IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

4 Trang V  « < 2 3 4  
Reply to this topicStart new topic
> Cốt Tuỷ Kitô Giáo
justmevn
bài Oct 26 2011, 11:42 AM
Bài viết #31


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 840
Gia nhập vào: 5-September 09
Từ: Sài gòn
Thành viên thứ.: 4,720



Lại Ohsawa nói. Có người nói ngũ cốc là dành cho chim chóc, gia cầm đó, vì chỉ có chúng mới có bộ diều ở cổ phù hợp cho việc ăn hạt cốc, cũng như loài bò có dạ dày phụ và cơ chế nhai lại để tiêu hóa cỏ.

Người ăn rau trái thì có gì phi tự nhiên? Tự nhiên là phải nấu nướng lên mới ăn được đúng không ạ?

Nhưng nếu có tiền sử viêm mũi thì coi chừng tái phát ...

Cái này thì với tôi là một câu hù dọa trẻ con. Vì tôi khỏi viêm mũi nhờ ăn rau trái. Đường và nước trong rau trái là thứ dễ dàng thải qua thận nhất nếu thừa. Cái lý thuyết uống nhiều hại thận rất vớ vẩn. Dù uống nhiều hay uống ít thì dòng máu với lưu lượng như thế vẫn luôn chảy qua thận suốt ngày đêm, chỉ là trong hay đục mà thôi. Máu "đục" thì thận phải làm việc nặng, máu "trong" thì làm việc nhẹ. Bạn uống nhiều nước thì nước sẽ điền bàng quang/bọng đái nhanh hơn; uống ít thì lâu đầy. Nếu bạn nhịn tiểu thì nước không có chỗ chứa mới được giữ lại trong tế bào của cơ thể làm chúng phình to lên. Mà để giữ nước thì cần có muối. Cách của thực dưỡng là nhiều muối ít nước, nghĩa là giữ nước nhưng không có nước để giữ, mục đích chỉ là dương hóa bất cần cơ chế làm việc tự nhiên của cơ thể, dựa trên nỗi sợ sẽ gặp một tác nhân "cực âm" trong tương lai chưa tới nào đó thì sẽ chống chọi được. Nếu vậy thì nên phát biểu chân thực là tôi ăn Thực dưỡng để chữa bệnh, vì sợ bệnh, chứ chẳng phải để có trí phán đoán số 7, có tự do vô biên gì gì cho nó giả tạo.

TD có thể thiết lập bữa ăn quân bình mà không dùng gạo lứt (Rất khó!)

Nếu chỉ biết tới âm dương trong bữa ăn không thôi thì đúng là khó. Có những thứ khác làm người ta dương lên hoặc âm đi ngoài bữa ăn đấy bác Trung. Nếu muốn bác tự tìm hiểu nhé, còn không thì thôi vậy.


--------------------
There is no such thing as a true belief - Không có cái gọi là niềm tin đúng thực.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
marhaba
bài Oct 27 2011, 07:02 AM
Bài viết #32


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 532
Gia nhập vào: 13-August 09
Thành viên thứ.: 4,316



trong khi cây trái vẫn cho trái tốt do ăn sâu tầng đất nhiều khoáng bên dưới
Quan niệm cây lâu năm hút nhiều khoáng chất ở tầng sâu thì cần xem xét lại nhé. Đó là đúng với đất mới, đất rừng thôi, chứ đất đã canh tác lâu đời vài thế kỷ thì còn đâu chất khoáng ở dưới đó mà cây ăn nữa? Ví dụ nhé: cây tuổi thọ 20 năm thì có rễ cọc/rễ cái có thể ăn sâu xuống khoảng 10m (chủ yếu giữ ko cho cây ngã), rễ nhánh có đường kính 20-30m, độ sâu 3-5m(hút nước,chất dinh dưỡng), sau vài đời cây thì ở dưới đất có còn khoáng ko? Cứ tưởng ở dưới đất thì tài nguyên vô tận à? Hay là phải bổ sung ở tầng mặt bằng phân hữu cơ (rác mục, phù sa, tro ...)? Vậy thì cây trồng lấy khoáng chất chủ yếu từ lớp mặt hay tầng sâu? Cứ tưởng cây càng già thì rễ càng ăn sâu tới tận vài chục mét à? Mỗi loài cây đều có tuổi thọ của nó và chỉ ăn sâu tới mức tối đa nào đó thôi, tới khi trong đó hết chất & cây già rồi thì bắt đầu suy - ko phát triển bộ rễ nữa và ko cho trái/ít trái hoặc cho ra trái ngày càng chua hơn. Sau đó nếu đổi qua trồng cây khác thì nó hút loại khoáng khác..,sau vài thế kỷ thì còn loại cái gì dưới đó? Bởi vậy người dân tộc sau khi trồng vài vụ, đất bạc màu rồi là họ di cư qua đất mới & đốt rừng thành tro bổ sung khoáng lại cho đất.
Chưa kể dù cây có hút nhiều chất khoáng hơn thì chắc gì trái hay thứ mà người ăn được có nhiều khoáng? hay là nó tập trung vô lá cứng, vỏ cứng..?

Ngay cả nguồn nước cũng vậy, hồi xưa chỉ cần đào giếng 10m-20m (tùy vùng) là có nước xài, còn bây giờ là phải khoan bằng máy sâu 30-50m mới có nước sạch, có khi nước có độ pH rất thấp, chứng tỏ tầng sâu thiếu khoáng nghiêm trọng. Vậy cây trái trồng lâu năm thì cần bao năm thì rễ mới ăn được tới 30m-50m mà hút khoáng? (ko biết nó đủ sức sống và sức mạnh để đâm xuống ko?)

