IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

7 Trang V  < 1 2 3 4 > »   
Reply to this topicStart new topic
> Kính vạn hoa - Phổ chiếu
Just Mini
bài Apr 20 2007, 02:50 PM
Bài viết #11


Rinkitori Tojimomi
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 125
Gia nhập vào: 7-February 07
Từ: nhà không số, phố không tên, đất nước không có trên bản đồ
Thành viên thứ.: 3



10. Lòng tri ân
Tháng 4 năm 1980


Khi lành bệnh, ta hay quên rằng y dược đã xoa dịu nỗi đớn đau của ta. Hình như thái độ bội bạc cũng có trong lĩnh vực Thực Dưỡng. Một thời gian sau khi nhờ phương pháp Thực Dưỡng mà ta lành bệnh thì ta lại quên mất giá trị của phương pháp này. Khi chúng ta quên đi giá trị của Thực Dưỡng thì chúng ta cũng đồng thời quên đi sự tri ân đối với sự cống hiến của tiên sinh Ohsawa.

Thật là khó khăn khi phải tri ân một người mà ta chưa từng gặp. Những người mới bước vào Thực Dưỡng chưa bao giờ găp tiên sinh nên họ không thể tri ân ông được. Nhưng tôi cảm thấy nếu chỉ thuần túy áp dụng phương pháp mà không có sự tri ân thì sẽ thiếu mất gốc rễ và không sớm thì muộn chúng ta sẽ lại chết vì căn bệnh. Một điều rõ ràng là nếu không có Ohsawa thì không thể có ngành Thực Dưỡng như ngày nay.

Ohsawa từng dạy rằng lòng tri ân là nền tảng của hạnh phúc. Tôi cũng đồng ý với tiên sinh. Có ít nhất 6 loại tri ân:

1. Tri ân các nguồn tài nguyên bao gồm cả không khí, nước, thực phẩm và dầu xăng.
2. Tri ân xã hội đã cung cấp cho ta nhữn thứ cần thiết.
3. Tri ân tổ tiên ông bà, cha mẹ đã nuôi nấng ta.
4. Tri ân bè bạn đã giúp ta trong những lúc thăng trầm của cuộc đời.
5. Tri ân thầy cô và các bạn ta, những người đã dạy ta sống hạnh phúc ngay cả khi họ chỉ trích và cả mắng ta nữa.
6. Tri ân bản thân chúng ta đã và đang tạo ra nếp sống cao đẹp với niềm tin vào trật tự vũ trụ và không đầu hàng trước mọi khó khăn.


--------------------
Mini chan ga ichiban



..::Mini::..
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Just Mini
bài Apr 20 2007, 02:51 PM
Bài viết #12


Rinkitori Tojimomi
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 125
Gia nhập vào: 7-February 07
Từ: nhà không số, phố không tên, đất nước không có trên bản đồ
Thành viên thứ.: 3



11. Năm người phụ nữ Mỹ
Chuyến thuyết giảng Âu châu


Tháng 7 năm 1980


Đầu năm 1979 tôi bắt đầu kế hoạch đi châu Âu để thuyết giảng và mở các lớp dạy nấu ăn. Về sau, khi Cornellia và tôi tới Nhật với Bob và Betty Kenedy, chúng tôi gặp gỡ với Clim Yoshimi và Francoise Riviere ở Tokyo và đã cùng đáp tầu đi Kyoto và Osaka. Vào thời điểm đó, Cornellia đã hứa với Clim rằng tháng 5 tới chúng tôi sẽ có mặt ở Trung tâm của anh ta tại Paris để trợ lực cho việc thúc đẩy Trung tâm này.

Ngay khi tôi quay lại Mỹ vào tháng 10, tôi đã bắt đầu sắp đặt chuyến công du châu Âu. Tôi lo rằng chúng tôi chẳng thể giúp Trung tâm của anh ấy được nhiều, thay vào đó anh ấy sẽ phải giúp chúng tôi thì đúng hơn. Chuyến đi này ít nhiều đã có kết cục ngược lại với điều tôi trông mong. Tôi đã thất bại ở chỗ mà tôi đã mong thành công và đã thành công ở nơi mình đã không trông mong.

Những địa điểm tôi đã thăm ở châu Âu trong tháng 12-1978 kém thú vị hơn nhiều so vớinhững chỗ chúng tôi tới thăm lần này. Chúng tôi đã được đón tiếp và thú vị ngập tràn. Sự trọng thị và thích thú này chủ yếu nhờ vào năm người phụ nữ Mỹ đã lấy chồng châu Âu và bắt đầu mở những Trung tâm Thực Dưỡng ở đó. Không có 5 người này thì chuyến thuyết giảng của tôi có lẽ đã không thành công.

Người đầu tiên chúng tôi gặp là Barbara Berger Gertsen, đã thành hôn với Tue Gertsen khoảng mười năm trước ở Copenhagen. Họ đã mở một Trung tâm Thực Dưỡng ở đó. Barbara chưa từng học Thực Dưỡng từ bất kỳ ông thầy nào, cô học mọi thứ từ sách vở - kể cả nấu ăn. Lớp dạy nấu ăn của Cornellia là lớp đầu tiên mà cô tham dự. Cho nên các bạn có thể hình dung lúc ban đầu cô đã nấu những bữa ăn dưỡng sinh kiểu gì. Sự độc đáo của cô không chỉ có thế. Cô được giáo dục ở một trường rất chuyên biệt là trường nữ sinh Ivy League ở Nữu Ước. Bố cô là sĩ quan cấp cao ở Lầu Năm Góc từng chỉ đạo chiến tranh Việt Nam, mà cô lại là một nhà hòa bình chống đối chiến tranh. Cô đã kết hôn với một người từ chối nhập ngũ vì cho rằng nhập ngũ là sai lầm. Mẹ cô là một người dạy môn golf chuyên nghiệp vốn chẳng bao giờ nấu nướng ở nhà.

Cô đã đi khỏi nhà ở tuổi 19, bỏ cả trường học, trốn tới khu nhà tạm của thành phố Nữu Ước và sống ở phía hạ Đông. Cô đã hòa mình vào nghệ thuật, trí thức, chính trị và chịu ảnh hưởng của Camus, Bob Dylan, cần sa, thuốc lá, chất gây nghiện... Rồi cô du lịch với chồng, đầu tiên là tới Hà Lan, Bỉ, Pháp, Italia, Israel, Tây Ban Nha, rồi trở lại Nữu Ước, đi Anh, về Nữu Ước, đi Canada, quay về Nữu Ước và rồi tới Mexicô. Cô hầu như sống dở chết dở khi tới Mexicô, nơi cô gặp một hoạ sĩ nổi tiếng Thuỵ Điển, Ragnar Johansson, người đã mời họ tới Thuỵ Điển.

Cô đã viết những trải nghiệm của mình dưới hình thức một cuốn sách và xuất bản năm 1967. Nó đầy ngờ vực, khốn khổ và buồn chán. Cô đã viết “liệu mình sẽ châm ngòi nổ quả bom là mình này chăng? Mình/ quả bom nổ chậm/ rồi nổ tung, nổ tung ra ghê gớm vào cõi vũ trụ/ quả bom nổ chậm/ tôi giao mọi thứ cho vụ nổ này và cái khoảnh khắc đó sẽ là năng lượng tinh khiết chứ?" Bây giờ cô là mẹ của ba đứa con, một giáo viên giỏi về Thực Dưỡng, ở một nước có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới. Cuốn sách Thực Dưỡng thứ hai của cô “Những phản ánh của một bà nội trợ Thực Dưỡng”, là một trong những sách Thực Dưỡng bán chạy nhất ở châu Âu. Cô đã tự thay đổi mình hoàn toàn từ bất hạnh thành hạnh phúc.

Điều li kỳ nhất về cô, đó là cô có vẻ không bận tâm về điều kiện sống ở nhà mình. Điều kiện sinh hoạt của cô hiện tại không thể là tiện lợi cho một phụ nữ như cô vốn lớn lên trong gia đình khá giả của một sĩ quan trong Chính phủ Mỹ. Cô là người phụ nữ Mỹ duy nhất tôi gặp, là người sau khi lấy chồng rồi thì không về nhà bố mẹ của mình nữa, mà sống ở tận nơi xa xôi cách biệt. Cô quá nghèo và bận rộn, như cuộc sống của chúng ta khi sống ở Nữu Ước. Đa số phụ nữ Mỹ không dám hy sinh như vậy. Cô có vẻ không lo nghĩ gì khi hy sinh đời mình. Không! Cô không hy sinh bởi cô đang làm điều cô thực sự muốn làm. Trong đầu cô không có khái niệm nào như là hy sinh. Cô là một phụ nữ hiếm hoi. Điều khiến cuộc công du của chúng tôi thành ý nghĩa nhất là việc gặp gỡ với cô và Tue. Vì điều này tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất của tôi tới họ.

