IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

6 Trang V  < 1 2 3 4 > »   
Reply to this topicStart new topic
> Bệnh ung thư và nền triết lý cực đông
Thelast
bài Sep 6 2007, 10:12 PM
Bài viết #11


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Trong năm 1963 này, tôi muốn kỷ niệm ngày tôi chào đời trên hành tinh này được 72 năm, tôi định lưu lại trong xứ này đôi tháng tức là lần đầu tiên trong 12 năm nay…Một tối nào đó tôi có mời đôi nhà quan trọng có danh trong mặt trận cổ truyền bàn ý muốn cùng nhau xét lại trọng trách của người Nhật bản phải làm những gì trước nỗi bấp bênh và sợ hãi đang bao trùm người văn minh hiện nay. Dưới đây là tên tuổi những vị ấy.

Ông T. Kataayoma 76 tuổi, nguyên thủ tướng.
Bác sỹ. K Takahashi 90 tuổi, nhà sáng lập và giám đốc bệnh viện lớn nhất Otorhino của Nhật từ 50 nay.
B,S. K Futaki 90 tuổi chủ tịch danh dự Suyyudan, thuộc phong trào vận động tinh thần và cổ truyền xưa nhất (sáng lập 1960).
Ông M.Hsulmura, 82 tuổi quản lý Suyyudan.
Ông T, Nishida, 93 tuổi chủ tịch phong trào Itoten, nhóm tôn giáo xưa nhất hy sinh vì công ích.
Ông I. Tsuneoka 65 tuổi. nguyên thượng nghị sỹ, chủ tịch Institut Central .
Bà R. Hiratsuka 78 tuổi, chủ tịch liên hiệp các tập đoàn phụ nữ Nhật.
Ông Taniguchi 72 tuổi, sáng lập, chủ tịch nhà Seicho, một tổ chức tôn giáo tinh thần tân tiến lớn nhất.
Ông M.Nakamo 54 tuổi, tổng thư ký tổ chức văn hoá quốc tế. và độ 10 khác nữa.

Tất cả những nhân vật quan trọng của Nhật bản này tất cả là người thuần thuý theo cổ truyền Nhật, hưởng ứng lời mời của tôi không một ai chối từ. Chúng tôi bàn cãi với nhau rất lâu. Kết cuộc mọi người đều đồng ý mở trung tâm truyền bá về những phong trào hoạt động văn hoá, tinh thần và triết lý của Nhật để cho những ai muốn học hỏi nền triết lý Đông phương đã thâm nhập trong cuộc sinh hoạt hàng ngày của những người Nhật theo cổ truyền.

Nhiệm vụ đầu tiên của cơ quan này là tỏ cho người ta biết cách chữa những bệnh gọi là “nan y” như thế nào ( bệnh ung thư, cơ thể biến chứng, đái đường, các beenhj tim và bệnh thần kinh vvv…) trong khi chỉ áp dụng vô song nguyên lý của nền triết lý ngày xưa.

Tập sách này xem như là tài liệu mở đầu cho cuộc vận động quốc tế của nhưng nhà danh vọng triết học cổ truyền đã học nhau lần đầu tiên.

Trong hội nghị này cũng quyết định lập ra một danh sách tỷ mỷ những bệnh “nan y” đã được chữa lành, nhất là những người mắc bệnh ung thư. Trong danh sách ấy ghi rõ tuổi tác của mỗi người thuộc nam hay nữ, căn nguyên bệnh trạng của họ và cách chữa lành về phương diện vật lý học sinh lý học. Trong quyển sách nhỏ này thôi, chỉ đủ để inh vào và inh như thế đối với những y sĩ và nhà kỹ thuật ngoại quốc xem ra quá giản đơn. Tất cả tin tức về vấn đề này, lúc nào cũng sẵn sáng cho các nhà khoa học có ý nghiên cứu tới. Ngoài ra họ sẽ được tất cả những sự dễ dàng trong khi quan sát những trường hợp nào tại chỗ tuỳ ý, nếu họ có thể đến tận xứ này thăm viếng.

Quyển sách nhỏ này còn có thể chỉ cho các bạn biết rằng tại Nhật bản còn có một nền y thuật triết lý khác hẳn của Âu- Tây là có thể chữa những bệnh đối với y thuật Phương tây cho là “nan y” nhất là y học của Đông phương nay còn có thể chữa về tương lai.

Hỡi các thân hữu xứ văn minh, nền y học triết lý tôi cố gắng trình bày cho các bạn đây, đối với các bạn như còn khó hiểu lắm. Các bạn nên cố gắng đem thiện chí ra. Các bạn cũng nên hổi tưởng lại rằng những lý thuyết của Copernic và Galilee hoặc của Einstein lúc ban đầu cũng xem như khó hiểu vậy. Các bạn cũng chỉ nên lẫn lộn cái nước Nhật theo đuổi nền văn minh tân tiến chỉ là nước Nhật kỹ nghệ, thương mại còn nước Nhật theo cổ truyền là một nước Nhật thuộc về tinh thần, một nước Nhật có vẻ kín đáo, nước Nhật này chẳng thấy rõ ràng trước mắt mọi người. Nước Nhật mà tôi nói đây tức là nước Nhật mà nhà phóng sự trẻ trung Lafcadio Hearn (1850-1950) đã ngạc nhiên khám phá ra được một kiệt tác của nhân loại: Quyển sách nói về người đàn bà Nhật! Cũng là cái nước Nhật mà nhà vô địch về thiện xạ súng lục tức Giáo sư Herrigel đã phải bỏ cây súng lục sát nhân của ông để học cách bắn cung của Nhật bản. Trong quyển sách nhan đề “Đạo thiền” và cách bắn cung ở Nhật bản của ông quyển sách ông xuất bản trong ngày về, tại nước Đức của ông, ông có kể lại rõ việc 6 năm lưu pháp để học và đạt tới “bản ngã” theo những đường lối giáo huấn của nền triết lý Thiền tông.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Sep 7 2007, 08:16 AM
Bài viết #12