Theo phân tích thì trái cây chủ yếu chứa đường, vitamin C (axit) và K, chứ ko chứa các chất khoáng nhiều như rau củ và ngũ cốc. Vậy khoáng chất ở cây trồng là từ tầng đất mặt hay đất sâu? (đừng nói lý thuyết theo kiểu cây rừng nguyên sinh nhé smile.gif

Bạn vẫn sợ âm như sợ cọp thì bạn còn chưa hiểu và làm chủ thực dưỡng.
Tất nhiên là tôi sợ âm hơn sợ cọp vậy (thực sự tôi ko sợ cọp vì cọp đâu có làm gì tới tôi hehe), vì tôi đã ăn âm quá nhiều rồi, giờ lãnh hậu quả và đang khắc phục đây - trường hợp này ăn âm nhiều là có hại. Người nào đã ăn thịt quá dương rồi thì có thể ăn trái cây rau củ, trường hợp này âm có lợi.

Tuy nhiên thời nay mà kiếm rau củ sạch để ăn hàng ngày là rất khó, còn gạo lứt thì có thể cũng có phân bón hóa học, nhưng tỉ lệ thấp hơn rau củ là cái chắc. Ngoài việc bón phân hóa học ra thì khi bán/trữ trái cây (vì nó mau hư), người ta còn ngâm/bơm chất bảo quản vô thêm. Nhắc lại mới nhớ, hồi Tết năm trước tôi ăn thử 1 miếng cam (sau khi ăn TD 3 tháng ko nghiêm ngặt lắm), mới cắn 1 cái là thấy đắng nghét rồi, bèn đem quăng hết, vậy mà người nhà thường ăn vì họ đâu có cảm nhận được độc chất vì họ đâu có ăn gạo lứt.

Ăn hoa quả rau cỏ không đúng cách vẫn bệnh như thường, ông Steve Jobs bạn đả kích là một ví dụ đó.
Sao anh biết ông Steve Jobs ăn hoa quả rau ko đúng cách? Biết đâu ông cũng cùng 1 môn phái với anh?

Trong lúc chờ có hoa quả này để ăn thì tôi ăn loại hoa quả khác, hoặc ăn gạo,
Xin hỏi anh ăn gạo thì có nấu ko vậy? Sách TD có nói ăn ngũ cốc lứt sống hay chín đều được, nhưng sống thì quá cứng để nhai?

Có người nói ngũ cốc là dành cho chim chóc, gia cầm đó, vì chỉ có chúng mới có bộ diều ở cổ phù hợp cho việc ăn hạt cốc, cũng như loài bò có dạ dày phụ và cơ chế nhai lại để tiêu hóa cỏ.

Thực vật thiên nhiên dành cho tất cả động vật. Chim chóc có thể ăn ngũ cốc, trái cây, rau cỏ và cả sâu,thịt, cá...- ko giới hạn gì cả (ai nói ngũ cốc là dành cho chim chóc thôi vì có bộ diều phù hợp với ngũ cốc thì pó tay! Chim đại bàng, chim bói cá ăn gì?). Mỗi loài động vật có 1 số thức ăn chính & phụ - khi môi trường thay đổi thì thức ăn cũng thay đổi theo. Con người cũng vậy - do đó khi ko còn sống trong môi trường tự nhiên hoang dã nữa/song song với việc biết sử dụng lửa thì cấu trúc cơ thể đã biến đổi, cần có thức ăn phù hợp hơn để tồn tại & khỏe mạnh. Đó chính là ăn ngũ cốc lứt là chính(rau củ là phụ) mà người xưa đã tìm ra và ông Ohsawa là người khởi xướng lại & phát triển/giải thích rõ ràng bằng nguyên lý âm dương/khoa học.

Người ăn rau trái thì có gì phi tự nhiên? Tự nhiên là phải nấu nướng lên mới ăn được đúng không ạ?
Ăn rau trái sống ko có gì phi tự nhiên hết. Tuy nhiên ăn sao cho phù hợp với cơ địa và hoàn cảnh của mình là tốt nhất. Vd: rau trái có nhiễm chất độc nhiều hơn ngũ cốc thì ko nên ăn rau trái, hoặc người bệnh âm thì nên nấu nướng rau trái hoặc ướp muối cho dương lên. Trường hợp anh quá dương vì đã ăn quá nhiều muối thì ăn rau trái là phù hợp. Tuy nhiên ngày nay hầu hết người bệnh do yếu tố âm, nên TD đề cao thực phẩm dương, nấu nướng dương hóa là hợp lý. Chứ TD ko bác bỏ thực phẩm âm - mà nói rằng loại này dành cho đối tượng bệnh do quá dương (số ít).

Cái lý thuyết uống nhiều hại thận rất vớ vẩn. Dù uống nhiều hay uống ít thì dòng máu với lưu lượng như thế vẫn luôn chảy qua thận suốt ngày đêm,
Câu này sai trầm trọng rồi nhé. Uống nước nhiều thì nước ở trong cơ thể nhiều hơn và nó ko tự mất đi. Thận có chức năng tích lũy và thu nước thải từ máu để chuyển xuống bọng đái thành nước tiểu (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_ti%E1%BA%BFt_ni%E1%BB%87u ). Nếu anh uống nước nhiều thì thận và các cơ quan bài tiết phải làm việc nhiều hơn để thải nước thừa là điều chắc chắn. Đến 1 ngày nào đó thì các cơ quan này quá tải dẫn đến hoạt động kém hiệu quả, và ngưng hoạt động...
Đọc thêm: Thói quen uống nước nhiều: LỢI hay HẠI - http://qigongrememo.com/index.php?category...p2_articleid=29

Nếu bạn nhịn tiểu thì nước không có chỗ chứa mới được giữ lại trong tế bào của cơ thể làm chúng phình to lên.
Mà để giữ nước thì cần có muối. Cách của thực dưỡng là nhiều muối ít nước, nghĩa là giữ nước nhưng không có nước để giữ, mục đích chỉ là dương hóa bất cần cơ chế làm việc tự nhiên của cơ thể, dựa trên nỗi sợ sẽ gặp một tác nhân "cực âm" trong tương lai chưa tới nào đó thì sẽ chống chọi được.


