IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

9 Trang V  « < 4 5 6 7 8 > »   
Reply to this topicStart new topic
> Chữa bệnh viêm khớp bằng Thực dưỡng
Thelast
bài May 17 2007, 10:01 AM
Bài viết #51


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



* Trà già ba năm tương tamari : Trà này kích thích sự tuần hoàn và giúp trung hòa chất axit trong máu. Làm giảm đau đầu do hấp thụ quá nhiều đường, rượu hoặc các loại thức ăn và nước uống có tính axít, nó còn giúp đem lại sinh khí.

Cách chế : Rót một muỗng trà tương tamari vào tách, chế trà già bancha lên, khuấy đều và uống khi còn nóng.

* Tương tamari + sắn dây: Thức này làm mạnh cơ quan tiêu hóa, tạo sức sống và giảm mệt nhọc.

Cách chế : Đổ một muỗng sắn dây vào nồi thêm hai muỗng nước, khuấy đều cho tan bột sắn dây. Thêm vào đó một tách nước, khuấy tiếp. Đem nấu lửa nhỏ cho đến khi hỗn hợp trong suốt và đặc lại. Nhớ khuấy đều khi nấu tránh để bị vón cục, thêm vào nửa muỗng trà tương tamari rồi trộn đều, để sôi thêm vài phút, dùng khi còn nóng.

* Trà mơ muối : Trái mân đem dầm muối có mùi rất thơm, vị chua và mặn. Nó là loại thực phẩm quân bình, cung cấp một năng lượng tập trung mạnh, được dùng rộng rãi trong các món ăn dưỡng sinh và chữa trị tại nhà.

Chất chua của mơ muối gây tiết nước bọt, cộng thêm tác dụng kiềm hoá rất mạnh, rất hữu ích cho dạ dày và cơ quan tiêu hóa. nó ngăn được tiêu chảy, làm yên dạ dày và rối loạn tiêu hóa, ngoài ra mơ muối còn trung hòa được tình trạng máu dư thừa axit.

Có nhiều phương cách sử dụng mơ muối dùng điều trị tại nhà.

Cách chế trà mơ muối : Nung mơ muối trong lò nướng cho đến khi nó hoàn toàn đen và giòn, xay thành bột mịn. Mỗi lần dùng một muỗng trà bột này chế nước nóng vào. Trộn đều và uống khi còn nóng.

* Mơ muối + tương tamari + trà già ba năm: Trà này giúp thanh lọc máu và tuần hoàn tốt. Làm giảm mệt nhọc, nhược sức, chữa đau đầu nhất là khi đau ở phần trước trán.

Cách chế: Cho 1/2 hoặc một trái mơ muối với 1/2 đến một muỗng trà tương tamari vào tách, chế trà già ba năm vào, khuấy và uống khi còn nóng.

* Mơ muối + tương + trà ba năm với gừng: Thêm một nhúm gừng nạo vào hỗn hợp trà trên đây làm kích thích tuần hoàn máu và giúp làm ấm cơ thể. Trộn đều và uống khi còn nóng.

* Mơ muối + tương + sắn dây: Dùng làm mạnh ruột và hệ thống tiêu hóa, đem lại năng lực hoạt động, còn làm giảm tiêu chảy hoặc bón do ruột yếu hoặc bị trương giãn. Sự tích lũy chất ở ruột sẽ tạo nên sự nhiễm độc toàn bộ cơ thể, gồm cả làm co cứng, viêm sưng các khớp.

Cách chế : Pha loãng một muỗng bột sắn dây với hai muỗng nước. Thêm một tách nước nữa rồi trộn đều. Tách thịt của trái mơ muối ra khỏi hột của nó và cho vào trong hỗn hợp. Đem nấu, khuấy đều để tránh vón cục, để nhỏ lửa nấu cho đến khi hỗn hợp đặc và trong suốt. Gần xong thêm nửa muỗng trà tương tamari để sôi vài giây nữa. Bạn có thể thêm vào một chút gừng nạo lúc cuối và uống khi còn nóng.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 17 2007, 10:02 AM
Bài viết #52


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



* Gia vị :

Muối mè: Muối mè là thức nêm phổ biến trong phương pháp dưỡng sinh, nó có vị mặn đắng có tác dụng làm quân bình các chất ngọt thiên nhiên trong gạo lứt, trong các ngũ cốc khác và trong rau củ.