ở Bỉ, Marc Van Cauwenberghe đã đưa tôi một tập 4.000 trang viết, đều của Ohsawa (những bản dịch sang tiếng Pháp và Anh), vốn chưa từng được xuất bản dưới hình thức sách dù nhiều phần trong đó đã được in ra trong các tạp chí đủ loại. Tập ghi chép này là kết quả của hơn mười năm liên tục nghiên cứu chuyên tâm và nhận định của G. Ohsawa cùng đồng sự của mình. Tôi đã hứa với anh ấy rằng G.O.M.F (George Ohsawa Macrobiotics Foundation) sẽ xuất bản tập này thành sách.

Một cô ngồi cạnh Marc đã nêu ý kiến chẳng mềm dẻo gì chống lại bài thuyết diễn của tôi khi tôi đã nói về trật tự của con người mà không về trật tự vũ trụ. Mới vỡ lẽ cô là vợ của Marc, một cô gái Mỹ được phân biệt với con gái châu Âu bởi việc phát biểu ý kiến một cách tự do. Cô ta rất dương và mang tinh thần kiểu Mỹ. Cô sẽ là một bù trừ hay với Marc, vốn là nhà khoa học và thiên về kiểu người hướng nội. Cô sẽ khiến đời Marc thú vị đấy.

Người phụ nữ Mỹ tiếp theo tôi gặp là cô Sook không thực sự là người Mỹ mà là gốc Triều Tiên. Sook là vợ của Rob de Nies ở Hasselt, Bỉ và cũng rất dương tạng. Rob ở San Francisco hai năm trước và đã được hưởng một thời gian tốt lành khi tôi gặp anh trong đợt thuyết giảng tại Fort Masen. Tôi đã dự bữa cơm trưa do anh phục vụ hôm diễn thuyết. Lúc đó tôi không gặp Sook, nên cô đợi Corrnellia và tôi tới Hesselt, một thị trấn nhỏ nằm ở phía Đông nước Bỉ, gần Đức. Thực Dưỡng đã lan rất nhanh quanh đấy bởi một cậu thanh niên đã chữa khỏi bệnh xơ cứng bằng chế độ ăn theo Thực Dưỡng. Egidius Musiek đã mở một cửa hàng thực phẩm và nhà hàng ăn ở đây hai năm trước. Công việc quá bận, nên quầy thực phẩm và nhà hàng đã được tách ra. Trong nhà hàng, Rob đang giúp Egidius, còn các thành viên khác của Trung tâm đang làm ở cửa hàng thực phẩm. Theo tôi, tính cách dương của Sook sẽ là năng lượng trợ lực cho Rob và cộng đồng này trong khí hậu âm của Bỉ.

Khi chúng tôi tới Lausanne thì đã quá nửa đêm. Tôi sợ rằng sẽ không ai đón chúng tôi ở ga Thuỵ Sĩ bởi tàu của tôi đã thay đổi theo bảng giờ mùa hè, tôi không chắc liệu một người bạn Pháp có kịp thông báo được về chuyến đi của chúng tôi với Mario và Marlise ở Lausanne hay không. Tôi nhẹ người khi chúng tôi thấy một đôi cao lớn lại gần chúng tôi với một bó hoa ở ga đêm. Đấy là Mario và Marlise Binett.

Về sau tôi được nhắc rằng tôi đã bảo Mario ở trại hè đồng cỏ Pháp rằng anh ta sắp có vợ. Sau trại hè, anh trở lại Texas, nơi đang học đại học, rồi cưới Marlise. Sau hôn lễ, họ chuyển tới Lausanne bởi Thuỵ Sĩ là quê hương của Mario. Mười tám năm trước, họ (?) đã bắt đầu trợ giúp Paul Simon, người mở trung tâm Thực Dưỡng ở đây. Trung tâm này gồm hai toà nhà. Phòng hội trường, gian hàng thực phẩm và phòng thương mại nằm ở một toà nhà, còn một nhà hàng ăn thì ở tòa nhà kia. Trại hè cuối cùng của họ đã rất thành công, có 300 người tham dự mỗi ngày. Trung tâm đã phát triển nhiều. Xét trên thực tế, nó được bắt đầu mới 3 năm trước. Điểm yếu duy nhất của Trung tâm này là thiếu một người lãnh đạo. Trong tình trạng lộn xộn này, sự hiện diện của một cô gái Mỹ cứng rắn sẽ là một sự cân bằng hay. Là con gái của một người đi khai hoang đất mới, Marlise sẽ là một người "khai phá" của Thực Dưỡng trên một lục địa khác.

Người phụ nữ Mỹ cuối cùng tôi gặp là Kim Bradford, cũng là một người mở đường. Cô đang sống ở Luân Đôn, không phải Thuỵ Sĩ và đến từ California, không phải Texas. Peter Bradford là một trong những người sáng lập của Sunwheel, một nhà nhập khẩu Thực Dưỡng, bán sỉ và kinh doanh nhà hàng ở Luân Đôn. Tôi quên hỏi Peter đã thành hôn với Kim như thế nào. Tuy nhiên Kim thì hệt như kiểu Marlise, còn Peter giống kiểu Mario. Peter đang làm một việc tương tự như Mario ở Lausanne và tỏ ra có tính cách tương tự. Kim đang giúp Peter như Marlise đang giúp Mario. Kim sẽ là một sự trợ giúp lớn nhờ bản tính tích cực kiểu Mỹ của cô.

Điểm yếu duy nhất của ba trong năm người phụ nữ trên là họ quá tình cảm. Họ phải thăm Mỹ quá thường xuyên.

Tôi đánh giá cao sự giúp đỡ của họ với chuyến đi của chúng tôi. Tôi cũng hy vọng vào sự phát triển óc phán đoán của họ, qua đó họ sẽ có được hạnh phúc thật sự.


--------------------
Mini chan ga ichiban



..::Mini::..
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Just Mini
bài Apr 20 2007, 02:52 PM
Bài viết #13


Rinkitori Tojimomi
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 125
Gia nhập vào: 7-February 07
Từ: nhà không số, phố không tên, đất nước không có trên bản đồ
Thành viên thứ.: 3



12. Những suy nghĩ về tai nạn bản thân
Tháng 9 năm 1980


Cornellia và tôi bay tới St. Louis, Missouri bằng cách sắp xếp trước chuyến bay vào ngày 13 tháng 6 từ Sacramento. Sacramento và Denver chênh nhau một tiếng đồng hồ, Denver và St. Louis lại chênh thêm một tiếng nữa. Toàn bộ thời gian bay khoảng 4 tiếng đồng hồ nhưng kể cả thời gian chênh lệch là 6 tiếng. Chúng tôi được phục vụ hai bữa ăn - bữa sáng giữa Sacramento và Denver, bữa trưa giữa Denver và St. Louis. Tôi rất tham ăn, tôi ăn hết suất kể cả xúc xích thịt, tuy nhiên, tôi không chạm tới món bánh có đường. Những bữa ăn này là nguyên nhân đau đầu cho 2 ngày.

Tại St. Louis, hai người tên là Tom đang đợi chúng tôi. Một người trong đó làm misô, sống tại Massachusetts. Trước đây anh ta làm cho Công ty Misô Ohio. Anh ta cho biết đã rời công ty đó và bắt đầu làm một công ty sản xuất misô riêng ở Massachusetts.

Tôi mất khoảng 3 tiếng đồng hồ từ St. Louis tới địa điểm cắm trại ở trang trại Moniteau, nơi tôi dừng lại vào cuối mùa hè năm ngoái trong chuyến thuyết giảng. Lúc trước khi chúng tôi mới tới thì khu này đang được rao bán. Giờ đây, gần như tất cả đất đai đã được mua hết, chỉ trừ một mảnh đất. Có khoảng 50 người đang sống ở đây, kể cả lũ trẻ.

Gia đình Bill và Dale bắt đầu hạ trại tại Bowling Green thuộc Missouri, nơi mà Cornellia và tôi tham dự và giảng dạy 2 năm trước đây. Thời gian này, trại đã khác nhiều so với 2 năm trước. Họ sở hữu vùng đất đó. Khu đất 400 mẫu đất được chia thành 30 lô. Theo tôi được biết, việc mua bán như vậy không thể diễn ra được ở California. Tôi thử làm cộng đồng Thực Dưỡng ở gần Chico khoảng 7 năm về trước nhưng thất bại bởi vì quá nhiều hạn chế về mặt quy định trong việc phát triển và phân chia đất đai.

Khoảng 7 giờ tối thì chúng tôi đến trại. Chúng tôi gặp gỡ những người thân quen: Bill, Dale, Rita, Sandy, Jean (vợ của Tom - tôi biết cô hồi ở San Francisco), Pat và Meredith McCarty và Bill Tims. Bữa tối được phục vụ và đầu bếp là người bạn cũ Loren, người lúc nào cũng vui vẻ. Có vài người nữa mà tôi biết. Sau khi nói chuyện với họ một lúc, chúng tôi đi ngủ. Tôi đã thấm mệt.