TD ko có khuyên nhịn tiểu hoặc quan niệm ăn muối để giữ nước nhé. Vì cơ thể người có 70-80% là nước, và cơm gạo lứt cũng có khoảng 70-80% nước nên ăn vô là vừa, ko thiếu ko dư. Nếu thiếu nước do vận động đổ mồ hôi thì có thể uống thêm. Tuy nhiên chỉ nên ăn uống sao cho mỗi ngày đi tiểu 3-4 lần đối với người nam, 2-3 lần đối với nữ thì là vừa.

Nếu chỉ biết tới âm dương trong bữa ăn không thôi thì đúng là khó. Có những thứ khác làm người ta dương lên hoặc âm đi ngoài bữa ăn đấy bác Trung.
Đồng ý là tùy theo hoàn cảnh mỗi người thì thức ăn chiếm vai trò âm dương bao nhiêu. Tuy nhiên theo tôi thì nó chiếm hơn 50%. Vậy nếu người nào có bệnh thì khi ăn ngũ cốc lứt theo TD đã giúp giảm bệnh trên 50% rồi. Nếu hết bệnh hoàn toàn thì nguyên nhân gây bệnh là 100% từ thức ăn, còn ko hết bệnh thì coi lại cách sinh hoạt, môi trường sống...

Có nhiều cách làm cho dương lên hoặc âm đi, nhưng điều chỉnh bằng cách ăn gạo lứt là cách đơn giản nhất, dễ làm hơn, và phù hợp với mọi lứa tuổi..
Nếu anh nói ăn rau trái hoa củ là âm và anh dương hóa bằng cách khác. Vậy anh dương hóa bằng cách nào để cân bằng? Làm thế nào để kiểm tra có đúng ko? Có dễ thực hiện & phù hợp với mọi người ko?

Bây giờ đến lượt tôi "kết án" anh nè: Nếu anh cho rằng việc khuyên người ta ăn theo TD số 6,7 là 1 cách giết người, thì việc anh khuyên ăn rau trái hoa củ sống mà bất chấp thể trạng/hoàn cảnh của bệnh nhân & ko có biện pháp để cân bằng âm dương phù hợp + biện pháp kiểm tra việc ăn có đúng hay ko kèm theo, cũng là 1 cách giết người!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
justmevn
bài Oct 27 2011, 08:15 AM
Bài viết #33


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 840
Gia nhập vào: 5-September 09
Từ: Sài gòn
Thành viên thứ.: 4,720



Người dân tộc trồng cái gì bạn biết rõ, đâu phải là trồng cây lâu năm ăn quả? Họ du canh du cư là thông minh và tự nhiên đấy, không như người Kinh thâm canh và định cư nên mới phải dùng tới phân bón và thuốc trừ sâu.

Lớp đất trên dễ bạc màu do quá trình rửa trôi và thâm canh quá mức, vẫn cố tình không chịu tìm hiểu hay sao.

Rừng nguyên sinh thì có khác gì với đất nơi khác? Có ai bón phân bón khoáng cho nó không? Những cây to ăn sâu bên dưới, lá và cành rụng mục nát thành mùn nuôi sống những cây nhỏ cây bụi, bao nhiêu ngàn năm vẫn xanh tươi, không phải là một ví dụ hùng hồn hay sao? (Cám ơn vì đã nhắc tới rừng nguyên sinh nhé)

Bạn cảm nhận được độc chất là đúng rồi. Nguyên tắc của Thực dưỡng là bớt chứ không thêm. Bớt đồ ăn độc hại thì bạn phải nhạy cảm và cơ thể thanh sạch hơn rồi. Chỉ là lựa chọn khác là bớt cả rau trái, trong khi cách ăn tươi sống thực vật là bớt ngũ cốc (còn các thức bớt khác như thịt cá, đường hóa học, bột ngọt... thì giống nhau).

Tôi cảm nhận độc chất của ngũ cốc và muối thừa nhạy hơn bạn đấy. Cũng như bạn nhạy với hoa quả vậy.

Gạo tất nhiên là tôi nấu chứ. Vì bạn cực đoan nên bạn nghĩ ai cũng cực đoan hả? Tôi chỉ khuyên tăng khẩu phần tươi sống, lấy đó làm thức ăn chính. Còn thì không có rau quả trong tay, tôi chẳng ngồi đó nuốt nước miếng đâu bạn.

Tôi không nói tất cả chim chóc đều ăn ngũ cốc. Còn thì con bò ngày nay người ta cho nó ăn thịt nó cũng ăn, nhưng nói đó là thức ăn chính tự nhiên của nó thì nực cười.

Về vấn đề nước và thận, bạn cứ tìm hiểu và tự suy nghĩ, thế nào là quá tải và không quá tải. Cũng như tim làm việc bất kể ngày đêm, nhưng tim bị hại khi mỗi lần đập của nó phải gắng sức nhiều hơn bình thường, thận bị hại khi máu nó lọc nhiều chất thải độc hại hơn bình thường. Nước bản thân nó thừa thì được đưa vào bọng đái, không thừa thì vẫn đi qua thận và tiếp tục lưu thông trong máu. Cái thừa của nước cần thiết là vì nó làm loãng các chất độc hại, thận sẽ làm việc nhẹ nhàng hơn.