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



CHƯƠNG III

CÁCH TRỊ LIỆU THẦN KỲ


Tại Nhật có trên 15 trường học về nền triết lý, gồm cả văn hoá, tôn giáo, luân ly, triết lý. Trường thì dạy cho chúng ta sống thể nào cho được lành mạnh trong khi học về triết lý cổ truyền hoặc áp dụng những lễ lược cúng tiến kiến theo tôn giáo. Những trường khác thì dạy cho ta đôi chuyên môn về triệu chứng thông thường và thực tiễn, mục đích đề chữa những bệnh tật, kể cả những bệnh tật mà y học Phương tây cho là “nan y” những trường học kể ra trên đây không những chuyên về những bệnh của cá nhân một, lại còn chuyên làm thế nào tạo cho được cách chữa những vấn đề khó khăn của gia đình và xã hội. Kể ra có:

1) Trường học văn hoá
2) Trường học triết lý ( học những sách vở của những bậc hiền triết của Trung quốc và Nhật bản)
3) Trường về thần đạo
4) Trường về phật giáo
5) Trường về hư linh
6) Trường về linh hồn
7) Trường về Fakir
8) Trường về Yoga
9) Trường về vệ đà
10) Y thuật của đức Jesus( chứ không phải như người Mỹ gọi KH Jesus)
11) Khoa châm cứu (đối chứng trị liệu)
12) Y thuật Trung quốc
13) Khoa đấm bóp( đối chứng trị liệu)
14) Khoa trị liệu bằng điện lực của bàn tay ( đối chứng trị liệu)
15) Khoa trường sinh (thực dưỡng)
16) Những lối đối chứng trị liệu của y thuật mới

Mỗi một trường học như thế có một phương thức khác nhau. Có đôi trăm nghìn người hành nghề đều do những trường học này xuất thân. Số người chữa lành này càng nhiều gấp 2, 3 lần hàng y sỹ Phương tây hoá. Số người tin theo học với họ có lẽ gấp 10 lần số ấy Đại tướng Marc Arthur đã ra lệnh tảo trừ cho sạch tất cả những hạng chữa bệnh theo lối đối chứng trị liệu này trong thời gian ông đóng quân tại Nhật.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Sep 7 2007, 08:21 AM
Bài viết #13


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Có lẽ rồi đây hàng ấy chẳng bao lâu sẽ mất tích. Phần nhiều những kẻ đến học hỏi với những người theo cách đối chứng trị liệu này chỉ là những người trước kia bị đau ốm đã bị y thuật chính thức ruồng bỏ hoặc đã tốn biết bao thuốc thang tiền bạc trong khi đeo đuổi nhờ những y sỹ chính thức cầu cứu chữa mà vô hiệu. Trong hàng ấy có rất nhiều người đã thấy những bệnh tình mình hình như tuyệt vọng, thế mà nhờ cứu chữa sống được một cách có thể nói là “thần kỳ”M.M.Taniguchi, Hội trưởng sáng lập viện hội Seityo là người am hiểu nhất về nền triết lý Đông phương tại Nhật. Ông có hàng triệu hội viên, ông đã xuất bản hàng trăm quyển sách. Trong 30 năm nay ông đã xuất bản nhiều nguyệt san. Trường học của ông “Đông kinh” có vẻ như là một viện Đại học. Ông có nhà inh và xuất bản. Đa số là những người được nhờ nền giáo huấn của Taniguchi chữa cho khỏi cảnh cùng khốn, bệnh tật “nan y”, kể cả những bệnh ung thư và biến chứng của thể chất. Phương pháp của ông rất đạo đức, lý thuyết và khái niệm chứ chẳng phải chữa trị theo triệu chứng. Mục đích của ông là làm cho người ta tin chắc là mình được tự do, sung sướng và khôn ngoan từ lúc sơ sinh, sở dĩ không được sung sướng là lỗi tại họ, khiến cho người ta nhìn nhận rằng mình sở dĩ có là tự mình kiến tạo lấy tự do, nhìn nhận con người là của thượng đế hoặc của vô biên tuyệt đối.

Tại Tây phương có được nhiều trường học trị liệu tự nhiên hoặc thần kỳ như thế chăng? Có lắm. Nhưng điều kỳ lạ là những y sỹ gọi là khoa học lại tự ý mắt không muốn nhìn những cách trị liệu “thần kỳ” như thế, bởi vì họ chưa hiểu động cơ như thế nào. Họ chỉ chú trọng đến những trường hợp nào họ hiểu thấy được thôi. Sau đây ta có thể đọc một đoạn rất thú vị của Đốc tơ W- Nakahara, Hội trưởng trung tâm ung thư Nhật bản trong quyển “Bệnh ung thư” của ông:

Một chứng thứ nhất:

Đốc tơ Stuart, Giám đốc khu bệnh lý của Menorial “Hospital of New York” nổi danh nhất nhờ trên 30 năm về chuyên môn, ông có giải phẫu cho một người đàn bà đau ung thư ở tử cung. Trường hợp của bà này đã đến độ tuyệt vọng. Bà đã bị bỏ không chữa được. Đến 6 năm sau tức vào khoảng 1946, tình cờ bà ấy được khám nghiệm trở lại vị đốc tơ ngạc nhiên thấy bà đã lành hẳn!