Tỷ lệ mè và muối thay đổi từ 8/1 cho đến 16/1 tùy thuộc vào tuổi tác và hoạt động của từng người. Đối với người lớn, hoạt động nhiều cần nhiều muối hơn một chút so với người ít hoạt động và trẻ nhỏ. Muối mè rất ngon, nhưng đừng ăn quá nhiều. Nửa muỗng đến một muỗng muối mè cho mỗi chén cơm là vừa.

Muối mè chứa nhiều calcium, chất rắn và các chất dinh dưỡng khác, một thức ăn tuyệt hảo để hấp thụ chất dầu không bảo hòa của rau củ. Vả lại do được rang lên nên mè trong muối mè rất dễ tiêu. Muối rang lại phối hợp tạo sự cân bằng hài hòa chất dầu trong hạt mè.

Muối mè giúp làm dẻo dai các khớp và các mô kết nối. Sử dụng món ăn quân bình, thêm vào đó muối mè và rong biển và là một phương cách thật an toàn hữu hiệu để giữ gìn sức khỏe và sự dẻo dai cho cơ thể.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 17 2007, 10:03 AM
Bài viết #53


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



* Tương phổ tai: Thức ăn này làm mạnh các khớp và các mô kết nối.

Cách chế : Cắt 8 miếng phổ tai dài độ 3 tấc, xong cắt nhỏ thành con cờ dài 2cm 50 với cái kéo. Ngâm tất cả vào trong hỗn hợp nửa tương tamari với nửa nước (cho ngập phổ tai) để vậy một đến hai ngày. Cho vào trong một cái nồi không đậy nắp, thêm cho đủ tương tamari và nước. Đem nấu thật nhỏ lửa và để lệch nồi với nguồn lửa, nấu trong nhiều giờ cho nước bốc hơi hết.

Cất giữ các miếng tương phổ tai này vào lọ nhỏ. Do thức ăn này chứa rất nhiều muối khoáng nên mỗi lần chỉ dùng vài miếng, hai lần mỗi tuần.

* Rong nori : Thức nêm này cung cấp sắt và các chất khoáng khác cho bữa ăn tuy ít lượng hơn loại tương phổ tai trên.

Cách chế : Dùng mười lá rong nori (bẻ vụn thành nhiều miếng nhỏ), 1 tách nước suối và 1/2 muỗng canh tương tamari, cho tất cả vào nồi, đậy nắp và đem nấu. Để lửa nhỏ và sôi riu riu từ 20 đến 30 phút hoặc cho đến khi tất cả nước bay hơi hết, chỉ để lại bột rong nori.

Cất bột vào lọ và dùng chung với bữa ăn mỗi tuần hai ba lần.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 17 2007, 10:05 AM
Bài viết #54


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



* Cách dùng gạc, cọ rửa cơ thể và cao đắp Cọ rửa cơ thể bằng nước nóng: Cọ rửa cơ thể với khăn nóng mỗi ngày là cách đơn giản nhất và lại rất hiệu quả để tạo sức khỏe và sinh khí. Nó làm kích thích tuần hoàn, bớt ứ đọng ở các khớp và giúp đánh tan mỡ đọng dưới da.

Sau nhiều năm dùng phó mát, gà, thịt, trứng và các thực phẩm động vật, nhiều người hình thành một lớp mỡ cứng ngay dưới da, làm da khô cứng và giảm đi khả năng tiết mồ hôi.

Lớp da là một trong những cơ quan bài tiết phụ của cơ thể. Khi lỗ chân lông và các tuyến mồ hôi bị bít do mỡ, độc tố lẽ ra được loại trừ sẽ khu trú lại. Và dần dần lan khắp cơ thể, cuối cùng là sự phát triển của bệnh viêm khớp và các tình trạng thoái hóa khác. Do vậy cọ rửa cơ thể hàng ngày là điều quan trọng để mở các lỗ chân lông và các chất dư thừa sẽ theo đó được thải ra ngoài.