Thực dưỡng không quan niệm ăn muối để giữ nước với sự thật là muối giữ nước không có liên quan. Nói tới quan niệm cũng giống như nói tôi không có "quan niệm" tông chết người nào đó, trong khi tôi phóng xe tông chết người ta rồi.

Vậy anh dương hóa bằng cách nào để cân bằng? Làm thế nào để kiểm tra có đúng ko? Có dễ thực hiện & phù hợp với mọi người ko?

Có thực hiện mới biết dễ hay khó, cũng như ăn GLMM vậy. Vì ai cũng nghĩ là khó nên chẳng mấy ai ngồi nhai GLMM cả. Với tôi thì ăn GLMM chẳng có gì khó, vấn đề là tôi thấy nó không hiệu quả triệt để, vậy thôi.

Cách tôi dương hóa thì tôi nói nhiều lần rồi, bạn chẳng để tâm thì thôi, tôi khỏi tốn sức trả lời lại.

Nếu anh cho rằng việc khuyên người ta ăn theo TD số 6,7 là 1 cách giết người, thì việc anh khuyên ăn rau trái hoa củ sống mà bất chấp thể trạng/hoàn cảnh của bệnh nhân & ko có biện pháp để cân bằng âm dương phù hợp + biện pháp kiểm tra việc ăn có đúng hay ko kèm theo, cũng là 1 cách giết người!

Cái này gọi là gắp lửa bỏ tay người này. Tôi không đưa ra công thức đại loại như số 6, 7 gì đó bảo người ta theo một cách mù quáng nhé. Tôi giới thiệu cho mọi người cách ăn tươi sống, trách nhiệm của mọi người nếu theo cách đó là chịu 100% trách nhiệm về mình trong tìm hiểu và lựa chọn. Nếu muốn hỏi tôi cặn kẽ thì thoải mái, nhưng phải là người đang áp dụng thì hẵng hỏi. Còn hỏi chỉ để hỏi, để tranh luận cho thỏa mãn cái tôi thì miễn. Cái câu "bất chấp thể trạng/hoàn cảnh của bệnh nhân" nghe quen quá đi.


--------------------
There is no such thing as a true belief - Không có cái gọi là niềm tin đúng thực.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
marhaba
bài Oct 28 2011, 06:59 AM
Bài viết #34


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 532
Gia nhập vào: 13-August 09
Thành viên thứ.: 4,316



Lớp đất trên dễ bạc màu do quá trình rửa trôi và thâm canh quá mức, vẫn cố tình không chịu tìm hiểu hay sao.
Rừng nguyên sinh thì có khác gì với đất nơi khác? Có ai bón phân bón khoáng cho nó không? Những cây to ăn sâu bên dưới, lá và cành rụng mục nát thành mùn nuôi sống những cây nhỏ cây bụi, bao nhiêu ngàn năm vẫn xanh tươi

Nói ra những câu này mà ko phân biệt được rừng nguyên sinh với đất trồng ở đồng bằng à. Đất trồng ở đồng bằng thì có nhiều tầng sinh thái để nuôi qua lại lẫn nhau như rừng ko? Ở rừng thì trái cây chín/lá rụng/cây mục rớt xuống gốc, lâu ngày bị phân hủy trở lại đất rồi nhờ có nước mưa làm chất khoáng thấm dần xuống lại. Còn đất trồng thì trái người ta hái đem đi (chất khoáng trong trái/vỏ cũng biến theo), lá/cây mục cũng bị dọn sạch đi (ngày xưa người ta ủ gốc hoặc đốt thành tro bón lại, giờ thì ko), như vậy thì lấy gì bổ sung lại cho đất trồng? Mà anh đang sống ở thành thị thì hầu hết ăn những trái cây từ đất trồng chứ có phải trái từ rừng đâu? Như vậy thì khen là trái cây (trồng) có nhiều chất khoáng có đúng ko? (cho nên trước đây tôi nói là nếu anh ăn kiểu đó thì anh sống ở đồng hoang, rừng sâu thì được - vì ở đó mới có trái cây hoang mà ăn). Nên đất trồng thì chủ yếu được bón lại ở bề mặt và canh tác xong là hết, định kỳ/trước vụ phải bón lại - có mùn dư đâu mà thấm sâu dưới lòng đất. Cho nên dần dà cây trồng chỉ phát triển rể nhánh/rễ cám chứ ko phát triển rễ cái, rễ cọc nữa, nên cây trồng rất dễ ngã khi có mưa lớn, dông.
Trường hợp anh ở thành thị mà có rau trái thiên nhiên nhiều để làm bữa ăn chính thì cũng là trường hợp cá biệt - vì anh có tiền,...nếu nhiều người cùng theo pp này thì lấy đâu ra đủ? Bởi vậy có phải hiện nay ngũ cốc lứt là số 1 ko? Qua đó mới thấy cái hay của ông Ohsawa có tầm nhìn xa ntn.

Gạo tất nhiên là tôi nấu chứ.

Haha, đúng là vui thiệt. Mới đầu anh giới thiệu pp ăn đồ sống 100%, phê phán việc ăn ngũ cốc nấu chín tùm lum, sinh tinh sinh dục,gây hại..., tôi cứ tưởng là suốt 6 tháng nay anh toàn ăn đồ sống 100% hết chứ? Bây giờ anh lại nói có ăn cơm smile.gif. Anh có thể cho biết hiện nay anh ăn bao nhiêu % cơm và % rau củ trái mỗi ngày/mỗi tuần? Tôi nghe anh nói ăn gạo - tưởng là gạo sống, mà sách TD cũng nói ăn gạo sống cũng được, nên hỏi anh ăn ntn để học hỏi - vì anh theo phái ăn sống mà - ai dè cũng nấu!
Ko biết giờ có quay lại ăn muối ko?