Lại một chứng thứ hai:

Cũng trong một bệnh viện ấy ( ở trong khu người do thái) 1/3 những người mắc ung thư đều là do thái. Nhưng số chết vì ung thư chỉ 26 người trong số 702 người ( kết quả trong 10 năm). Chỉ 3,2% thôi! 96,3% những trường hợp ung thư của người do thái đều chữa lành một cách tự nhiên (xem vậy có lạ không?)

Một chứng thứ ba càng thú vị nữa:

Cùng ở trong một bệnh viện ấy, cũng dưới quyền điều trị của đốc tơ Suart có một người đàn bà đau tử cung, trường hợp có vẻ thất vọng, không thể giải phẫu được. Sau khi chữa bằng radium để an ủi bệnh nhân, mạch của bà nhảy cao, da nổi lên đỏ dần trong 2,3 ngày. Thật khó hiểu tại sao. Cách đó độ 10 năm sau, bà ấy được khám nghiệm trở lại, té ra bệnh của bà ấy đã lành hẳn.

Chỗ mầu nhiệm không nơi nào có. Hoặc giả những chỗ mầu nhiệm ấy chỉ có hàng dốt nát mới nhận thấy thế, không nữa thì hàng không chịu nhìn nhận cái gì chính mắt họ không thấy kia, như kiểu nhà chuyên môn của y học gọi là khoa học.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Sep 7 2007, 08:23 AM
Bài viết #14


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Lại một chứng nữa. Trong số 13 nguyệt san”Plannete” nơi bài đại luận của Royer Weybot, nhan đề: Một nền y lý khác biệt “khoa châm cứu”, một bài rõ trung thành luận về đời sống và sự nghiệp của một người pháp tên là Soulie de Morrant. Ông này có làm lãnh sự tại Trung quốc khoảng 20 năm từ ngày còn trẻ. Sau ngày hưu trí trải trên 30 năm ông cố gắng du nhập qua pháp một nền y thuật khác biệt tự ông đã học hỏi được tại Trung quốc trong ngày làm lãnh sự. Chính tôi có gặp ông lần đầu tiên khoảng năm 1930. Tôi có giúp ông thành nghề châm cứu, đống thời có giao cho ông trên 2000 trang tài liệu. Nhưng khốn thay, sau đó 23 năm, vào khoảng 0956, tôi trở lại châu Âu, ông đã quá vãng. Soulie de Morant đã hy sinh đoạn đời sau để du nhập môn y thuật ngoại lai này hiện đã đem thực thi công nhiên trong những bệnh viện của pháp. Có đến 5000 y sỹ có bằng cấp thực hành phương pháp ấy tại Pháp và Đức. Trong 12 năm nay tất cả các báo Paris đều có nói tới

Bài báo của Royer Weybot rất thú vị, nhất là đoạn nói tới tác giả của bài báo ấy:

Cái tên Royer Weybot khiến cho rất lạ tai mắt các bạn. Ông ta là trưởng phòng quản lý từ ngày kết thúc chiến tranh cho đến 1958 ông bị đau dạ dày, chữa đủ thuốc nhưng vô hiệu, không có cách gì giải phẫu được. May thay ông gặp được Soulie de Morant lần châm cứu đầu tiên đã cứu ông được lành hẳn và mãi mã.

Từ đấy đến nay ông cố gắng truyền bá khoa học y thuật thực tiễn, thần bí và rất hiệu nghiệm này. Quyển sách sau cùng của ông mới cho ra đời là quyển “Bouillon de culture” (Ohsawa cũng không khuyến khích phương pháp chữa này).

Hàng ngày có cả vạn người chữa bệnh lành một cách mầu nhiệm, bất luận ở Đông phương hay Tây phương.

Các giáo sư và bác sỹ thời đại mới tức những nhà khoa học chính thống kể ra đây không đủ thời gian học hỏi. Họ bận suốt ngày mổ xẻ, pha chế những loại thuốc mới để chữa chạy những triệu chứng mới phát sinh đầy dẫy của bệnh tật. Làm như thế họ được các nhà kỹ nghệ dược phẩm tư bản trả công cho.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Sep 7 2007, 08:24 AM
Bài viết #15


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Lại một chứng nữa. Trong số 13 nguyệt san”Plannete” nơi bài đại luận của Royer Weybot, nhan đề: Một nền y lý khác biệt “khoa châm cứu”, một bài rõ trung thành luận về đời sống và sự nghiệp của một người pháp tên là Soulie de Morrant. Ông này có làm lãnh sự tại Trung quốc khoảng 20 năm từ ngày còn trẻ. Sau ngày hưu trí trải trên 30 năm ông cố gắng du nhập qua pháp một nền y thuật khác biệt tự ông đã học hỏi được tại Trung quốc trong ngày làm lãnh sự. Chính tôi có gặp ông lần đầu tiên khoảng năm 1930. Tôi có giúp ông thành nghề châm cứu, đống thời có giao cho ông trên 2000 trang tài liệu. Nhưng khốn thay, sau đó 23 năm, vào khoảng 0956, tôi trở lại châu Âu, ông đã quá vãng. Soulie de Morant đã hy sinh đoạn đời sau để du nhập môn y thuật ngoại lai này hiện đã đem thực thi công nhiên trong những bệnh viện của pháp. Có đến 5000 y sỹ có bằng cấp thực hành phương pháp ấy tại Pháp và Đức. Trong 12 năm nay tất cả các báo Paris đều có nói tới.

Bài báo của Royer Weybot rất thú vị, nhất là đoạn nói tới tác giả của bài báo ấy:

Cái tên Royer Weybot khiến cho rất lạ tai mắt các bạn. Ông ta là trưởng phòng quản lý từ ngày kết thúc chiến tranh cho đến 1958 ông bị đau dạ dày, chữa đủ thuốc nhưng vô hiệu, không có cách gì giải phẫu được. May thay ông gặp được Soulie de Morant lần châm cứu đầu tiên đã cứu ông được lành hẳn và mãi mã.