Ngày hôm sau (thứ Bảy, 14-6), trại hè bắt đầu. Tôi thuyết trình trong ba buổi sáng, tiếp theo là Cornellia dạy nấu ăn và cách chăm sóc lũ trẻ. Jerome, Bill, Pat và Jean Kohler cũng tham gia thuyết trình. Tất cả các bài thuyết trình đều rất được quan tâm. Có một đêm, bác sĩ Kohler tổ chức biểu diễn piano ở kho thóc cũ. Tôi chưa bao giờ nghe piano ở kho thóc cả. Mọi người ngồi nghe ở mọi nơi - trên ghế, dưới đất, trên sàn và cả ở đống cỏ. Đó là cuộc biểu diễn tuyệt vời.

Tối ngày 18, họ tổ chức buổi trình diễn năng khiếu. Đó là buổi trình diễn kỳ lạ và họ đã tổ chức tốt. Tôi rất thích nó. Khi kết thúc, tôi hỏi Dale ai sẽ chở chúng tôi ra sân bay vào sáng hôm sau. Anh ta giới thiệu tôi với Tom - người đã đưa và tặng cho tôi những bức tranh minh hoạ cho bài thuyết trình của tôi. Tôi dặn anh chúng tôi sẽ khởi hành vào 5 giờ sáng.

Thứ Năm, ngày 19-6, Cornellia và tôi dậy lúc 4 giờ sáng, gói đồ đạc và đợi Tom bên ngoài lều. Lúc đó khoảng 4 giờ rưỡi, trời vẫn còn tối và im lìm. Chúng tôi lo lắng. Tôi định đi xem liệu có dấu hiệu của chiếc ô tô nào xung quanh lều của Jerome không, bởi vì ô tô của anh ta được dự định chở chúng tôi vào sáng đó. Cornellia phát cáu và cô ấy yêu cầu tôi đứng yên một chỗ, đừng đi lại.

Khoảng 5 giờ 15', Tôm lái một chiếc xe tải tới. Anh không tìm thấy chìa khoá xe, vì là phải mượn chiếc xe tải này mặc dù chẳng biết nó là của ai cả. Vì thời gian đã trễ nên chúng tôi khởi hành ngày, đi cùng còn có bạn gái của Tom. Đi được 5 phút, Tom phát hiện để quên tờ séc thanh toán một số sách về Thực Dưỡng và cả vài lọ misô ko-ji mà Cornellia mua ở quán Spiral Inn. Anh hỏi tôi liệu anh có thể lái xe quay trở lại hay không. Tôi bảo được. Thế là chiếc xe quay trở lại. Trên đường quay lại, tôi nhận ra rằng chiếc xe tải là của Jean. Cornellia nói lều của Jacque cũng ở đó, hướng về phía khu rừng phía bắc. Tôi nói lều của anh ta ở xa hơn về phía đông, sau cây cầu. Cornellia tiếp tục thuyết phục tôi về ý kiến của mình, còn tôi thì biết lều của Jacque ở xa hơn, tôi la lên: “Cô điên à?”. Điều này làm Cornellia và có thể cả Tom khó chịu.

Khi chúng tôi khởi hành trở lại thì đã là 5 giờ rưỡi. Mặt trời vẫn chưa lên nhưng bóng tối của màn đêm đang mờ dần. Trời sáng dần. Sau khi đi qua thị trấn James, tôi đã thiếp đi. Tôi thức dậy khi nghe thấy ai đó cố đánh thức . Tôi đang nằm sấp dưới đất và không thể cử động được. Tôi nhận ra rằng mình đã gặp tai nạn. Tôi nhìn thấy Cornellia và bạn gái của Tom. Họ bị sốc nhưng họ còn có thể cử động được.

Một lát sau, Tom quay trở lại sau khi gọi điện về Spiral Inn. Anh ta hầu như không bị thương gì cả. Cornellia nói với tôi rằng chiếc xe đã bị lật một vòng và lăn xuống mương. Tất cả kính xe bị vỡ ngoại trừ kính chắn gió. Tom nói chiếc xe tải bị lăn 2 vòng sau khi trượt trên con đường cong trơn ướt. Anh mất lái vì chiếc xe rung mạnh đằng sau. Khi phanh lại thì chiếc xe bị lật - tôi nghĩ như vậy. Dù sao, chúng tôi đã may mắn vì chiếc xe vẫn đứng trên bốn bánh sau khi lật xuống mương. Tom nói anh ta không bị đau, trừ vài chỗ trầy xước, bởi vì anh vẫn giữ tay lái. Túi xách và hộp mi-sô ko-ji của Cornellia bị văng ra ngoài xa và cô phải đi lượm lại. Cô cũng nói rằng chúng tôi thật may mắn vì không ai bị văng ra khỏi xe. Nếu chúng tôi bị văng ra ngoài, chúng tôi sẽ bị thương rất nặng thậm chí bị chết.

Một lúc sau, Sandy tới trên chiếc xe của mình. Hai người giúp tôi ra khỏi mương và đưa tôi lên xe. Tôi không thể cử động được, nhưng tôi không bị đau. Tại Spiral Inn, Robert bảo tôi vào nằm trong căn nhà di động của anh và anh trát đậu phụ lên tôi. Đậu phụ được đem đến từ thị trấn gần đấy và Cornellia áp nó vào vai và lưng tôi. Cô thay đổi chúng ba bốn tiếng một lần.

Vì vé của chúng tôi không còn giá trị, Bill bảo chúng tôi phải đi gặp bác sĩ xin xác nhận tai nạn để hãng hàng không gia hạn bay cho chúng tôi. Chúng tôi yêu cầu bác sĩ tới, nhưng Bill cho biết ông ấy không tới được. Cornellia muốn trở về nhà vào ngày hôm sau (ngày 20), vì vậy chúng tôi sắp xếp để đến văn phòng bác sĩ vào ngày hôm sau, nhận giấy tờ và ra sân bay.

Rita tới và kiểm tra huyết áp của tôi: 160/90. Tôi vẫn ăn ngon miệng. Tôi ăn 2 lần vào ngày 19 và cũng như vậy vào ngày 20. Tôi uống trà bằng thìa. Hugh tặng tôi một chai Tamari cùng với trà. Tôi có thể uống trà cả ngày được. Vấn đề là ở chỗ đi vệ sinh. Tôi thử đi tiểu trên giường mà chẳng ăn thua gì. Vậy là tôi không đi vệ sinh vào ngày 19.

Tối đến, tôi ngẫm nghĩ: tại sao mình gặp phải tai nạn? Ohsawa nói người theo Thực Dưỡng không bao giờ gặp tai nạn. Tôi chắc hẳn đã làm điều gì sai. Tôi nhớ lại những chuyện xảy ra vào buổi sáng. Tôi đã la lối. Tôi làm điều này bởi vì tôi muốn Cornellia dịu dàng hơn và lắng nghe ý kiến của người khác. Năm ngoái, tôi viết một bài báo trong đó có nói cô đã gặp tai nạn bởi vì cô không nghe lời phê bình của tôiTôi muốn dạy Cornellia thành một môn sinh giỏi hơn là thành một giáo viên. Tôi biết cô cảm thấy buồn ngủ khi lái xe bởi vì cô đã không ngủ đủ giấc khi chuẩn bị cho trại hè. Lẽ ra tôi không nên khiển trách cô theo cách đó. Tôi khuyên cô hãy là một học viên, để tôi làm thày giáo. Tôi cố gắng thay đổi tính cách cô. Bây giờ tôi nghĩ: đó là sự kiêu căng của tôi. Vì vậy, tôi đã bị tai nạn. Tôi không thể thay đổi cô. Không ai có thể thay đổi cô ngoại trừ bản thân cô. Tôi sẽ chấp nhận cô như cô vốn thế.

Khi suy nghĩ của tôi được như vậy thì tâm trí tôi trở nên thoải mái. Tôi nghĩ mình đã tìm thấy nguyên nhân của tai nạn và tôi đi ngủ.

Sáng hôm sau (thứ Sáu, ngày 20), không còn đau đớn nhưng tôi không thể dậy được. Kế hoạch đã thay đổi. Bill yêu cầu bác sĩ tới thăm. Bill nói với chúng tôi anh ấy sẽ tới vào hôm sau. Không còn đau đớn nhiều khi tôi nằm ngửa. Tôi không cử động được. Tôi nằm nghiêng sang phía tay phải, nơi làm tôi đau ít hơn. Đau đớn nhiều hơn khi tôi ho. Khi đờm dãi bị đưa lên và nghẹt lại ở ống phổi hay khí quản thì tôi ho và đau nhiều hơn. Vì vậy bất cứ khi nào ho thì tôi cố gắng không ho một cách vô ý thức. Tôi uống một ít trà và thấy có kết quả. Nếu không có kết quả và đờm chặn lại ở khí quản hay ống phổi thì tôi rất khổ sở.

Tôi nhận ra rằng hơi thở của mình rất cạn. Tôi không thở từ bụng. Bắp thịt ở bụng bị căng. Hugh xoa bóp bụng cho tôi để cố gắng giảm sự căng thẳng ở trung tâm hơi thở (gần rốn - có lẽ là đan điền - kiketsu - ở đỉnh quả thận). Nó làm tôi thở dễ dàng hơn.