Nước bản thân nó thừa thì được đưa vào bọng đái, không thừa thì vẫn đi qua thận và tiếp tục lưu thông trong máu.
Cái gì đưa nước thừa vào bọng đái? Nước tiểu trong bọng đái bắt nguồn từ thận thì có phải thận là bộ lọc nước thừa ko mà còn ngụy biện?

Nếu ăn phi TD thì lượng muối vào cơ thể thông qua thịt, nước chấm...Còn khi theo TD - đặc biệt GLMM - thì nhìn bề ngoài thì có vẻ nhiều muối (nói là trộn bao nhiêu muỗng mè với bao nhiêu muối theo độ tuổi), nhưng thực sự đâu có tăng vì đâu có bắt buộc phải ăn đúng bao nhiêu muỗng MM đâu. Tại anh áp dụng sai pp TD - ăn quá nhiều muối rồi nên quay sang đổ thừa. Hiện giờ anh ăn rau trái, cảm thấy ko cần muối thêm, vì trước đó anh đã ăn quá nhiều muối rồi.

Tôi không đưa ra công thức đại loại như số 6, 7 gì đó bảo người ta theo một cách mù quáng nhé.
Tôi cho rằng chỉ có người áp dụng 1 cách mù quáng thì đúng hơn. PP TD có nhiều cách ăn khác nhau theo lý luận âm dương/khoa học và có pp để kiểm tra việc ăn đúng sai, luôn khuyến cáo người áp dụng tuân thủ lý thuyết + thực hành song song, chọn lựa cách ăn phù hợp với mình chứ ko luôn luôn 6,7. Chuyện sai lầm nếu có là do bản thân người áp dụng, chứ ko thể phê phán, kết án người đưa ra pp hoặc người khuyên (theo kinh nghiệm của họ & người khác là 6,7 tốt, nhưng khi áp dụng thì chính bản thân mình thì mình phải điều chỉnh chứ).

Tôi giới thiệu cho mọi người cách ăn tươi sống, trách nhiệm của mọi người nếu theo cách đó là chịu 100% trách nhiệm về mình trong tìm hiểu và lựa chọn. Nếu muốn hỏi tôi cặn kẽ thì thoải mái, nhưng phải là người đang áp dụng thì hẵng hỏi.

Anh nói được câu này thì sao ko nghĩ anh gắp lửa bỏ tay người tư vấn cho bệnh nhân ăn số 6,7? (nhưng TD còn tốt hơn nữa khi lý thuyết + pp thực hành đều có sẵn sàng và đã thực chứng, biện pháp giải quyết khi có vấn đề rủi ro...). Còn anh khuyên ăn đồ sống khơi khơi thì sao tránh khỏi rủi ro ngộ độc, ko biết cách giải quyết ntn...? Tôi hỏi lý thuyết trước để mọi người coi có thể áp dụng ko? Có phù hợp với mình ko? Chứ đợi khi đang áp dụng rồi xảy ra chuyện thì sao? Lúc đó lỡ anh trốn đâu mất thì làm thế nào? (mà chắc anh ko trốn đâu vì chưa gì đã thấy đẩy trách nhiệm về người áp dụng rồi!)
Go to the top of the page
 
+Quote Post
justmevn
bài Oct 28 2011, 08:26 AM
Bài viết #35


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 840
Gia nhập vào: 5-September 09
Từ: Sài gòn
Thành viên thứ.: 4,720



A di đà Phật. Ha ha.

Trí tưởng tượng bạn khá là phong phú. Bạn tưởng những điều về tôi rồi ngồi đó suy diễn, tôi không cực đoan đúng như bạn hoang tưởng thì bạn quay ra thất vọng.

Rừng nguyên sinh là cây lớn nuôi cây bé, chứ cây bé không nuôi cây lớn. Tuy nhiên cây bé giữ nước và giữ đất không cho rửa trôi.

Nếu nhiều người ăn trái cây thì người ta sẽ trồng thành rừng, chẳng khác gì rừng đâu bạn. Người ta không bón phân hóa học và phun thuốc trừ sâu hóa học không có nghĩa là người ta không có cách khác để bón. Nghiền bột đá, dùng tro, phân vi sinh, dùng các tác nhân kiềm chế sinh học....

Thay vì cây nhỏ hoang như trong rừng hoang thì người ta có thể trồng những loại rau ăn được ở bên dưới.

Bạn không thấy tác dụng của trái cây và phản đối tôi là bởi bạn chỉ biết có mỗi trái cây mà chẳng biết gì tới rau. Khi bạn ăn nhiều hoa quả trong quá khứ bạn có đồng thời ăn một ngày 1/2 tới 1kg rau xanh không? Canxi và các khoáng chất là ở trong lá xanh đó bạn.

Tôi thấy bạn chê tôi "người thành thị" không trồng được mà ăn, tôi nghe như bạn đang tự trồng lúa sạch cho bản thân ăn vậy. Hết bao nhiêu đất để cho bạn đủ ăn vậy?

Bạn mà thấy được tầm nhìn xa của Ohsawa thì may mắn cho bạn quá.

Còn vấn đề nước và thận tôi khỏi nói thêm. Chắc vật lý thủy động học của bạn còn kém nên không phân biệt được thể tích với lưu lượng. Thận làm việc nặng hay nhẹ là do lưu lượng máu và chất độc trong máu. Còn thể tích, bạn đưa vào đầu vào nhiều bao nhiêu, mà không giữ lại trong tế bào (nhờ ăn muối nhiều), thì lại ra nhiều ở đầu ra bấy nhiêu. Dù không rút nước ra bàng quang thì thận vẫn phải xử lý với lưu lượng máu như vậy suốt ngày đêm. Thận có 2 đầu ra, một là đưa trở lại dòng máu, hai là đưa ra bàng quang, vấn đề chỉ là điều tiết giữa 2 cửa ra này mà thôi.