Từ đấy đến nay ông cố gắng truyền bá khoa học y thuật thực tiễn, thần bí và rất hiệu nghiệm này. Quyển sách sau cùng của ông mới cho ra đời là quyển “Bouillon de culture” (Ohsawa cũng không khuyến khích phương pháp chữa này).

Hàng ngày có cả vạn người chữa bệnh lành một cách mầu nhiệm, bất luận ở Đông phương hay Tây phương.

Các giáo sư và bác sỹ thời đại mới tức những nhà khoa học chính thống kể ra đây không đủ thời gian học hỏi. Họ bận suốt ngày mổ xẻ, pha chế những loại thuốc mới để chữa chạy những triệu chứng mới phát sinh đầy dẫy của bệnh tật. Làm như thế họ được các nhà kỹ nghệ dược phẩm tư bản trả công cho.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Sep 7 2007, 08:25 AM
Bài viết #16


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Đây hãy kể ra những trường hợp chữa mầu nhiệm khác:

Cô VP. Sinh trưởng ở Maroc, bị “yếu dạ dày”. Năm 25 tuổi một ngày nào đó cô đã uống 3 ly cốc tay. Sau đó cô bị đau ở bụng dưới, cô nôn, đau bụng lên cơn sốt. Y sĩ khám cho cô nhận thấy chẳng phải là thương hàn, không phải là sán lãi, bèn cho uống thuốc trị ruột và cho ăn. Cô đỡ dần, sau 10 năm bệnh lại tái phát lại. Bởi vậy khi 35 tuổi, cô phải ăn một chế độ ăn nghiêm ngặt: thịt nướng, rau nấu chín, không ăn trái cây, không ăn thức ăn gì sống, không rượu, sữa, không tôm tép, không nước chấm. Cô nói “tôi buộc lòng phải ăn như một bà lão” đó là câu trong bài dưới đầu đề: “chúng tôi có được săn sóc cẩn thận không” của báo Realite số 160/2/1960 có đăng. Và rồi lành bệnh, thật là khó hiểu.

Tóm lại có rất nhiều trường hợp bệnh được chữa khỏi một cách”mầu nhiệm” trong khi chữa những bệnh “nan y”, dầu cho ở Đông phương hay Tây phương cũng không tưởng tới có lẽ đợi một ngày kia sẽ có một số ít nhà Bác học, đồ đệ của Claude Bernard đến tận nơi để học trường “ầu nhiệm ấy”.

Những trường hợp “nan y” trong bộ sử học nhiều lắm. Có rất nhiều bệnh nhân điều trị hàng mấy năm nhưng vô hiệu và không có hy vọng gì. Có nhiều bệnh nhân khác phải tuyệt vọng, nếu họ không có tiền chữa theo y thuật chính thức nữa. Lại tìm những người chữa lành bệnh cho, không thì nằm chờ chết, than van không có chúa đến cứu, không có người làm phước đến nơi. Số bệnh nhân tinh thần nhiều gấp mấy lần số bệnh nhân về thể chất. Mặc dầu nên y học tiến bộ rất nhanh, nhưng theo nhận xét của tôi thì số bệnh nhân ở Tây phương bị bỏ rơi và lâm vào cảnh tuyệt vọng nhiều gấp mấy lần ở Nhật bản.

Tôi được biết một bà người Paris, bà có một toà nhà đẹp sang trọng giữa thành phố, nhà có phòng thể thao, phòng diễn thuyết, một bệnh viện vv…Mỗi khi có những cuộc họp quốc tế ở Pháp hoặc ở ngoại quốc, bà ta được cử đi tham dự thường diễn thuyết tại Viện đại học và tại các bệnh viện. Nhưng bà mắc một chứng bệnh “nan y” ở bàng quang trong 20năm nay, chữa đủ các thuốc, nhờ vả tất cả các giáo sư đồng nghiệp nhưng vô hiệu. Có kỳ đời không! Một đốc tơ mà lại chữa bệnh cho mình 20 năm mà không thành! Rõ việc kỳ quái! Bà có mời nhà tôi và tôi ở trong toà nhà xinh đẹp ấy một thời gian, chẳng qua là để giúp bà ấy chữa bệnh, căn bệnh lúc bấy giờ đã trầm trọng không thể chịu nổi. Tôi đã nấu cho bà ăn trong 10 ngày, bệnh đã lành hẳn, trải 20 năm khổ sở, đến ngày nay không còn con vi trùng nào trong nước tiểu của bà nữa!

Bà bác sỹ rất nhã nhặn. Bà mời chúng tôi ở lại trong toà nhà ấy bao lâu tuỳ thích. Bà ta có hai khu vườn xinh đẹp, một ở gần thành phố Paris một ở phía Nam.Nhưng chúng tôi khi đã chữa lành bệnh cho bà, liền cáo từ đi nơi khác. Tại sao thế? Chỉ vì bà không muốn tìm hiểu môn triết lý của nền y thuật của chúng tôi. Có lẽ bà ta không thể làm được. Tuy vậy tôi còn nhớ lại rất rõ ngày bà còn giới thiệu tôi với đôi người bệnh. Người thứ nhất là khoảng 40 tuổi, bà nói “Đây là ông M. Tôi đã chữa cho ông ta 17 năm nay. Ông rất yếu đến nỗi mỗi tháng tôi phải khám cho 1 lần”. Thử hỏi tôi ngạc nhiên nhường nào! Chữa 17 năm bệnh và chỉ một người ấy! Đáng hổ thẹn biết bao! Một thủ đoạn lừa gạt nhường nào. Đáng lẽ phải mổ bụng tự tử ấy chứ!