Cũng có thể cọ rửa cơ thể trước và sau khi tắm vòi sen.

* Cách cọ rửa cơ thể : Dùng một chậu nước nóng và một khăn tắm cỡ vừa. Giữ hai đầu khăn và nhúng phần giữa khăn vào chậu nước nóng. Vắt ráo và trong khi còn hơi nước nóng chà xát khắp người.

Cọ rửa từng phần, ví dụ như bắt đầu từ bàn tay, ngón tay rồi dọc lên trên cánh tay, cùi chỏ, nách và mặt rồi xuống ngực, sau lưng, bụng, dưới bụng, mông, cẳng chân, bàn chân và ngón chân.

Phải chà xát đều khắp cơ thể cho làn da trở nên hồng và cảm thấy ấm lên. Bạn có thể thay đổi khăn nóng sau khi chà từng phần hoặc khi thấy khăn đã nguội.

Mỗi ngày cọ rửa như thế một, hai lần. Nếu thực hiện vào sáng sớm nó làm tăng sức sống và thêm năng lực cho bạn. Nếu cọ rửa vào buổi tối, nó sẽ làm dịu stress và áp huyết, cũng như làm cho bạn thư giãn và tươi mát. Mỗi lần thời gian cọ rửa khoảng mười phút là vừa.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 17 2007, 10:06 AM
Bài viết #55


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



* Đắp khăn nóng: Đắp khăn nóng được dùng làm giảm căng thẳng ở từng vùng cơ thể và giảm nhẹ đau, nhức và căng cứng của các khớp.

Chuẩn bị như cách trên, gấp khăn lại và đắp liên tiếp lên vùng điều trị. Giữ như thế cho đến khi khăn nguội và lặp lại từ đầu, đắp khoảng mười phút hoặc cho đến khi da vùng đó đỏ lên.

Đắp nóng không được dùng đắp lên các vùng hoặc các khớp đang sưng, nóng, đỏ. Trong trường hợp này tốt nhất nên đắp cao khoai sọ hoặc cao rau xanh để làm dịu đau.

* Đắp gạc gừng : Đắp gạc gừng làm kích thích tuần hoàn, làm tan chất ứ đọng, làm dịu nhẹ tình trạng. Cho thêm gừng nạo vào nước nấu nóng làm hơi nóng xuyên suốt và kích thích hơn.

Cách làm : Bạn có thể dùng loại gừng tươi cỡ vừa, bàn nạo thép và vài cái khăn cỡ trung và một cái nồi có nắp.

Nạo gừng xong, vò cục cho vào trong hai lớp vải, cột lại cho khoảng bốn lít nước cho túi gừng vào nồi, đem nấu sôi, đừng cho sôi bùng sẽ bay hết tinh dầu gừng làm giảm tác dụng. Kế đến khéo lấy túi gừng ra khỏi nồi và vắt nước gừng trong túi vào nồi nước, xong bỏ luôn túi gừng vào nồi. Đậy nắp lại để sôi nhỏ lửa thêm năm phút.

Dùng một cái khăn tắm cỡ vừa gấp nhiều lần theo chiều dài. giữ chặt hai đầu khăn, nhúng phần giữa khăn vào nước gừng nóng. Vắt ráo, nếu khăn còn quá nóng thì lắc nhẹ khăn mấy lượt rồi đắp lên vùng da, đặt thêm một khăn khô lên trên để giữ hơi nóng.

Chuẩn bị thêm một chiếc khăn để đắp nước gừng nữa, như cách trên và thay vào chiếc khăn trước khi nó đã bớt nóng, lặp lại cho đến khi da đã đỏ lên.

Đắp gạc gừng cũng rất tốt cho người lớn bình thường, khỏe mạnh dùng cải thiện sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên không nên dùng trong ca sốt và viêm nóng đỏ. Đối với bệnh ung thư hoặc các ca quá nghiêm trọng nên tìm hỏi một thầy thuốc dưỡng sinh giỏi để được được hướng dẫn thêm.