Những người béo bệu là những người ăn tùm lum thịt cá, uống nhiều nước, và ăn nhiều muối, bạn không thấy điều đó à? Người thực dưỡng không béo được là vì uống ít nước, nên có muốn giữ cũng không được; xong rồi lại kêu mệt mỏi vì không thải được muối thừa, rồi vẫn phải tập thể dục hay làm việc chân tay nhiều nhiều để ra mồ hôi, nhưng lại không đủ sức vì ăn quá dương, quá ít. Nếu không có điều kiện làm việc chân tay thì có khi lâu thật là lâu khi cơ thể chịu hết nổi đau bụng dữ dội như Ohsawa...

Chẳng lẽ tôi lại không biết tác dụng của muối hay sao? Nếu cảm thấy thiếu tất nhiên tôi bổ sung. Nhưng đó không phải là cái mà bữa nào cũng phải có cho "đỡ nhạt miệng". Nên nhớ cân bằng là 5-7 Kali mới cần 1 Na, nhé. Gạo thì năm thì mười họa hứng lên tôi mới ăn thôi, và tất nhiên là phải nấu. Chẳng hạn nấu cơm cho cháu thừa một chút tôi đem ra cuốn rong biển với rau, dưa chua để ăn, bột gạo lức mua hồi trước còn thừa thỉnh thoảng đem ra nấu cháo rau củ. Ha ha. Việc gì phải hạn cuộc mình nào?

Tôi chẳng gắp lửa bỏ tay ai hết á? Rành rành sờ sờ là có người tư vấn số 6, số 7 một cách mù quáng chả cần xét tới bệnh nhân. Tôi chỉ giới thiệu cách ăn của tôi và tại sao tôi chọn cách đó cho mọi người biết tới một chọn lựa khác. Tôi chưa tư vấn chung chung cho số đông trên diễn đàn này nhé. Tôi chỉ mới tư vấn "trực tiếp" với 2 người là bạn DH và bạn KT bằng trao đổi riêng trên hòm thư mà thôi. Thành công tới đâu và các bạn ấy áp dụng linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh bản thân thế nào thì bạn có nhu cầu tự đi mà hỏi.

Tôi chẳng trốn đi đâu đâu, vì việc gì mà phải trốn, vì lưới trời lồng lộng, tôi gây nghiệp tôi sẽ phải trả nghiệp. Tôi mặt hơi dày. Bạn lên một mạng ảo mà bạn không lường hết điều đó hay sao. Có ai làm công việc tư vấn thực dưỡng chịu trách nhiệm về những cái chết của bệnh nhân không vậy?

Tôi không đẩy trách nhiệm cho ai. Trách nhiệm của tôi là 100% và trách nhiệm của người nghe theo lời tôi (hỏi cụ thể cặn kẽ riêng và có áp dụng) cũng là 100%. Trách nhiệm không phải là cái san xẻ mà đem cộng trừ. Nếu có thì đem nhân với nhau thì đúng hơn. Có một trách nhiệm mà thôi, và tất cả các bên liên quan đều phải chịu 100%. Cái này toán học thông thường: 1=100%x100%x...... Thế nên một hạt cát mới chứa cả thế giới được.


--------------------
There is no such thing as a true belief - Không có cái gọi là niềm tin đúng thực.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
marhaba
bài Oct 29 2011, 06:13 AM
Bài viết #36


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 532
Gia nhập vào: 13-August 09
Thành viên thứ.: 4,316



haha, càng nói nhiều thì càng sáng tỏ ra nhiều vấn đề.

Sao bây giờ ko nói trái cây có nhiều chất khoáng hơn nhờ đâm sâu lòng đất mà lại quay sang nói từ rau xanh? Vậy rau xanh lấy chất khoáng ở tầng mặt hay tầng sâu?
Anh nói mấy thứ như bột đá, tro, phân vi sinh, .... cho cây ăn trái,rau xanh thì người ta cũng có thể xài cho lúa đấy thôi.

Còn về thận thì uống nước nhiều nó phải xử lý thành nước tiểu đưa ra bàng quang chứ gì nữa còn nói vòng vo. Tôi ko phải là nhà bác học nên hiểu nôm na như sau: Cơ thể con người luôn chứa 1 lượng nước dự trữ trong các mô, máu, thận...Khi thở, nhu động ruột, vận động đổ mồ hôi,trời nóng nhiều... thì phần dự trữ được lấy ra xài từ từ đến mức tối thiểu - bắt đầu khát. Rồi khi uống nước vô thì cũng tới 1 mức tối đa nào đó thì nó bắt đầu ko nạp nữa mà thải nhanh hơn (ko dự trữ phần quá dư nữa). Quá trình tiêu thụ & thải ra thì nước được vận chuyển chung với máu tới các tế bào, mà thận là bộ phận điều phối.
Khi đã tới mức tối đa mà ko uống thêm trong 1 khỏang thời gian nào đó thì thận bắt đầu rút bớt nước dự trữ (theo mạch máu) về thận thải ra qua đường tiểu 1 cách từ từ, giảm lượng nước dư, do đó ta đi tiểu vài lần mới hết phần dư, đến khi đạt tới mức trung bình thì ngưng. Nhưng nếu đang quá trình thải phần hơi dư mà lại uống thêm vô nữa thì nó lại thu lại vô chỗ dự phòng, vậy thì cứ lòng vòng, cơ thể lúc nào cũng tích nước nhiều hơn mức trung bình, tim, thận & các bộ phận tiêu hóa, tiết niệu... đều phải làm việc nặng nhọc hòai. Theo sách TD thì thận là 1 bộ phận lọc rất tinh vi chứ ko đơn giản như hệ thống cống nước, cứ hễ tống vô dư là nó tự mở nắp cống xả ra đầu kia.