Hugh giới thiệu tôi với David Wilson, người này là bác sĩ nội khoa và đã theo Thực Dưỡng sau khi bị ung thư. Ông bảo tôi có lẽ bị gẫy một hay hai cái xương sườn và điều đó có lẽ là nguyên nhân làm bụng tôi bị căng và khó thở.

Cuối cùng tôi xoay xở được để tiểu tiện trên giường. Tôi rất vui mừng. Khi tôi khoẻ mạnh thì tiểu tiện bình thường nên tôi không chú ý đến nó. Còn giờ đây, tôi không thể đứng dậy, và đi tiểu là một công việc chính. Tôi hiểu rõ hơn giá trị của việc đi tiểu rất nhiều.

Tối đó, tôi có giấc mơ buồn cười. Tôi ở trên một cánh đồng lớn, nơi đầy vật liệu chất dẻo - các bộ phận ô tô. Chúng từ từ chuyển động thành vòng tròn. Tôi chưa từng nhìn thấy những điều như vậy. Vậy giấc mơ đó là gì? Tôi đã nhìn thấy cái mà tôi chưa bao giờ nhìn thấy trước đó. Tất cả những cái tôi nhìn thấy là ảo ảnh. Tôi băn khoăn liệu mình có thể bị tổn thương ở não không.

Sáng hôm sau (ngày 21), tôi có thể cử động được cổ dễ hơn, vì thế tôi giữ thẳng được đầu của mình. Nhưng rồi dần dần tôi thở khó khăn. Hugh và David tới thăm tôi. Khi tôi nói chuyện với họ thì hơi thở của tôi bị nghẹt. Tôi thở càng ngày càng khó khăn hơn. Buổi chiều, bác sĩ tới kiểm tra sức khoẻ cho tôi. Sức khoẻ của tôi xấu hơn - tôi gần như hấp hối. Tôi không thể thở được. Bác sĩ khăng khăng chiếu tia X ngay tức thì. Tôi bảo ông ấy tôi sẽ đợi tới thứ Hai. Tôi bị nghẹt thở. Tôi rên rỉ. Không ai biết điều gì sẽ xảy ra. Cornellia lo lắng. Cô cầu nguyện Thượng đế làm dịu cơn đau của tôi. Tôi bị nghẹt thở, nghẹt thở và nghẹt thở. Hơi thở nặng nhọc liên tục từ 9 giờ sáng cho đến 3 giờ chiều.

Cornellia xin lỗi vì đã quá bướng bỉnh. Tôi đã chấp nhận sự bướng bỉnh của cô, tôi bảo: “Đấy không phải lỗi của em”. Cô khóc và tôi cũng khóc. Sau tất cả sự đột ngột đó, tôi nhận ra sự thật về nguyên nhân của tai nạn.

Lý do thực sự là tôi đã quên lời hứa của mình với Thượng Đế. Tôi đã hứa rằng tôi sẽ tuân theo cách ăn số 7 và cầu nguyện vào ngày 18 và 24 hàng tháng để tri ân George Ohsawa và lời dạy của tiên sinh. Tuy nhiên, tôi đã quên mất lời hứa của mình hoàn toàn. Tôi đã không ăn theo cách số 7 hay cầu nguyện gì cả. Thậm chí tôi còn đi câu cá. Tai nạn của tôi là kết quả của việc thấthứa. Tôi đã hiểu rõ lý do tại sao tôi có tai nạn này.

Ngay khi tôi có suy nghĩ này, tôi nhớ tới lời dạy của Sotai, lời dạy đó khuyên chúng ta hãy luôn tìm tư thế cơ thể mà chúng ta cảm thấy thoải mái. Vì tôi đã có thể cử động được đầu mình nên tôi thử quay đầu về bên phải. Thật là kỳ lạ - việc thở khó khăn và cơn ho ngừng hẳn. Hơi thở tôi trở lại như ngày hôm qua. Tối thứ Sáu, tôi bị đau ở vai trái, vì vậy tôi có thể quay đầu về bên phải. Tuy nhiên, sáng thứ Bảy, vai tôi đã bớt, vì vậy tôi đã nói chuyện được với người đối diện ở tư thế nằm thẳng. Vị trí này trước đây đã làm tôi nghẹt cuống họng hay ống phổi. Một chuyển động đơn giản đã tạo ra một sự thay đổi kỳ diệu. Tôi tri ân lời dạy của Sotai, nó đã cứu cuộc sống của tôi.

Sau đó, hơi thở của tôi trở lại bình thường, tôi quyết định trở về nhà. Hugh tìm một chuyến bay thẳng từ Louis tới San Francisco, thay vì phải đổi máy bay ở Denver. Anh liên lạc với gia đình mình để họ có thể đón chúng tôi ở sân bay San Francisco và đưa chúng tôi về Sacramento, nơi chúng tôi có thể lấy xe của mình ở bãi đỗ xe sân bay dễ dàng hơn.

Chủ nhật ngày 22, tôi đã thở được bình thường. Cơn nghẹt thở khốc liệt ngày hôm trước đã qua như cơn ác mộng. Sau hai lần thay đổi đắp cao đậu phụ ở vai và ở lưng, Hugh và David tới và băng bó xương sườn phải cho tôi. Tôi đã có thể nâng từ từ cơ thể mình lên; thậm chí tôi có thể ngồi ở trên ghế. Nằm ngửa trong 4 ngày làm tôi yếu hẳn, nhưng tôi đã có thể đi lại. Đến tối, Tom lái xe tới. Với sự giúp đỡ của hai người, tôi từ từ di chuyển được tới ô tô của anh ấy. Tôi cố gắng ngồi ở ghế trước. Không còn đau nữa. Thật tuyệt vời. Cuối cùng, tôi có thể về nhà. Khi Tom lái xe, tôi ngồi ở ghế trước. Tôi thấy rất thoải mái. Tôi rất cảm kích về việc làm của David và Hugh; nếu không có sự giúp đỡ của họ, tôi không biết làm cách nào để quay về. Tại St. Louis, Tom đề nghị chúng tôi ở lại nhà anh ấy. ở đó rất nóng. Tôi không thể nằm được, vì vậy tôi ngồi ngủ trên giường.

Thứ Hai, ngày 23, Tom đưa chúng tôi tới sân bay. ở đó, tôi được đưa ra bằng xe đẩy và hãng hàng không cho chúng tôi lên máy bay trước. Không có khó khăn trong việc lên xuống như tôi đã lo lắng trước đó. Vết băng của tôi vẫn tốt. Tôi có thể viết hồi ký trên máy bay và đọc sách. Cornellia mang theo cơm nắm cho tôi lên máy bay. Tôi ăn chúng thay vì suất ăn trên máy bay. Chuyến bay hạ cánh ở San Francisco đúng giờ.

Chúng tôi gặp Betsy và hai con trai của cô ở sân bay. Họ tới từ Sacramento để đón chúng tôi. Tôi rất cảm kích vì lòng tốt của họ. Hugh và sau đó là Betsy lái xe của họ. Lúc đó khoảng 5 giờ chiều, khi chúng tôi về tới sân bay Sacramento, nơi chúng tôi có chuyến tham quan đã được Betsy chuẩn bị trước.

Sau đó, chúng tôi chuyển sang ô tô của mình đã đỗ ở đó 11 ngày trước đây. Bộ ắc quy bị hỏng vì nước đã khô do nắng gắt suốt 11 ngày. Chúng tôi thêm nước và sạc lại ắc quy ở trạm gần đó. Nó làm việc tốt. Betsy lái xe của cô về nhà, còn Hugh lái xe đưa chúng tôi về nhà ở Oroville.

Chúng tôi trở về nhà vào 8 giờ tối. Hugh tháo băng cho tôi. Tôi lại thở khó khăn vì vậy phải ngồi thay vì nằm xuống. Chừng nào mà đầu tôi ở vị trí cao, thì tôi có thể thở dễ dàng hơn. Do vậy, anh ta dặn Cornellia mua cái giường gấp để có thể điều chỉnh vị trí đầu tôi.

Thứ Ba, ngày 24, Carl và Sandy mua chiếc giường cho tôi từ Chico. Nó giúp tôi rất nhiều; đó là vật duy nhất mà tôi cần lúc này. Sử dụng nó, tôi có thể nằm trên giường hay ra khỏi giường, vào nhà tắm một mình một cách dễ dàng.

ở nhà, Cornellia cạo đầu tôi và đắp cao đậu phụ để tránh khả năng chảy máu nãotrong một tuần liền, cho tới thứ hai tuần sau. Thỉnh thoảng, cô đắp cao gạo trên vai cho tôi.

Tôi khoẻ lên hàng ngày. Tôi có thể cử động đầu và thắt lưng mỗi ngày một ít. Tôi có thể lái xe vào mùng 9 tháng 7, 20 ngày sau tai nạn.