Gạc gừng làm tan các chất ứ đọng, cứng như trong các bệnh khớp khô co cứng. Tuy nhiên xin nhắc lại không được dùng trên các khớp hoặc các phần khác của cơ thể đang bị viêm, sưng, nóng đỏ.

* Cọ rửa nước gừng : Chuẩn bị như trên và thay vì đắp lên một vùng thì dùng khăn gừng nóng chà xát khắp cơ thể. Có thể áp dụng sau khi đắp gạc gừng hoặc dùng riêng.

Một nồi nước gừng có thể dùng trong hai ngày để cọ rửa cơ thể, hâm nóng lại trước khi dùng (nhớ đừng nấu sôi bùng).


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 17 2007, 10:07 AM
Bài viết #56


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



* Cao đậu hũ : Cao đậu hũ dịu, tác dụng mạnh hơn cả nước đá dùng giảm sốt hoặc giảm sưng viêm, sưng đỏ ở các khớp.

Chuẩn bị : Vắt bớt nước, nghiền nhỏ đậu hũ trong cối thêm vào mười đến hai mươi phần trăm bột và năm phần trăm gừng tươi nạo. Trộn đều và phết cao lên một miếng vải sạch. (lớp cao dày độ 1,50cm) áp thẳng lên trán, gáy hoặc các khớp đau. Thay đổi mỗi hai giờ hoặc để vậy cho đến lớp cao nóng lên hay nhiệt độ đã hạ xuống thì bỏ cao ra.

* Cao xanh : Cao rau xanh cũng dùng để hạ sốt, giảm viêm sưng, viêm nóng đỏ ở các khớp.

Chuẩn bị : Xắt nhỏ các lá rau xanh đã rửa sạch (cải xoăn, Cresson), nghiền nhỏ trong cối, nếu có quá nhiều nước thêm bột vào cho vừa, trộn đều, phết hỗn hợp lên vải (dày 1,50cm). Đắp như trên, thay rau mỗi giờ hoặc cho đến khi hỗn hợp rau nóng lên.

* Cao đậu hũ rau xanh: Hỗn hợp hai loại này có tác dụng như trên.

Chuẩn bị : Sau khi nghiền rau xanh thật nhỏ, thêm khoảng 250ml đậu hũ và 5% gừng nạo, nghiền tiếp cho hỗn hợp thật đều. Cách đắp như trên.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 17 2007, 10:08 AM
Bài viết #57


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



* Chườm túi muối : Rang nóng muối; chườm làm ấm và dịu các phần trên cơ thể, như ở vai, sau lưng khi đau nhức. Đắp vào bụng dưới làm giảm tiêu chảy, êm dịu cơn đau bụng kinh. Cũng như các cách đắp nóng khác, không được dùng khi sốt hoặc viêm nóng đỏ.

Chuẩn bị : Rang khô muối trong một chảo thép. Khuấy đều cho đến khi muối thật nóng. Cho muối rang vào trong nhiều lớp vải cotton dày. Đừng dùng túi vải tổng hợp, túi sẽ hỏng. Cột chặt túi lại và bọc thêm một lớp khăn cotton nữa. Chườm vào nơi điều trị cho đến khi túi nguội đi. Nếu cần bạn có thể thay túi khác, nhưng thường một túi là đủ. Để dành muối đó và rang lại dùng nhiều lần, khi muối trở nên xám thì bỏ đi vì nó không còn giữ được hơi nóng lâu nữa.

* Cao củ sen: Củ sen tươi nạo ra dùng hút được chất đàm nhầy trong bệnh viêm mũi, lỗ mũi, cổ họng và viêm cuống phổi.

Chuẩn bị : Rửa sạch củ sen rồi nạo với cây nạo thép trộn thêm 10 đến 15% bột và 5% gừng tươi nạo. Trải một lớp dày độ 1,5cm lên trên một miếng vải côton và áp trực tiếp lên da. Để vậy trong nhiều giờ hoặc qua đêm.