Người bệnh thứ 2,3,4…bà lần lượt giới thiệu đều là khách hàng quen thuộc lâu ngày của bà !

Tôi chẳng biết nói gì với bà!

Trong nền triết lý của chúng tôi cũng như trong y thuật Đông phương phàm người chủ chữa bệnh cho người, chẳng bao giờ được đau ốm dầu trong 1 năm chỉ một lần cảm sơ cũng thế. Hơn nữa là người chữa bệnh phải là người chẳng bao giờ mang một bệnh gì tự mình không chữa được, dầu một cái mụn cóc cũng thế!


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Sep 7 2007, 08:26 AM
Bài viết #17


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Thử hỏi tại sao người làm thầy dậy phương pháp chữa bệnh và giữ gìn sức khoẻ cho công chúng lại có thể tự mình ngã ra đau ốm được? Tủi nhục biết bao! Rõ một thủ đoạn lừa gạt đến bậc nào nữa! Như thế họ phải tự xử lấy chứ: Mổ bụng chết đi!

Cha ôi! Một người bệnh trong hàng mấy năm! Chữa trong 17 năm! Đó chẳng phải là sự nghiệp của một vị bác sĩ, mà là công việc của một người y tá hoặc giả là công việc của một người dối trá!

Xem kìa ở Pháp và Mỹ dân chúng từ 40 tuổi trở nên ai nấy đều mang trong mình một hay nhiều bệnh kinh niên. Tại các xứ này bệnh viện mọc ra như nấm sau lúc mưa rào. Số bệnh viện và y sĩ phải chăng là cái phong vũ biểu đi đo bệnh tật của một dân tộc? Hơn thế nữa là để đo nền văn minh ấy?

Theo nền y học chính thống mỗi người trong 10 ngày phải thay đổi máu 1 lần, giết đi mất 2000.000 hồng cầu trong mỗi giây cho tận đến cốt tế bào cũng chỉ trong 3 hoặc 4 tháng đã thay đổi hẳn. Thế thì tại sao người ta không dùng phương pháp ẩm thực khác biệt để chữa lành hẳn bệnh cho một người nào, nếu không cũng làm cho họ thuyên giảm sau 10 ngày, hoặc 3,4 tháng bằng cách thay lọc chất máu?

Chính chỗ ấy là việc tôi thực hành từ 50 năm nay. Cách chữa lành bệnh “thần kỳ” tôi đã đạt được, chẳng có gì là thần kỳ cả, cách chữa bệnh nhất thiết chỉ có thuộc về vật lý học và sinh lý học hoặc sinh lý hoá học. Tuy nhiên cách chữa bệnh “thần kỳ” của tôi chẳng phải là duy nhất. Còn có nhiều cách chữa khác nữa của các nhà hiền triết Phương Đông, đấy là chưa nói tới những trường hợp chữa bệnh tự nhiên, Đông Tây gì cũng thế.

Cùng lúc những bệnh “nan y” càng ngày càng tăng. 3 năm trước các Bác sỹ cũng có một cuộc hội nghị quốc gia, tuyên bố cần phải làm thế nào chỉnh lý lại một nền y thuật’ thần thánh” sẽ đoạn tuyệt tất cả khả năng của những Bác sỹ. Trong một số sau cùng của báo New York Herald Tribune Magazine có đăng một bài kể những bệnh “nan y”, trong ấy không thiếu gì những bệnh “nan y” cho là bệnh kinh niên như thể chất biến chứng bệnh tim và bệnh về sơ vữa động mạch vv… và bệnh ung thư. Số người rên xiết về thể chất biến chứng, như bệnh cảm mạo, riêng tại Huê kỳ hàng năm có đến 30.000.000. Nào được mấy người biết những bệnh như thế chữa trị rất dễ dàng trong vòng 10 ngày, nghĩa là chỉ cần thực hành nền triết lý Phương đông tức là điều tôi đã trình bày từ bao năm nay.

Vả chăng số bệnh nhân về thần kinh càng ngày càng gia tăng không trừng bệnh ấy ngày nay càng nhiều hơn những bệnh về thể chất nữa. Vậy phải làm thế nào?

Hiện trước mắt còn thấy cảnh giặc giã vô nhân đạo, vô lý, mà rất tốn kém mà không đem lại một tí lợi ích nào. Đó phải chăng một bệnh tinh thần có tính cách tập thể của người văn minh? Chúng ta há không muốn có một thế giới khác, một thế giới thần tiên, trong ấy có loài bướm nhởn nhơ bay liệng từ bông hoa màu sắc này đến bông hoa màu sắc khác để tìm những bạn bè thân yêu, một thế giới trong ấy những cá vàng đủ loại lớn bé lội ngang dọc suốt biển này đến đại dương nọ mênh mông vô tận? Kìa những loài cá dưới đáy biển chẳng bao giờ già nua, chẳng bao giờ đau ốm, chẳng bao giờ biết sợ những quả bom khinh khí, kía những loài bướm kia, những loài sâu bọ, những loài thú hoang chẳng bao giờ biết có y sỹ, chẳng bao giờ cần đến bệnh viện và nhà dược phẩm! Thử hỏi tại sao tất cả những Bác sỹ có bằng cấp của Tây phương hoặc những Bác sỹ Âu hoá kia lại không chữa lành bệnh cho dân cư của hành tinh này đang rên xiết thảm thương?

Thử hỏi tại sao họ không chú tâm đến một y thuật khác biệt đã có từ mấy nghìn năm nay, hiện bị bỏ lỡ mà vẫn còn sống và chữa mãi mãi được nhiều bệnh?

Phải chăng vì họ không hiểu hoawc bị tính tự phụ ám ảnh?