--------------------
Mini chan ga ichiban



..::Mini::..
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Just Mini
bài Apr 20 2007, 02:53 PM
Bài viết #14


Rinkitori Tojimomi
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 125
Gia nhập vào: 7-February 07
Từ: nhà không số, phố không tên, đất nước không có trên bản đồ
Thành viên thứ.: 3



13. chữa lành ung thư chưa đủ!
Tháng 10 năm 1980


Nhìn vào bảng thống kê, ta thấy nguyên nhân tử vong của dân chúng Mỹ đã chuyển từ bệnh tim mạch sang bệnh ung thư và tỷ lệ tử vong vì ung thư đang tăng vọt. Điều này có ý nghĩa gì?

Bệnh tim mạch giết người đột ngột gần như không báo hiệu trước. Đó là triệu chứng dương quá thịnh do dùng quá nhiều loại thực phẩm dương như thịt bò, thịt gà, cá, thịt lợn, pho mát...

Trái lại ung thư phát hiện rất chậm. Bệnh nhân không biết được bệnh chứng ở giai đoạn đầu. Hầu hết đều nhận biết quá trễ. Vì thế ung thư là bệnh thuộc âm tính (bành trướng) hay âm thịnh do lạm dụng các chất cực âm như đường, rượu và hóa chất.

Giữa bệnh tim và ung thư còn có một khác biệt nữa. Bệnh tim là bệnh của máu và của bắp thịt, còn ung thư là bệnh của tế bào. Đó là một trong những nguyên nhân khiến cho ung thư khó chữa. Y khoa hiện đại chưa hiểu rõ về sự phát triển của tế bào, nên không biết cách nào chữa trị sự tăng trưởng bất thường của nó. Arthur Guyton phát biểu trong cuốn Chức năng cơ thể con người: “Trong cơ thể của một người bình thường, việc điều tiết sự sản sinh và tăng trưởng tế bào vẫn còn là điều bí ẩn. Chúng ta gần như không biết gì về cơ chế điều chỉnh số lượng thích hợp của các loại tế bào khác nhau trong cơ thể”.

Tại sao y học hiện đại không hiểu nổi sắp xếp và cơ cấu phát triển của các tế bào? Theo tôi, vì họ hiểu sai nguồn gốc của tế bào bình thường và tế bào ung thư.

Bác sĩ Morishita có nói trong cuốn Sự thật tiềm ẩn trong bệnh ung thư: “Sự tin tưởng vào quan niệm của Virchow cho rằng một tế bào chỉ sinh ra từ một tế bào khác là trở ngại khắt khe nhất để nghiên cứu nguồn gốc thật sự của tế bào ung thư. Nhận định này đưa đến các luận điểm về nguồn gốc của tế bào ung thư:

1. Tế bào ung thư xâm nhập từ ngoài vào.
2. Tế bào ung thư đã hiện diện trong cơ thể ngay từ lúc nó ở thời kỳ phôi thai.
3. Sự đột biến từ tế bào lành mạnh thành tế bào ung thư.

Y học hiện đại ít tán thưởng 2 luận điểm đầu, luận điểm thứ 3 được ủng hộ nhiều nhất. Do đó các nhà khoa học đang tìm tác nhân tạo ra sự biến thể tế bào lành thành tế bào ung thư. Kết quả họ đã tìm ra hàng ngàn chất sinh ung thư và nhiều nguyên nhân có thể gây ra ung thư. Theo y học hiện đại, các nguyên nhân chính là:

- Các chất gây ung thư: hắc ín, thuốc nhuộm, kích thích tố nữ (eustrogen), thạch cao, asbestos...
- Chất phóng xạ
- Khói thuốc lá
- Vi khuẩn
- Tế bào lành mạnh biến thành tế bào ung thư do thiếu oxy (học thuyết của Warbury)
- Trầm uất (stress): tế bào lành trở thành ung thư do cảm xúc tiêu cực.

Nguyên nhân sau cùng (trầm uất) không phải lúc nào cũng là căn nguyên; đôi khi có người sống trong gia cảnh đầm ấm vẫn bị ung thư. Cách đây vài năm ông Suzukiroshi, người sáng lập trung tâm Zen ở San Francisco đã chết vì ung thư. Ông ta có tinh thần an định và chan chứa tình thương trong suốt cuộc đời. Tạp chí Bungei Shunju trong năm 1979 có viết một bài về thái độ của 50 bệnh nhân đã chết vì ung thư: “Họ đã tỏ ra rất yên tâm, đầy lòng nhân ái đến độ làm mọi người phải ngạc nhiên”.

Ngược lại với quan niệm của y học hiện đại, các bác sĩ K. Chishima và K. Morishita cho rằng máu tạo ra tế bào: “Các tế bào được hình thành từ chất hữu cơ, mà chất này thì không hội đủ điều kiện để tạo ra tế bào. Protein tạo ra nhân tế bào và DNA” (Theo cuốn Nguyên nhân, ngăn ngừa và trị liệu ung thư của K. Chishima, Hội Tân Huyết học Nhật Bản, trang 8).

Theo ý tôi, tế bào ung thư có thể tạo ra hoặc do các tế bào lành mạnh hoặc do máu. Dĩ nhiên máu và tế bào được hình thành từ thức ăn. Thực phẩm là nguồn gốc của tế bào. Không có thực phẩm thì không có tế bào. Không có thực phẩm thì không có phôi tế bào và thể tế bào (germ cells and soma cells). Thực phẩm tạo ra tế bào ung thư. Thực phẩm gây ra sự biến thái từ tế bào lành thành tế bào ung thư. Không hiểu như vậy đừng mong chữa lành ung thư.

Làm thế nào thực phẩm gây ra tế bào ung thư hay biến đổi tế bào lành thành tế bào ung thư?

Tế bào sống trong thể dịch của cơ thể, luôn luôn có kiềm tính như Alexis Carrel đã xác minh: “Môi trường nội quan không bao giờ bị axit hóa” . Sự việc này càng gây ngạc nhiên, nếu ta biết rằng các mô không ngừng thải ra và đưa một số lượng lớn khí carbonic, axit lactic và axit sulphuric... vào bạch huyết. Những loại axit không gây phản ứng với huyết tương vì chúng trung tính do có chứa muối cacbon và photphat (Con người – một thực thể chưa được biết, NXB Harper & Row, 1961).

Cơ thể duy trì kiềm tính của thể dịch không chỉ nhờ hệ thống điều hòa tự nhiên của nó, mà còn do các thực phẩm ta ăn vào. Có 2 loại thực phẩm: một tạo ra tính axít, một tạo ra tính kiềm. Nếu ăn nhiều thực phẩm tạo ra axit trong một thời gian dài, thể dịch sẽ bị axit hóa tới mức độ có tính chất gần như axit. Tức là độ pH nhỏ hơn 7.

Khi thể dịch có pH 6,9 thì tình trạng hôn mê xảy ra. Do đó nếu thể dịch giao động giữa 7,0 và 6,9 thì các tế bào chỉ có khả năng hoạt động cầm chừng. Một số chết và và một số biến đổi để thích nghi với môi trường này. Sự thích nghi này là kết quả của sự biến đổi gen. Với gen mới, các tế bào có thể sống trong điều kiện axit, thiếu ôxy. Đây là sự sinh ra của các tế bào ung thư. Tế bào ung thư có thể sống trong điều kiện tồi tệ nhất của thể dịch - thể dịch axit.

Vì vậy, theo tôi, ung thư là kết quả của khả năng thích ứng của cơ thể và kết quả của sự nỗ lực để tồn tại trong môi trường nội quan bị ô nhiễm (có dịch thể axit). Do đó, các tế bào ung thư hấp thụ chất thải của các tế bào lành trong cơ thể. Nói cách khác, một số tế bào lành sẽ thay đổi thành tế bào ung thư hay các tế bào ung thư là sản phẩm từ máu, có thể sống vô hạn sau khi các tế bào lành chết đi (dĩ nhiên, nếu các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn các tế bào lành ở một cơ quan nào đó, thì cơ quan đó ngừng hoạt động và chết). Nếu tế bào ung thư phát triển, nó gần như không thể thay đổi trở lại thành tế bào lành được nữa, bởi vì nó được cung cấp thức ăn là chất thải của các tế bào lành, luôn luôn có mặt trong cơ thể trong quá trình sống.

Do đó, một khi tế bào ung thư phát triển, điều duy nhất ta có thể hy vọng là không để nó phát triển thêm nữa. Để làm được điều này, chúng ta phải tránh việc ăn những sản phẩm giàu axit như đường, rượu, bia, thịt gà, thịt lợn, cá, trứng và pho-mát. Mặc dù hoa quả là những thực phẩm giàu kiềm, bệnh nhân ung thư cũng nên tránh hoa quả bởi vì hoa quả chứa nhiều axit sacaric, là nhân tố phát triển tế bào ung thư. Bệnh nhân ung thư phải tuân theo chế độ ăn uống bao gồm cốc loại, đậu đỗ, tất cả các loại rau (trừ những loại rất âm như khoai tây, cà và cà chua), tảo biển, các loại hạt; gia vị chứa kiềm tự nhiên như misô, tương và muối biển; và trà như trà xanh (không phân hóa học, thuốc trừ sâu), trà bancha. Cố gắng tránh các thức ăn nguồn gốc động vật (trứng, bơ, sữa, sản phẩm của sữa) và thực phẩm có phụ gia hóa học và nhuộm màu...