Cao này có thể dùng đắp mỗi ngày trong mười ngày hoặc cho đến khi đã tống khứ hết các chất ứ đọng. Có thể đắp gạc gừng hoặc khăn nóng lên vùng điều trị trước khi áp cao củ sen lên vùng đã ấm và làm tan các chất ứ đọng.

* Bôi dầu mè : Dầu mè giữ cho da khỏe và mềm mại, rất hữu ích làm giảm khi bị bỏng nhẹ hoặc da nứt nẻ.

* Bỏng da : Trước tiên ngâm chỗ bỏng vào nước muối lạnh, rồi áp cao đậu hũ cho đến khi hết đau. Xong bôi dầu mè đặc lên vùng bỏng.

Da nứt nẻ. Xoa nhẹ dầu mè lên vùng đau.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 17 2007, 10:09 AM
Bài viết #58


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



2. TẮM VÀ NGÂM

* Ngâm mông lá cải daikon :

Sự rối loạn ở cơ quan sinh dục hiện lan truyền như bệnh dịch ở các nước tân tiến. Theo ước lượng, tại nước Mỹ cứ năm cặp vợ chồng là có một cặp vô sinh. Và phỏng định có 40% phụ nữ bị hội chứng về kinh nguyệt (P.M.S), trong đó 3% đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra có 40% phụ nữ bị u xơ tử cung. Hàng năm có khoảng hơn bốn triệu ca giải phẫu cơ quan sinh dục nữ, trong đó có 700.000 ca cắt bỏ dạ con. Cứ trong năm đứa trẻ là có một đứa được sinh ra theo phương pháp phẫu thuật.

Cơ quan sinh sản nằm ở một vị trí thường xuyên tích tụ các chất dư thừa. Ở phụ nữ những dư thừa này tích tụ hình thành các khối u xơ, u nang, hạ bì hoặc ung thư tử cung, cổ tử cung, buồng trứng. Tình trạng phổ biến ngày nay, sự xuất các chất dịch hư ở âm đạo cho thấy các chất dư thừa được tống khứ ra ngoài.

Trong y học cổ truyền, ngâm mông bằng lá cải daikon thường xuyên sẽ làm nhẹ các bệnh xuất huyết hư ở phụ nữ. Hữu hiệu hơn nữa nếu ngâm mông được bằng lá cải khôdaikon (hoặc lá cải turnip trong rong biển arame cũng được khi không có lá cải daikon).

Chuẩn bị: Theo lá cải tươi trong bóng râm cho đến khi lá đổi màu nâu và giòn. Cho năm nắm cải lá khô này hoặc hai nắm rong arame vào nồi. Thêm năm lít nước đem nấu sôi; nấu nhỏ lửa cho đến khi nước có màu nâu. Thêm một nắm muối biển, khuấy đều cho tan.

Đổ nước cải nấu vào chậu tắm và thêm một nhúm muối nữa. Thêm nước để sao cho ngồi vào chậu nước phải ngập ngang thắt lưng. Phũ phần trên cơ thể bằng một khăn cô ton dày để tránh bị lạnh và rút được mồ hôi. Nếu nước nguội thêm nước nóng vào và ngâm mỗi lần từ mười đến mười hai phút.

Ngâm mông làm tuần hoàn tốt, sức nóng sẽ làm tan mỡ và chất nhầy ở vùng xương chậu.

Theo sau ngâm mông, tắm thêm bằng dung dịch đặc biệt, chế như sau:

Vắt nước ép nửa trái chanh vào nước trà già ba năm nóng hoặc thêm vào một đến hai muỗng trà giấm gạo vào nước trà già ba năm nóng, cho thêm vào đó một nhúm muối khuấy đều và dùng tắm vòi. Dung dịch tắm vòi này tống khứ các chất nhầy ứ đọng và mỡ vừa tan ra sau khi ngâm mông bằng nước lá cải khô.