Theo pp TD thì ngũ cốc lứt là chính, rau củ/trái cây là phụ mà anh lên đây đưa ra pp ăn 100% rau củ/trái cây sống, chê bai cơm, muối, pp TD đủ thứ thì tôi mới phản bác. Giờ lòi ra có vụ ăn cơm,bột gạo lứt,muối nữa - tôi ko có quyền cấm anh ko được ăn những thứ này, nhưng nếu anh có ăn thì nên cho mọi người biết - vì anh nói sau 6 tháng chỉ ăn rau củ trái ko thôi mà lành bệnh thì sẽ có nhiều người ngộ nhận... Sở dĩ anh ăn rau củ trái cây chưa bị vấn đề gì vì trước đó anh đã ăn quá dương nhiều muối rồi. Nếu ko hỏi cặn kẽ thì những người bệnh âm mà nghe theo thì sao?

Nếu anh ăn rau củ trái cây toàn phần như vậy thấy rất tốt thì tại sao ko cho cháu ăn theo mà cho ăn cơm vậy?

Xin hỏi anh khi ăn rau củ trái cây như vậy thì có dựa vào pp Ohsawa để chọn lựa rau củ trái cây phù hợp ko? Nếu có thì đừng có mà mạnh miệng "kết án" ông Ohsawa nữa nhé.

Ngoài ra thì chị DH và anh KT hiện giờ có ăn ~100% rau trái cây như anh ko? Và anh chị có dựa vào nền tảng kiến thức từ TD trước đó để vận dụng ko?
Nếu ko trả lời cũng ko sao hết
Go to the top of the page
 
+Quote Post
justmevn
bài Oct 29 2011, 12:40 PM
Bài viết #37


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 840
Gia nhập vào: 5-September 09
Từ: Sài gòn
Thành viên thứ.: 4,720



Mỗi bộ phận của cây có tỉ lệ, thành phần khoáng khác nhau. Nếu chỉ ăn trái cây thì sẽ thiếu hụt các khoáng chất có nhiều trong lá, cái đó mà bạn không hiểu à?

Bạn xem thành phần khoáng của ngũ cốc thì cái gì là nhiều? Xem có nhiều photpho không hay là nhiều canxi? Tại sao ngũ cốc lại là thức ăn tạo axit mà không hiểu ư? Cứ cho là nó gần cân bằng âm dương nhất đi, nhưng cân bằng axit/kiềm của nó ra sao? Hay là vì Ohsawa nói chỉ cần cân bằng âm dương thôi thì axit/kiềm sẽ tự cân bằng nên bạn thôi khỏi cần suy xét mà tin luôn như thế? (Mà con người chỉ cần mỗi Na và Ka hay sao mà chỉ đem mỗi 2 cái đó ra để tính âm/dương vậy?)

Tất nhiên là xài được cho lúa, vì đó là xài cho đất trồng nói chung.

6 tháng tôi ăn rau trái, tôi nói đúng thế đấy, vì trong 6 tháng đó tôi không ăn ngũ cốc đâu bạn, hay đồ nấu chín. Và khỏi bệnh viêm mũi. Chỉ gần đây tôi mới không hạn cuộc mình mà vui chơi cho thoải mái đó. Yên tâm là không có chuyện ngộ nhận đâu.

Cháu tôi chứ không phải con tôi, tôi không có quyền quyết định chuyện ăn uống của nó. Chỉ là nhờ tôi ăn rau trái mà trong nhà luôn sẵn đồ cho nó ăn ké, nên từ một đứa trẻ đau bệnh liên tục giờ trộm vía khá là khỏe mạnh.

Tôi ăn cả mía, cả cam, chanh, cả cà chua... là những thứ Ohsawa bảo không nên dùng, và dùng cả những thứ mà Ohsawa khuyên dùng, nói tóm lại là không theo cái bảng phân loại của ông ấy. Phân tốt đúng theo tiêu chuẩn thực dưỡng dù không ăn theo kiểu "thực dưỡng". Vậy được chưa? Có phê phán những thiếu sót của Ohsawa được không? Bạn đừng thấy tôi phê phán Ohsawa mà vội gán là cái gì tôi cũng nhắm mắt nhắm mũi mà chê và phê phán nhé.

Bạn DH và KT như tôi đã nói, bạn có nhu cầu cứ hỏi thẳng các bạn ấy, đừng vô đây hỏi tôi.

Tôi cũng xin không trả lời bạn tiếp. Chắc bạn chẳng có duyên với tôi đâu. Nói nhiều thêm thì vì ác cảm với tôi bạn lại ngày càng có định kiến với việc ăn rau trái và chẳng chịu tìm hiểu thêm về nó cho cặn kẽ, tới lúc cần sẽ bị bít lối.

Chúc vui an lành.


--------------------
There is no such thing as a true belief - Không có cái gọi là niềm tin đúng thực.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
marhaba
bài Oct 29 2011, 08:27 PM
Bài viết #38


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 532
Gia nhập vào: 13-August 09
Thành viên thứ.: 4,316



Muốn cân bằng Axít & Kiềm thì ăn rau củ, muối, miso, tamari, sắn dây...PP TD đâu có phủ nhận rau củ ko tốt, ko chứa khoáng chất? Mà chỉ khuyên ăn 10 - 40% thôi. Nhưng trường hợp ăn 100% rau củ như anh thì quá dư thừa so với nhu cầu (cho người sống trong thời buổi hiện nay) và ko đủ nguồn (sach) cung cấp khi có số đông người ăn..