Nếu họ chẳng phải tự phụ hoặc không hiểu thấu thì ra thái độ của họ có thể nói là không có trách nhiệm: Một điều chắc chắn là y học thời nay đã sát hại rất nhiều người hơn chiến tranh.

Tại sao họ phạm tội ghê gớm như thế?

Bởi vì y học ấy không biết một chút gì về sinh mệnh, chú trọng đến chỗ quan trọng của sinh mệnh, thế nhưng một mặt khác ông lại sát hại hàng tỉ tỉ sinh mệnh của vi trùng hàng ngày. Chỗ độc tôn loài người còn gì hơn nữa!

Con người văn minh, y học của những người văn minh không biết được cảnh sắc của sinh mệnh. Sinh mệnh ở đâu mà đến, rồi đi tới đâu, ý nghĩa như thế nào? Họ không chịu suy nghĩ cho sâu xa. Họ chỉ biết nhào vào những triệu chứng chú tâm vào đấy. Không kể gì, họ không biết rằng người ta có thể đạt đích trong khi ôm ấp một lòng yêu thương kẻ xung quanh cũng như những kẻ thù nghịch của họ, không phân biệt ta và người. Ngoài ra họ thiếu một nền triết lý dạy cho họ thấu hiểu thế nào là thương yêu., và cái thương yêu là gì. Cần phải làm thế nào cho họ quay trở lại tìm cho ra y thuật về lòng thương yêu, tức là nền y thuật thần thánh.

Nếu cõi đời là kỳ diệu, tươi đẹp thì tất cả sinh mệnh đều kỳ diệu tươi đẹp. Bệnh tật là kỳ diệu. Nhưng nều tất thảy đều là kỳ diệu tươi đẹp thì chẳng có cái gì là kỳ diệu nữa. Đối với những kẻ sống trong một cõi đời như thế, bệnh “nan y” là chuyện tân kỳ, huyền bí. Cái “nan y” kia nếu thật có thì rõ là một phép lạ phi thường.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Sep 12 2007, 04:42 PM
Bài viết #18


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



CHƯƠNG IV

Y THUẬT ĐỐI CHỨNG TRỊ LIỆU VÀ Y THUẬT TRỊ CĂN


Năm 1749 Claude Bernard còn có thể tuyên bố với các đệ tử của ông: “Này các bạn! Y thuật khoa học mà tôi có bổn phận giảng giải cho các bạn, thật ra không có!”

Trong cõi đời hữu hạn và tương đối này, vẫn có hai phần tương phản cho mỗi lãnh vực Âm và Dương. Tốt và xấu, cái và đực, đàn ông và đàn bà, nóng và lạnh, tối và sáng, sống và chết, vui và buồn, thương và ghét, mạnh và yếu, khoẻ và đau ốm, hạnh phúc và khổ cực, giàu và nghèo, vật chất và tinh thần, bề lưng và bề mặt, lực thương tâm và lực ly tâm. Vì thế con người thành ra nhị nguyên luận. Đấy chỉ là hai đầu mối của mọi việc. Đầu mối thì Âm, đầu mối thì Dương. Chỗ tương phản ấy còn có ở trong mỗi lĩnh vực, trí phán đoán của chúng ta. Mù quáng, cảm giác, cảm tình, trí tuệ, xã hội và lý tưởng. Hai đầu mối này lúc nào cũng tương đối như cái lưng và cái mặt, hoặc khởi điểm và chung điểm. Chỗ tận cùng của mỗi đầu mối vẫn cọ xát nhau và lẫn lộn nhau. Người ta giết người tình nhân của mình khi mà tình yếu đã tột bực. Rõ là trái nghịch ấy làm cho cuộc đời có sinh khí. Người ta cố gắng hết sức bằng mọi cách để tránh nỗi trái nghịch này.

Thật khó khăn vô cùng. Phần nhiều người ta đã bỏ mình trong cuộc đấu tranh chống chọi với nỗi trái nghịch huyền bí của đời này. Ví dụ họ đua nhau tìm tòi của cải hoặc danh vọng. Họ nỗ lực trải hàng mấy năm. Họ tìm được. Thế rồi một buổi sáng họ thức dậy, giấc mơ của họ hoá ra mây mù, thấy rằng họ đã trở thành những kẻ nô lệ cho tiền của họ hoặc họ bị hăm doạ ám sát hoặc bị vu cáo vì cái danh của họ, hoặc nữa là tội nhân của những mối thù hằn do chỗ thành công của họ gây nên.

Muốn cho thoát khỏi nỗi trái nghịch ấy, thế nào cũng phải vượt trên bình tuyến của tất cả trí phán đoán tương đối đến tận bình tuyến của trí phán đoán tối cao toàn năng, đó là lý do tồn tại của triết lý Phương đông, trí phán đoán tuyệt đối và duy nhất của nhất ngôn luận phân cực. Một điều lạ là nền triết lý biện chứng này, từ mấy nghìn năm nay trong tâm trí người Tây phương không còn nhận thức được. Càng lạ lùng hơn nữa là nền văn minh Celtes lại căn cứ vào nền triết lý này. Nền văn minh tân tiến trái lại căn cứ trên hình thức lý luận học tương đối, nhị nguyên là nền triết lý vật chất khái niệm. Tất cả tâm tính độc tôn tức là tâm tính cô độc hoặc bài ca đều thuộc về loại này. Đa số những người hiện nay đều sát nhập vào hình thức lý luận vật chất khái niệm này. Rất ít người trong số này tránh khỏi tâm tính nhị nguyên để đứng qua vòng tâm tính nhất nguyên toàn năng và thống nhất.