Phương pháp ngâm mông và tắm vòi có thể Lặp lại mỗi ngày trong vòng hơn mười ngày. Trong thời gian này cần ăn theo phương pháp dưỡng sinh để tránh các chất thặng dư tái lập ở cơ quan sinh sản cũng như ở khắp cơ thể, gồm cả các vùng bao quanh các khớp.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 17 2007, 10:10 AM
Bài viết #59


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



* Tắm da bằng nước lá cải daikon : Nước lá cải daikon (hoặc turnip) cũng hữu ích để trị các bệnh ngoài da như chàm, mụn trứng cá, chốc lở...

Chuẩn bị nấu lá cải khô như trên, dùng khăn côton nhúng vào nước nóng lá cải, vắt nhẹ, áp vào vùng da cần điều trị cho đến khi da trở nên đỏ.

* Đắp và tắm cám gạo : Trong y học cổ truyền việc tắm cám đã đuợc biết từ nhiều thế kỷ nay, dùng để cải thiện làn da. Cám chứa dầu giúp da mịn màng và tươi khỏe, nước cám còn dùng để gội đầu.

Chuẩn bị : Gói cám vào bọc vải, cho bọc vào nước ấm, lắc và vắt. Nước sẽ dần dần có màu vàng và có bọt nổi trên mặt. Dùng khăn mặt nhúng vào nước cám cọ rửa nơi vùng da cần điều trị. Có thể tắm trong nước cám hòa tan khi có bệnh về da.

Cho năm muỗng súp cám vào túi vải côton, cột chặt lại. Để túi vào nước tắm, quậy, vắt cho đến khi nước có màu sữa, pha thêm nước tắm rửa da.

Nếu không có cám gạo, dùng cám yến mạch cũng được, cả hai đều làm giảm ngứa và giảm đau, ngừa cho da khi bị độc cây thường xuân hoặc khi bị côn trùng cắn.

* Ngâm chân nước gừng : Phía dưới bàn chân và ngón chân thường có những cục chai do sau nhiều năm dùng protêin và mỡ động vật, những cục chai này làm trở ngại việc trao đổi năng lượng giữa chân và môi trường xung quanh, đặc biệt là dòng năng lượng chạy qua kinh mạch các ngón chân. (xem chương 7).

Ngâm chân vào nước gừng nóng làm mềm các cục chai và tạo tuần hoàn tốt, ngoài ra lại hữu ích làm bớt co cứng, đau nhức ở bàn chân và các ngón chân. Tuy nhiên nên tránh ngâm nước gừng nóng khi bệnh thống phong kèm viêm sưng đỏ, phải chờ khi tình trạng đã trở lại bình thường mới sử dụng.

Có thể ngâm chân lập tức với nước gừng nóng sau khi đã đắp gạc gừng hay sau khi chà xát cơ thể bằng nước gừng. Để cả hai chân ngâm từ năm đến mười phút rồi lau thật mạnh lại bằng khăn khô.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 18 2007, 08:55 AM
Bài viết #60


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



CHƯƠNG 7
BỆNH VIÊM KHỚP VÀ NĂNG LƯỢNG CƠ THỂ


Nhiều ngàn năm trước đây, các vị thầy thuốc cổ xưa đã nhận thức được sự đồng nhất giữa người, thiên nhiên và năng lượng. Họ phát triển môn vũ trụ học, từ đó giải thích các tạo vật trong vũ trụ, ngoài ra sự hiểu biết về sức khỏe và bệnh tật cũng từ đó mở ra.

Dưới cách nhìn của họ, tất cả mọi vật được hiểu không gì hơn là sự biểu lộ của năng lượng. Cổ Trung Hoa gọi nó là ch’i, ở Nhật nó có tên là ki, và ở Ấn Độ gọi là prana. Tất cả mọi vật trong thiên nhiên, từ cái dãy ngân hà rộng lớn cho đến các nguyên tử trẻ tí được xem chỉ là những sự biểu lộ của năng lượng vũ trụ.

Sự nhận biết cơ thể con người như là một dạng năng lượng qua sự thực hành khoa châm cứu, thảo dược, xoa bóp bằng lòng bàn tay, massage và các nghệ thuật cổ truyền gìn giữ sức khỏe khác.

Trong thế kỷ hai mươi, các nhà vật lý đã đi đến cùng một kết luận cơ bản về thế giới vật chất. Vật chất trống rỗng nhưng di chuyển, là năng lượng rung động.