Về mô hình trồng cây ăn trái lâu năm và rau xanh ở dưới:
- Chỉ xảy ra khi cây ăn trái còn nhỏ 1-2 năm, chưa có tán rộng và chưa có trái..
- Vì khi cây lớn như rừng rồi tán rộng sẽ che nắng bên dưới, nếu trồng rau bên dưới thì rau trồng ko có đủ nắng để phát triển (trong khi 1 ít cỏ dại vẫn có thể mọc được)
- Bón phân trên mặt thì rau/cỏ ăn trước hết, cây ăn trái ko có mà ăn
- Đào sâu xuống để bón phân cho cây thì ảnh hưởng rau ở trên, hơn nữa sẽ làm hư bộ rễ cám của cây
- Thời điểm cần phân, nước cho rau & cây ko có trùng khớp với nhau. Nếu tưới nước liên tục cho rau sống thì cây sẽ ko có ra hoa được (hầu hết cây ăn trái cần có khô hạn 1 khoảng thời gian thì mới ra hoa)
- Trồng rau bên dưới ảnh hưởng đến việc chăm sóc cây/thu hoạch trái cây: đi lại dẫm lên rau...
- Do đó hầu như ko có mô hình rau xanh + cây ăn trái lâu năm. Nếu có thì chắc nhà vườn thành tỷ phú hết smile.gif

Nói thêm về việc hấp thu và thải nước nhé:

Nước sau khi ăn uống vô bao tử và được xử lý xong thì chuyển sang ruột non. Ruột non hấp thu dinh dưỡng & nước đưa vào máu. Phần cặn bả & nước ko hấp thu hết sẽ đẩy ra ruột già, ruột già tiếp tục hấp thu nước lại chuyển vào mạch máu, phần bã thì thành phân. Nếu uống nhiều nước - nhưng chưa tới mức tối đa mà cơ thể có thể chấp nhận - thì nước tiếp tục đưa vào máu. Nếu nước đã đạt tới mức tối đa rồi - trong khi thận chưa xử lý xong thành nước tiểu - mà vẫn nạp nước tiếp, thì sẽ xảy ra tiêu chảy do ruột non/ruột già ko đưa nước vào máu nữa mà đẩy ra luôn - đây là pp xúc rửa ruột của Yoga, uống rất nhiều nước trong 1 thời gian ngắn gây ra tình trạng đầy nước cấp tính dẫn đến đi cầu ra toàn nước. Do đó khi uống quá nhiều nước vượt mức hấp thu & xử lý của thận thì nước sẽ ra ruột già, chứ ko phải ra bàng quang. Còn trường hợp chưa tới mức đó - nhưng cũng vượt quá mức trung bình, thì nước cũng vô máu, nhưng ko có làm các nhiệm vụ trao đổi chất ở các tế bào (vì ở đây đã đủ nước rồi)..., mà quay về thận nhanh hơn, dẫn đến thận mau đầy nước và đẩy ra bàng quang nhanh hơn, dẫn đến đi tiểu nhiều lần hơn và nước tiểu trắng trong (vì ko có chứa chất thải qua quá trình trao đổi chất ở tế bào).

Anh muốn ngưng thì ngưng thôi. Hy vọng có dịp nào nói tiếp cho vui smile.gif
Go to the top of the page
 
+Quote Post
ledai
bài Nov 8 2011, 12:24 PM
Bài viết #39


Member
**

Nhóm: Members
Bài viết: 11
Gia nhập vào: 22-January 10
Thành viên thứ.: 7,880



QUOTE(justmevn @ Oct 21 2011, 09:18 AM) *
Lại phải nói thêm biggrin.gif

Hiểu Ohsawa không bằng hiểu chính mình. Sau 6 tháng ăn hoa quả rau xanh là chủ yếu, tôi thấy khỏe và tính tình dịu đi rất nhiều. Đó là điều mà 2 năm ăn TD (GLMM) chưa làm được.
.
Có bệnh, có đau khổ rồi mới tăng trưởng tình thương với người khác. Cái đó là nhờ "ăn sai" đem lại, chứ không phải là nhờ "ăn đúng", nhưng chỉ với việc "ăn đúng" lại, bài học phải học mới hoàn thành. Đơn giản chỉ có vậy thôi. Ăn sai hay ăn đúng không có bản chất tốt - xấu, chỉ là 2 nửa, 2 học kỳ của một khóa học. Một khi bài đã thuộc, đã nắm được toàn bộ thì tùy nghi chơi đùa với nó, làm chủ nó chứ không có chuyện ngược lại.

[color="#FF0000"][/color]Hoan hô bạn đã thoát khỏi "bàn tay Như Lai" ít nhất một lần! . Ăn sai Ăn đúng-khỏe hay bệnh là hai nửa học kì nói hay lắm chính đấy là thái độ của nhất nguyên. Hãy nghe một người từ nhất nguyên đến :
"anh em đã nghe luật dạy rằng: "hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù". Còn Thầy, Thầy bảo thật anh em : hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em , Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên kẻ công chính cũng như kẻ bất chính . Vì nếu anh em chỉ yêu thương kẻ yêu thương mình ,thì anh em nào có công chi ? ngay cả người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi , thì anh em có làm gì lạ thường đâu ? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? Vây anh em hãy nên hoàn thiện ,như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện" trích Kinh Thánh MT 5.43-48.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

4 Trang V  « < 2 3 4
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th April 2024 - 05:34 PM