Nói tóm lại, bệnh nhân ung thư phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống thực dưỡnghàng ngày và áp dụng cách nấu ăn để phòng chống bệnh ung thư. (Tìm đọc Cách nấu ăn phòng chống bệnh ung thư theo phương pháp Thực Dưỡng - ND)

Như vậy, liệu đã đủ để chữa ung thư chưa?

Một người bạn của tôi mắc bệnh ung thư mà ông ta không hay biết. Sau khi tới gặp Ohsawa, ông bắt đầu ăn theo Thực Dưỡng rất trung thành. Ông học hỏi rất tốt từ Ohsawa. Ohsawa như một người cha tinh thần, một guru đối với ông. Ông trở thành người hướng dẫn Thực Dưỡng, giảng dạy và in tạp chí. Ông rất gắn bó với Ohsawa - ông gần như mất trí khi Ohsawa mất năm 1966. Sau đó, theo lời vợ ông kể lại, ông bắt đầu ăn uống ở nhà hàng và uống cà phê. Rồi bệnh ung thư tái phát trở lại. Năm 1967, ông đau ốm đến mức phải tới Nhật để điều trị ung thư, nhưng đã quá muộn và ông chết ở Nhật. Qua mổ xác, người ta khám phá ra rằng ông đã bị ung thư nhiều năm rồi. Nói cách khác, 7 năm ăn uống Thực Dưỡng không chữa được nó, mà chỉ dừng sự phát triển của nó mà thôi.

Một người bạn khác của tôi cũng mắc ung thư khi ở Nhật. Sau đó, ông tới gặp Ohsawa và bắt đầu chế độ ăn kiêng và ngăn được ung thư, nhưng ông nghĩ ung thư đã được chữa khỏi hẳn. Sau đó, ông tới Mỹ và bắt đầu mở các nhà hàng Thực Dưỡng. Tiếp đó, ông mở dịch vụ hướng dẫn du lịch cho khách Nhật Bản. Ông thường đi ăn với khách du lịch người Nhật ở các nhà hàng sang trọng, nơi thức ăn được dùng với đầy phụ gia, chất hóa học và màu thực phẩm trông giống như thực phẩm động vật.

Ông theo nguyên tắc Thực Dưỡng 20 năm, đáng lẽ ung thư phải nhỏ đi, nếu không nói là dứt hẳn. Đằng này ung thư lại phát triển lại. Ông đi Nhật Bản để phẫu thuật và mất tại đó.

Ông Ohmori, một y sĩ chữa bệnh ung thư, có lần đã nói là các bệnh nhân ung thư không sống quá 5 năm sau khi được chữa lành bằng pháp Thực Dưỡng. Theo ý tôi, ung thư không được trị lành hẳn mà chỉ ngưng phát triển. Tuy nhiên, bệnh ung thư có thể được kiểm soát chừng nào bệnh nhân còn theo đúng phương pháp Thực Dưỡng. Đây không phải là cái cớ chứng tỏ Thực Dưỡng là lối trị liệu tạm thời có giá trị trong vòng 5 năm, nhưng nó chứng tỏ lời Ohsawa thường nói rằng Thực Dưỡng chỉ cứu người ta một lần thôi.

Muốn trị dứt ung thư ta phải hiểu rõ trật tự vũ trụ vô biên, đó là sự công bằng, để bệnh nhân tuân thủ phương pháp ăn uống Thực Dưỡng với niềm tin yêu chân thành. Thực Dưỡng không phải lối chữa đối chứng trị liệu. Hiểu rõ như thế, ta sẽ sống trọn đời với nguyên lý Thực Dưỡng. Như vậy bệnh nhân sẽ phải thay đổi hoàn toàn về chế độ ăn uống, nếu không như vậy thì khó chữa lành được bệnh ung thư.

Tiên sinh Ohsawa dạy rằng: “Niềm tin là hiểu được trật tự vũ trụ vô biên. Thiếu niềm tin thì bệnh ung thư không lành. Ung thư là một thử thách khiến bệnh nhân phải tái lập niềm tin để hòa nhập vào vũ trụ vô biên. Đánh mất niềm tin, ngay cả pháp Thực Dưỡng cũng chỉ là lối chữa trị tạm thời”.

Trong “Thiền Thực Dưỡng” (Zen Macrobiotics - Tân Dưỡng Sinh), xuất bản năm 1965, Ohsawa nói: “Nếu bạn có niềm tin thì không có cái gì khó khăn cả. Vì niềm tin của bạn chưa bằng hột cải nên mới có khó khăn. Tội lỗi, thù nghịch, nghèo nàn, chiến tranh và những chứng bệnh bất trị rốt cuộc chỉ là hậu quả của sự thiếu vắng niềm tin”.

Niềm tin là sự đánh giá vô biên. Không hiểu rõ trật tự vũ trụ, bạn không có được niềm tin. Nếu bạn chỉ tin vào các sự việc người đời bày vẽ ra như luật pháp, quyền uy, kiến thức, khoa học, tiền, thuốc men… thì bạn chỉ tin vào thế gian tương đối, chứ không phải vô biên. Mọi sự đánh giá tương đối chỉ là tạm thời, ít có giá trị, nên bạn phải học quán chiếu siêu thể của vô biên hay Thái cực, học về quyền năng tạo hóa vĩnh cửu.

Cấu trúc của vô biên thì toàn năng (omnipotent), toàn trí (omniscient), trùm khắp (omnipresent). Vô biên thì tối thượng và còn được gọi bằng một cái tên khác nữa là Thượng đế. Thượng đế tạo ra vạn vật, vì thế bệnh tật hay sức khoẻ cũng do ý muốn của Thượng đế. Thượng đế hiện ra khắp nơi ở 2 thể trạng: bệnh tật và sức khoẻ. Con người được tự do chọn lựa ốm đau hay khỏe mạnh, điều dĩ nhiên là chúng ta luôn lựa chọn sức khoẻ. Để làm được điêu này, chúng ta phải học để hiểu trật tự vũ trụ. Nói cho rõ hơn, ta phải sống an nhiên tự tại thay vì bị dính mắc vào giác quan, lệ thuộc xác thân có khuynh hướng chọn thức ăn vì lợi dưỡng. Con người tự do chọn thức ăn để khai mở tâm linh, để sống với thể tánh tinh minh.

Vậy ung thư là sản phẩm của Thượng đế, mà nhờ đó con người học được cách sống lành mạnh. Chỉ đến khi bệnh nhân hiểu điều này thì ung thư mới được chữa lành. Nhưng ai đã được một lần chữa khỏi bệnh ung thư nhờ pháp Thực Dưỡng và bị bệnh trở lại, thì hầu hết đều là những người không thể hết bệnh. Trong Thiền Thực Dưỡng trang 9, Ohsawa viết cách đây 20 năm: “Không có bệnh nào bất trị, nếu ta sống hòa hợp với Thượng đế, Đấng tạo hóa của vũ trụ vô biên này, của thế giới tự do, hạnh phúc và công bằng này. Nhưng vẫn có một số người bệnh không thể được chữa lành, hay không thể được giáo dục để tự chữa lành.

Kẻ ốm đau không ngớt cầu xin được chữa lành. Họ mong có được ý chí để thoát khỏi bệnh chứng khổ đau. Ước muốn như thế, chỉ là khát vọng trốn khỏi hiện trạng mà thôi. Ôi ! Cả một tư tưởng chủ bại. Đó là thái độ muốn chối bỏ trật tự vĩnh hằng của vũ trụ, một trạng thái dao động giữa khó khăn và khoái lạc, giữa bệnh tật và sức khoẻ. Muốn sống trong tâm tĩnh lặng, mà bám chặt một trong hai cực đối lập thì không thể được. Chúng ta phải thường xuyên tái tạo hạnh phúc cho chính chúng ta, bằng cách công nhận bệnh chứng và chữa lành vào mỗi khoảnh khắc của đời ta.

Một số người trông chờ người khác, hoặc máy móc chữa lành bệnh, ngay sau đó họ tỏ ra không can hệ gì đến bản thân, và đấy chính là căn nguyên của bao bệnh tật.”

Nói tóm lại, người nào chữa lành ung thư nhờ phương pháp Thực Dưỡng mà không tự suy xét cặn kẽ rằng chính họ (hay tự ngã) là duyên cớ của ung thư và rằng dục vọng của họ đã vượt quá xa mức trung bình của sức khoẻ (mức đó là sống đạm bạc, thức ăn hầu hết thuộc cốc loại hay rau quả) thì người đó vẫn còn bệnh.