Ở Nhật cho đến nay, từ khí (ki) vẫn được dùng thường trong ngôn ngữ hàng ngày. Ví dụ: Bệnh tật được xem như là “khí” bị thoát “ra”, không khí “khí của sự trống rỗng”. Trong khi “Dũng khí” là “khí hoạt động” có nghỉ là “can đảm”. Hàng trăm ví dụ khác nữa cho thấy khái niệm trên đã ăn sâu vào nếp nghỉ ở Phương Đông.

Sự hiểu biết về con người cũng bị ảnh hưởng bởi khái niệm này. Ở Nhật, từ “con người” là Hito, được kết hợp bởi vần Hi có nghỉ là “mặt trời” hay là “lửa” và vần “to” là “tinh thần”. Ám chỉ cơ thể con người, sự suy nghỉ và tinh thần chỉ là một, và là sự biểu thị của cao độ tích điện, của năng lượng bức xạ.

Năng lượng tạo sinh khí của các chức năng trong đời sống chúng ta có nguồn gốc từ bên ngoài cơ thể, ở môi trường bao bọc xung quanh ta. Cơ thể chúng ta liên tục nhận năng lượng từ các vì sao, các thiên hà, các chòm sao, hành tinh và từ khắp vũ trụ. Những lực này và những năng lực hình thành khác nguồn gốc từ vũ trụ, trong dưỡng sinh được xem như là “nguồn lực của Trời”. Và rồi trái đất một khối khổng lồ quay tròn và di chuyển trong không gian với một vận tốc to lớn tự nó cũng phát ra năng lượng. Sức ly tâm sinh ra do quả đất quay được xem như là “nguồn lực của đất”.

Nguồn lực của vũ trụ đi vào cơ thể con người qua đỉnh đầu, nơi vùng xoáy tóc (vùng xoáy này là sự phản ánh hoạt động của lực vũ trụ). Sau khi vào, nguồn lực của trời xuyên xuống bên dưới cơ thể và tồn tại ở vùng cơ quan sinh dục. Mặt khác, nguồn lực của Đất vào cơ thể qua vùng cơ quan sinh dục và hướng về phía trên xuyên qua xoáy tóc. Những dòng luân chuyển lên và xuống chạy dọc theo tuyến trung tâm của năng lượng. Cái kênh trung tâm này mang điện tích nguyên thũy tạo ra “sự sống” sinh động cho toàn bộ chức năng của cơ thể và cung cấp cho các mô năng lượng cần có.

Ở vài nơi dọc theo tuyến trung tâm, lực của “Trời” và “Đất” giao nhau tạo thành những vòng xoáy điện tích cao độ. Năm nơi trong các vòng xoáy này nằm trong cơ thể, và nếu tính thêm hai nơi đi vào và ra của hai lực nữa thì có bảy “luân xa” của năng lượng trong cơ con người (Chakras theo từ của Bác sĩ Aryuvedic).

Các luân xa này cung cấp năng lượng cho khắp các cơ quan các tuyến, các mô, tế bào. Luân xa thứ bảy ở đỉnh đầu chẳng hạn, cung cấp năng lượng cho phần trái và phải bán cầu của não, luân xa thứ sáu nằm sâu trong não luân xa thứ năm, luân xa cổ họng, cung cấp năng lượng cho tuyến giáp, phó giáp và thanh quản, trong khi quả tim và phổi hoạt động bởi luân xa thứ tư (luân xa tim) nằm sâu trong trung tâm lồng ngực. Các cơ quan nằm ở trung tâm cơ thể như dạ dày, lá lách, tụy tạng , gan và mật đặc biệt được nạp năng lượng bởi luân xa thứ ba, luân xa dạ dày. Luân xa thứ hai đóng sâu trong ruột non, hoạt hóa tiểu trường, đại trường và thận, trong khi luân xa thứ nhất nạp năng lượng cho bàng quang và cơ quan sinh dục.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

9 Trang V  « < 4 5 6 7 8 > » 
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th April 2024 - 06:47 AM