng! Rõ là một việc phát minh vô địch trong lịch sử khoa học”

Hai người lạ mày lạ mặt đã cùng gặp nhau lần đầu tiên sau 60 năm và 68 năm lăn lộn trên cõi địa cầu, hai ông cụ có thấu hiểu nhau không?

Nhưng con những phép mầu phi thường nữa.

Những kẻ chỉ có cặp mắt thông thường chẳng thấy gì cả. Những kẻ nào chỉ ngó với cặp mắt thứ 3 lại thấy một cuốn phim vui thú tuyệt quậy ra trong vòng không đầy 3 đến 5 giờ đồng hồ, nhưng lại lâu dài đến 5 năm, 10 năm, 50 năm và hàng tỷ năm kẻ nào không có được con mắt thứ 3 ấy tức là hàng nô lệ, một kẻ vong ân, bằng cấp của họ là bệnh tật, sự tai ương, sự nghèo nàn và tội lỗi. Kẻ nào đã khám phá ra được những phép mầu của vũ trụ vô biên này cứ từ từ quay ra như trên màn bạc để cho rõ một giòng lịch sử của hàng tỷ tỷ năm thì họ được sung sướng vô cùng.

Cái vẻ mới đến xem phim về phép mầu liên tục này không tốn tiền, chỉ dành cho những người đi đến với bản thể của vũ trụ vô biên và nguyên lý của bản chất Âm Dương. Nghĩa là nhờ phương pháp trường sinh mà tìm ra được lẽ công bình.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

6 Trang V  « < 4 5 6
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 17th May 2024 - 12:59 AM