--------------------
Mini chan ga ichiban



..::Mini::..
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Just Mini
bài Apr 20 2007, 02:53 PM
Bài viết #15


Rinkitori Tojimomi
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 125
Gia nhập vào: 7-February 07
Từ: nhà không số, phố không tên, đất nước không có trên bản đồ
Thành viên thứ.: 3



14. Nấu ăn với lòng từ ái
Tháng 11 năm 1980


Tôi vừa nhận một bức thư của người bạn cũ. Anh viết: “Tôi đã dùng nhiều bữa ăn Thực Dưỡng do nhiều vị đầu bếp nấu nhưng thỉnh thoảng mới thưởng thức được món ăn nấu với lòng từ ái. Rất nhiều người cố gắng nấu ăn sao cho quân bình âm dương và phân phối liều lượng thích hợp.Phải chi họ nấu với lòng từ ái thì họ chả cần lo lắng như vậy.” Anh đưa ra một ví dụ về bánh sinh nhật của mẹ anh làm mà mọi người đều thích, nhờ vậy, buổi tiệc chan hòa vui tươi.

Tôi đồng ý với ý tưởng phải có lòng từ ái trước đã. Tuy nhiên, anh hơi quá đà và quên rằng cố gắng quân bình bữa ăn và pha chế cho hợp khẩu vị cũng là từ ái vậy.

Tôi có biết một phụ nữ có lòng từ ái vĩ đại. Bà để tâm tới toàn nhân loại hay tất cả các vị thiên thần khi nấu ăn, đến độ quên cả việc nêm muối hay chưa, đã bỏ vào nồi bao nhiêu misô rồi... Do đó súp misô của bà có khi quá mặn, khi thì lại nhạt.

Vì lòng từ ái quá rộng rãi, bà thường hay nghĩ ngợi về bè bạn trong khi nấu. Kết quả là tâm trí của bà để đi đâu đó chứ không phải ở việc nấu nướng, nên đôi khi thức ăn có mùi vị mới lạ.

Đối với tôi, bà ta có quá nhiều tình thương và thiếu tập trung trong sự việc hiện tại, như lửa trên lò, rau và gạo trong nồi, hương vị và màu sắc của thức ăn, các món còn lại của bữa ăn trước, món nào cần thiết cho bữa ăn hôm sau.

Bà sẽ được hạnh phúc hơn nếu có tình thương thực tiễn thay vì tình thương tận thiên cung.


--------------------
Mini chan ga ichiban



..::Mini::..
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Just Mini
bài Apr 20 2007, 02:54 PM
Bài viết #16


Rinkitori Tojimomi
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 125
Gia nhập vào: 7-February 07
Từ: nhà không số, phố không tên, đất nước không có trên bản đồ
Thành viên thứ.: 3



15. Sinh nhật george ohsawa lần thứ 87
Tháng 11 năm 1980


George Ohsawa sinh ngày 18-10-1893. Trong tạp chí “Kusa” phát hành năm 1954 tại ấn Độ, trước khi sang Mỹ, ông có viết về ngày chào đời của ông như sau:

Cố đô Kyoto là trung tâm Phật học do hoàng đế Kanmu xây dựng cách nay 1300 năm, có hơn 4.000 ngôi chùa, mà hầu hết đều là nơi chỉ đạo nhiều pháp môn Phật giáo. Cố đô được bao quanh bởi các dãy núi xanh tuyệt đẹp, với rất nhiều đền chùa nằm dọc bên sườn và trên đỉnh núi.

ở ven đô phía Tây, dưới chân núi Atago có con sông lớn, nước màu cẩm thạch, trôi êm đềm, uốn khúc theo lòng chảo Kyoto, sau khi trải qua các ghềnh đá, có rừng rậm xanh tươi che phủ. Thỉnh thoảng, trên tấm thảm màu xanh lục mát mẻ đó, nổi bật vài lùm cây đỗ quyên màu hồng khi tiết trời vào xuân. Dọc theo bờ sông và trên sườn đồi, hàng ngàn cây anh đào trổ hoa, rực rỡ toả sắc hương trên khắp xóm làng. Có một cây cầu gỗ dài, ngay đầu cầu là một ngôi đình cổ kính.

Một ngày vào thu năm 1893, có đôi vợ chồng trẻ đi qua cổng đình rêu phủ này. Họ từ miền xa đến đây lập nghiệp, tay và lưng mang hành trang nặng trĩu. Bất chợt, người vợ đang mang thai, gọi chồng lại trước cổng đình... và... hài nhi ra đời.

Hôm nay là ngày 18-10-1980, chúng ta – những thành viên của Hiệp hội Thực Dưỡng và những người bạn từ Argentina, Nhật Bản và nhiều nơi khác tới đây để dự lễ sinh nhật của tiên sinh Ohsawa. Nếu còn sống thì năm nay tiên sinh cũng đã 87 tuổi. Giờ đây tiên sinh đã an nghỉ ở bên kia thế giới. Trong buổi gặp gỡ hôm nay, tôi xin bày tỏ những suy nghĩ của mình về tiên sinh và chia sẻ cùng các bạn.

George Ohsawa là người sáng lập ra cách ăn uống theo phương pháp Thực Dưỡng tại Mỹ, châu Âu và nhiều nơi khác. Tuy nhiên ông không phải chỉ là nhà dinh dưỡng mà còn là nhà tư tưởng, triết gia, người bán hàng, nhà doanh thương, thi sĩ, văn sĩ, nhà hùng biện, nhà phê bình, người thám hiểm, lương y, nhà giả kim, nhà tiên tri, đặc biệt hơn cả, ông là người có lòng bác ái. Tiên sinh thương mến mọi người, không kể người nghèo hay giàu, bệnh hay khoẻ, khôn ngoan hay u mê, khổ đau hay hạnh phúc. Trong nguyệt san phát hành trước kia ở Nhật, ông có viết : “Con người có tự do, có tình thương, cảm ứng được vĩnh cửu”. Ông đã thấm nhuần nhân sinh quan này.

Từ tuổi 34 (1928) đến tuổi 63 (1957), ông đã phổ biến 120 cuốn sách, trung bình 4 cuốn mỗi năm, và viết nhiều bài báo trên các tạp chí ở Pháp, Nhật. Ông đã nghiên cứu kinh tế, xã hội của các nước phương Tây và đã viết 54 cuốn sách về đề tài này (hiện rất khó tìm, có thể đã bị chính quyền quân phiệt Nhật thiêu huỷ). Hàng ngày, ông viết nhiều thư từ cho các môn sinh, học giả và các lãnh tụ trên thế giới. Từ tháng 10-1953 đến 9-1962, ông đã viết 3.600 lá thư, tức mỗi ngày 1 lá. Nếu bạn là nhà doanh thương thì không có gì là lạ, nhưng nếu người nào khác đọc mấy lá thư ấy thì sẽ kinh ngạc vì đó không phải là các bưu thiếp mà là các tường trình về đặc tính của các địa phương mà ông đã viếng thăm, là các kinh nghiệm trị các bệnh bất trị như viêm loét nhiệt đới ở châu Phi, là các bài chỉ trích khuynh hướng xã hội, chính trị và y khoa, là các bài thơ, là các khám phá về nghiên cứu Thực Dưỡng và các ý nghĩ về nguyên tắc áp dụng. Đôi khi, thư dài tới 50 trang giấy.

Tại sao tiên sinh viết nhiều đến thế? Lòng từ bi khiến tiên sinh ngủ không được, tiên sinh phải dành thời giờ cho những người bất hạnh để giúp họ an vui. Giống như thân mẫu, tiên sinh không thể không xúc động trước cảnh bệnh tật và lầm than. Kể cả cảnh đau thương của một quốc gia.

Khi Nhật vừa khai chiến với phe đồng minh, Ohsawa đã tiên tri sự thảm bại và bần cùng của đất nước. Trong cuốn sách Đối đầu với mặt trận sức khoẻ, tiên sinh đã so sánh điều kiện sức khoẻ của dân Mỹ và của dân Nhật và đã cảnh báo chính quyền quân phiệt Nhật sẽ bị đánh bại nếu dân Nhật không trở lại lối ăn uống đúng truyền thống để có đủ sức khoẻ. ở trong bìa sau cuốn sách, Ohsawa tiên đoán các vị lãnh đạo chiến tranh sẽ bị kết án tội phạm chiến tranh, nên ông bị bắt giam với án tử hình. Ông không thù hận, mà trái lại, ông lo âu, gắng tìm phương cách ngăn cản chiến tranh.

Ông đã mời bệnh ung thư nhiệt đới (một bệnh bất trị ở châu Phi) đến “thăm” ông để chứng minh cụ thể là phương pháp Thực Dưỡng có toàn năng cứu rỗi dân châu Phi bất hạnh. Tình thương của ông không chỉ dành cho loài người, mà còn cho các loại vi khuẩn, nên ông đã chống đối kịch liệt việc tàn sát chúng, để trốn chạy đớn đau. Tình thương này làm nền tảng cho y học Thực Dưỡng. Ông không hoang phí, cả những mảnh giấy báo hay bì thư đã sử dụng rồi cũng được xài đi xài lại cho các việc thích hợp. Ông đã mắng nhiếc chúng tôi nếu hoang phí hạt cơm, miếng rau, hạt vừng... Nếu chậm hồi âm thư của ông, chúng tôi bị khiển trách vì hoang phí thì giờ. Trong thư, ông hỏi chúng tôi nhiều câu khó trả lời để chúng tôi không có giờ rỗi rảnh đi lang thang ăn nhậu.