Hết thảy những người chỉ thấy và tin tưởng vào một đầu mối của mọi vật ( xấu hoặc tốt, thể xác và linh hồn, cảm tình và trí tuệ vv..) đó là kẻ nhị nguyên, độc tôn và bài ca. Hết thảy những người nhìn thấy cả hai đầu mối của mọi vật như có bề mặt có bề lưng, hoặc có chỗ thuỷ và chung mới có thể thừa nhận được tất cả sự tương phản và chuyển hoán ra tương thành để có thể gây nên được nền hoà bình của họ trong cảnh tự do. Tất thảy những kẻ có ý bài tha, và những kẻ có mối dò xét ra chống đối họ trong đời này, đều là kẻ nhị nguyên. Những kẻ đó chẳng bao giờ được hoà bình. Hoà bình chẳng phải tập thể. Hoà bình chẳng phải lệ thuộc. Hoà bình là cá nhân và tự kỷ. Hoà bình là một danh từ khác biệt của sức khoẻ tuyệt đối, của hạnh phúc vĩnh viễn, của tự do vô biên và công bình tuyệt đối. Kẻ nào không có được những tính cách ấy, không thể nào biết được hoà bình. Nỗi bấp bênh và sợ hãi là những đặc tính của những kẻ không có những tính cách ấy. Hạng ấy sẽ chết vì nỗi bấp bênh và sợ hãi, dầu cho họ có núp kín trong một cung thành bọc sắt có hàng 90.000 quả bom khinh khí phòng vệ cho cùng thế.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Sep 12 2007, 04:43 PM
Bài viết #19


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Rõ ràng chúng ta có:

BỆNH UNG THƯ!

Người văn minh cho bệnh này là cái hiện tượng tự nhiên này, xét về mặt sinh vật học và sinh lý học là một tai biến ghê gớm trong lịch sử của xã hội loài người. Cái tâm tính sợ hãi này làm cho ta thấy con người độc tôn cô quạnh, tự kỷ: có một bộ não bí đặc, thân xác cứng đờ, giống như một con mèo xù lông trước một con chó dữ. Nỗi sợ hãi và chống đối ấy càng lớn lên và hoà ra hành động phản kích con người vì muốn sát hại đối thủ vô địch của thế gian này, việc phải rèn luyện sức phản kích của ho, phải huy động tất cả những phương tiện gì mình có thể có được hoặc về thể chất hoặc về tinh thần, đạo đức và vô đạo đức. Nhưng muốn tận diệt địch thủ là bệnh ung thư kia, con người không nên đồng thời làm hại đến mình, vì rằng bệnh ung thư và thân mình họ đều cùng một nguồn sống sinh ra, đấy tức là hai anh em sinh chung cùng một bộ tim! Thì hỏi ghen ghét nhau đến kỳ cùng mà làm gì!

Những người không văn minh sinh hoạt theo nền triết lý biện chứng nhất nguyên luận cũng ngạc nhiên với chỗ không hiểu tại sao sinh ra bệnh ung thư. Tuy thế họ chẳng có cảm giác gì là sợ hãi, nhất là không chống đối. Họ cũng như đứa bé ngoan ngoãn vui vẻ, bạo dạn và ngây thơ, mỗi khi bị cha đẻ nó hay la rầy mà vốn có lòng yều thương nó.

Đứa bé ấy thường yêu cha nó đến nỗi hy sinh mình để cứu cha khi cần đến, vì rằng cha đẻ nó đã không có một cái gì mà không cho nó. Những người không văn minh chẳng bao giờ chống đối tạo hoá hoặc chống đối cuộc đời đã cung cấp tất cả nhu cầu cho họ. Tuy thế, họ như có vẻ bẽn lẽn. Họ lấy làm tiếc rằng họ đã xáo động bậc cha vũ trụ của họ. Trật tự vũ trụ vô biên của họ. Họ tự phản tỉnh lại họ một cách sâu xa để tìm cho được nguyên nhân chính xác của vẻ phẫn nộ của mẹ để họ trong khi la rầy họ. Họ tự biết rằng bậc cha mẹ đẻ này chẳng bao giờ đưa những cảnh khó chịu buồn bực đến cho họ, mà trái lại lúc nào cũng phân phát cho tất cả những vật cần thiết hoặc những vật hữu dụng đẹp mắt vui tai, như món ăn thức uống, mặt trời, mặt trăng, các vị tinh tú không khí tươi tốt, những núi non biển cả, những bông hoa chim cá…tất thảy những nguyên tử, không gian vô tận, thời gian vô tận….Khí lạnh mùa thu lạnh buốt chính là điều kiện cần thiết để cho các mầm giống đâm chồi. Quý hoá thay là tất thảy đều đem ra phân phát cho không! Họ ngửa tay nhận lãnh với một niềm biết ơn vô cùng. Họ chẳng chống đối chút nào hết. Ban ngày không thể có được nều không có ban đêm, cho nên ban đêm cần phải có. Có thời tiết xấu mới có thời tiết tốt. Xét ra chẳng có một cái gì vô dụng hoặc có vẻ phá hoại. Ngay từ ngày khởi thuỷ chưa có khởi thuỷ.

Tất cả đều nảy nở ra một cách không ngờ từ mấy vạn ức năm, chẳng qua để tô điểm cho đẹp đẽ quả địa cầu chúng ta đang sinh tụ một cách sung sướng như ngày nay. Chúng ta có tất thảy những gì cần thiết cho chúng ta, trước hết là có một sinh mệnh cái kỳ quan này cho đến bây giờ mọi người cũng chưa hiểu thấu đồng cơ như thế nào, cũng chẳng biết cơ thể nó vận chuyển như thế nào. Thì thử hỏi bộ não ký ức là cái gì mà lại khiến cho chúng ta lại suy nghĩ được kia mới lạ? Thử hỏi nhờ động cơ nào khiến cho chúng ta có thể phát biểu được ý kiến và thông dịch được tự tưởng của chúng ta một cách dễ dàng? Lại thử hỏi nữa, chỗ hiểu biết của chúng ta là cái gì chứ?


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Sep 12 2007, 04:44 PM
Bài viết #20


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Sau cùng những người không văn minh lúc nào cũng đặt tất cả lòng tin cẩn vào trật tự của vũ trụ vô tận tức là đấng tạo hoá , mối công bình tuyệt đối của họ. Họ chẳng cần gì chống đối, Ví dầu có nảy ra những sự kiện gì khó có thể chịu đựng được chăng chỉ cần suy nghĩ chín chắn: Nghiên cứu và tìm tòi cho tận ý nghĩa sâu xa. Họ suy nghĩ đến nỗi quyên cả ăn uống và quyên cả ngủ nữa…Ngày đêm họ nghĩ đi nghĩ lại mãi quanh quẩn chỗ Âm Dương. Họ giải thoát tất cả, nhất là giải thoát những dư dật và những gì có vẻ lạm dụng tự nhiên trí phán đoán không bị che bịt.

Trí phán đoán tối cao chẳng khác nào một vừng nhật chói chang giữa đám mây mù che lấp.

Một buổi tinh sương khi họ thức dậy, lại trở thành những đứa bé ngoan ngoãn bạo dạn và hoạt động hệt như trước kia có vẻ như những đứa bé mới lọt lòng mẹ! Những đữa trẻ thơ chẳng bao giờ có bệnh tật ( người ta sẽ cãi lại tôi rằng có những bệnh tật di truyền thì sao?. Tôi cho đó là một giả thuyết thôi!. Hơn nữa, đấy là một luận điệu nói đùa hoặc là một cách che dấu vụng về của hàng gọi là y sỹ tự tạo ra cốt để xua đuổi những trách nhiệm của họ trong khi họ cho rằng bệnh này, bệnh khi là bệnh “nan y” đấy thôi).

Có gì vô lý bằng cho rằng một đứa bé mới sinh ra lại phải chọn đời gánh cái gánh nặng của cha mẹ chúng phải gánh! Giả thuyết về bệnh di truyền quả là đắc tội.

Một khi người ta đã giải thoát được tất cả nhất là việc ăn uống, thì người ta hẳn sẽ giải thoát được tất cả bệnh tật vì rằng chúng ta ăn giống gì thì mình thành giống ấy!

Đeo đuổi nền văn minh chồng chất những dư dật và lạm dụng. Chúng ta đã ăn uống quá nhiều rồi. Vả lại lý thuyết khoa học về sự dinh dưỡng phôi thai trong vòng 100 năm nay, khuyến khích chúng ta phải ăn hàng vạn vạn calo mỗi ngày, đấy chính là lý thuyết về sự quá dư dật. Nhưng nào có phải chỉ thế mà thôi. Lý thuyết ấy còn khuyến khích chúng ta phải ăn một số đạm thú vật nữa! Chỉ là một cuộc tàn sát hợp thế! Lý thuyết tuyên bố rằng đấy là một mối cần thiết, nghĩa là một mối công bình! Thử nghĩ biết bao nhiêu thú vật đã bị tàn sát vì lý thuyết dinh dưỡng! Tuy vậy mặc dầu, hàng trăm triệu người không văn minh từ mấy chục nghìn năm nay vẫn sống khoẻ với phong cách ăn uống những loại thảo mộc mà còn sống tại Á châu.

Đã là con người thì lúc nào cũng tự do. Đành rằng người ta có thể ăn thịt những kẻ chiến bại, những kẻ yếu đuối ngây thơ và không có một sức gì để tự vệ lấy. Có lẽ hàng này sinh ra giữa đời để làm miếng thịt nuôi dưỡng kẻ mạnh theo như những nhà chủ trương “cạnh tranh để mà sống” đã chứng nhận. Mỗi người đều có chỗ ưa thích và tự do riêng biệt, họ có thể ăn gì tuỳ thích.

Nhưng ở đây tôi xin khuyên các bạn một điều tức là chỗ bí quyết tôi đã khám phá ra từ 50 năm nay. Trong khi dốc toàn lực để nghiên cứu và truyền bá Vô song nguyên lý, của nền triết lý và khoa học cực Đông. Theo tôi thì chính là cái chìa khoá của thiên quốc có 7 thiên giai. Nền triết lý này có thể chuyển hoán đời sống của các bạn chống chọi lại được tất cả các bệnh tật, kể cả những bệnh về ung thư và những bệnh về tinh thần. Đây này hãy bài trừ loại đường do kỹ nghệ và thương mại chế tạo và những đạm thú vật đi! Đấy là nguyên nhân chính làm cho chúng ta khổ sở trong đời.

Các bạn có thể dùng một ít đường và đạm thú vật thì được. Nhưng các bạn cũng nên biết rằng hằng hà sa số như người Á châu vẫn sinh sống khoẻ mạnh từ mấy chục năm nghìn năm nay chằng cần ăn tới đạm thú vật như Trung quốc và Ân độ theo như lời truyền dạy của các bậc hiền triết ngày xưa, không ăn thịt người ta vẫn sống được- có cần gì phải ăn như thế. Nhưng tôi cũng nên nhắc lại, các bạn có thể ăn cho vui một chút xíu thôi, nếu các bạn muốn cho khỏi mất sức khoẻ về thể chất cũng như sức khoẻ về tinh thần. Nếu các bạn không kiểm soát được trí phán đoán về cảm giác và thú vật thôi xin các bạn chớ xem đến quyển sách này làm gì nữa.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

6 Trang V  < 1 2 3 4 > » 
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th April 2024 - 01:14 AM