Tình yêu của ông cũng nên thơ, ông yêu mến vẻ đẹp nước Nhật, nước Pháp và các phụ nữ kiều diễm, ông yêu mến sự thông minh, kiến thức, ý tưởng... Tình thương của ông là lo cho hạnh phúc xã hội, ông mơ ước một thế giới thanh bình, đó là thế giới đại đồng, vô biên, hòa hợp chủng tộc. Khi phe Đức, Nhật, ý được thành lập, tại hội trường của một trường đại học ông hỏi cử toạ “Quốc gia là gì?”, ông quan niệm quốc gia ở trong vũ trụ, làm gì có chiến tranh giữa các vì sao. Tình thương xã hội của ông được biểu lộ như thế đấy. Khi tình thương của ông đạt đến mức lý tưởng và siêu đẳng thì nó trở nên tự tại và thanh thản. Suốt đời tiên sinh dạy tôi sống với tình thương người. Nếu không ngộ nhập được tình thương siêu đẳng, chúng ta không đáng sống. Đạt tới tình thương này, ta sẽ sống tự tại với tâm hồn rộng mở, mới cảm nghĩ được vĩnh cửu. Đó là nền tảng học thuyết Thực Dưỡng. Vậy tình thương siêu đẳng là gì? ông phúc đáp: “Không chấp nhất, không độc tôn, thương sự nghèo như sự giàu, thương điều bất lợi như tiện ích, mến duy vật như duy tâm, thương kẻ lười nhác như người siêng năng, yêu cái xấu như cái đẹp - thế thì đâu có li dị”, đấy là bí quyết của y khoa Thực Dưỡng.

Không một chúng sinh nào là kẻ thù, không nên giết hại vi trùng. Ung thư, dị ứng, bệnh thần kinh..., tội phạm, thiếu niên phạm pháp, chính quyền hiếu chiến..., tất cả đều là môn học lý thú, mà Đấng Vô cùng, vị thầy vô hình, thường xuyên cho ta đối đầu, để khai mở cho ta trí phán đoán siêu đẳng, tức lòng từ bi hay bác ái.

Tại sao người văn minh không chịu nổi các thử thách này? Tại sao họ mê chấp đến thế? Ohsawa quan niệm ngã chấp đồng nghĩa vói nhị nguyên. Do đó mà phân biệt y học Đông và Tây. Ngã mạn là vì vướng mắc sắc tướng, thuộc giai tầng thứ 6 của trí phán đoán. Nhị nguyên luận là cái lý ẩn tàng làm dấy khởi tâm ý ngạo mạn này. Chỉ có những ai cảm nghiệm được hai mặt của một hiện tượng - hữu hình hay vô hình, mặt và lưng, thuỷ và chung của một thực thể, thì những người ấy mới đủ khả năng đón nhận nghịch cảnh, thấy được sự bổ sung của nghịch cảnh, mới giúp được tha nhân, xử sự an hòa trong mọi tình huống. Từ đó mới có được an bình nội tâm và ở khắp nơi. Tất cả những ai dễ nổi nóng, không có lòng khoan dung với mọi vật ở thế gian này đều mạo hiểm trong nhị nguyên luận, đều ngã mạn.

Người có óc nhị nguyên nhìn bệnh ung thư với ý niệm khác người có óc nhất nguyên. Trong cuốn Thực Dưỡng: cách điều trị, Ohsawa diễn đạt hai ý niệm ấy như sau: “Người văn minh xem ung thư như tai ách ghê rợn nhất mà xã hội loài người xưa nay chưa từng gánh chịu. Thái độ kinh hoàng đó do chấp ngã, sự cô độc và lòng tự kỷ tự tôn sinh ra. Nỗi lo sợ và sự thù nghịch này càng lúc càng gia tăng và có thể biến thành hành vi bạo động. Vận dụng cả thể lực và trí lực, cả thiện lẫn ác vào việc xung trận để tiêu diệt kẻ thù kinh tởm là ung thư, loài người liều lĩnh phá vỡ cả bản thân vì ung thư và thân thể đều được nuôi dưỡng cùng một nguồn”.

Người sống với nhất nguyên cũng ngạc nhiên trước bệnh ung thư, nhưng không sợ hãi, không oán hận. Khi bị ung thư dọa nạt, họ tự xét mình thật nghiêm minh, để tìm cho ra lý do nào khiến họ bị quở mắng thích đáng như thế.

Tóm lại, lối tư duy nhị nguyên, vướng mắc, với tâm trạng đối đầu, khiến cho khoa học nghĩ rằng vi khuẩn và môi sinh ô nhiễm... là căn nguyên của bệnh tật và họ đã phát huy lối đối chứng trị bệnh.

Do tâm nhị nguyên đối đãi, thuộc giai tâng thứ 6 của trí phán đoán, nên ngay cả các bác sĩ lỗi lạc cũng chỉ dừng lại ở tầng mức này mà không đạt được đến tầng thứ 7, cũng là tầng sau cùng, biểu tượng cho trí phán đoán siêu xuất, tức tình thương tối thượng thừa. Bác sĩ Schweitzer ở Lambarenée (châu Phi) là điển hình. Ông ấy là nhân tài nhưng chưa đạt tới tình thương nầy, vì chủ trương đối chứng trị liệu.

Ohsawa dạy rằng: “Yêu kẻ thù vẫn rơi vào nhị nguyên”. Tình thương cao cả là tâm thể trong đó không có kẻ thù hiện hữu. Ông đã áp dụng tình thương này vào y học tức là y học nhất nguyên (phi nhị nguyên), nhờ cảm nghiệm được tổng thể hay nhất thể, mà ông gọi là “trật tự thiên nhiên”. Trong cuốn Thực Dưỡng: cách trị liệu, ông quả quyết: “Một lần nữa và là lần sau cùng, tôi xin khẳng định là tất cả y học triệu chứng không chữa lành được ung thư mà cũng không chữa lành được bất cứ bệnh gì, kể cả cái cảm lạnh thông thường”.

Khi thuyết giảng ở châu Âu năm 1980, tôi (H. Aihara) bảo là ngay cả phương pháp Thực Dưỡng (trong đó có gạo lứt muối mè) cũng không trị lành được ung thư. Sau buổi giảng có người đến hỏi: “Ông chống đối Ohsawa à? Tiên sinh đã bảo rằng có bệnh nào bất trị đâu”.

Nếu áp dụng pháp Thực Dưỡng theo đối chứng trị liệu thì nó trở thành y học triệu chứng đối trị sắc thân, thì làm sao trị lành ung thư.

Bất cứ ai muốn trị lành một bệnh nào đó, thì người ấy phải hiểu được rằng bệnh là hậu quả của hành vi sai lầm do vi phạm trật tự vũ trụ (công bằng tuyệt đối) trong nếp sống hàng ngày, đặc biệt trong ăn uống. Phải hiểu được rằng ta là thành phần của tổng thể vô biên, phải phấn đấu, giác ngộ được tâm thể nhất nguyên, nếu không, cũng đành bó tay. Đây là điểm khác biệt giữa y học Thực Dưỡng và Tây y, kể cả cái được gọi là Đông y.

Ohsawa lớn lên trong tinh thần hiệp sĩ đạo, do cha, thân quyến và đặc biệt là mẹ truyền cho. Với sự phối hợp tinh thần hiệp sĩ đạo và lòng từ ái, ông lĩnh hội được quan niệm công bằng và chính quan niệm này có liên hệ đến tư tưởng và hành động của ông.


--------------------
Mini chan ga ichiban



..::Mini::..
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Just Mini
bài Apr 20 2007, 02:56 PM
Bài viết #17


Rinkitori Tojimomi
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 125
Gia nhập vào: 7-February 07
Từ: nhà không số, phố không tên, đất nước không có trên bản đồ
Thành viên thứ.: 3



16. điều kiện thứ 7 của sức khoẻ
Tháng 12 năm 1980


Ohsawa là người sống với lòng từ ái. Nhờ tình thương này ông đã chỉ dạy cách ăn uống đúng phép hợp với thiên nhiên để trị bệnh khắp hoàn cầu và đã chống đối chính quyền quân phiệt Nhật vào thời đệ nhị thế chiến đến nỗi phải vào tù chờ án tử hình.

Vì tình thương tối thượng này, ông thường quở trách nghiêm khắc vợ ông, học viên và các cử toạ nếu họ không sống hợp với tâm hồn vô ngã, quảng đại, không tỏ lòng tri ân... Có người rời bỏ ông và có người mang cả lòng oán hận với ông. Họ không hiểu rằng tình thương của ông biểu lộ qua thái độ công bằng - công bằng của vô biên.

Trong cuốn Đời sống và môi sinh, một trong các sách đầu tay phát hành vào năm 1942, ông viết: “Tôi thích thiên nhiên, yêu thiên nhiên và tuân phục tính công minh của thiên nhiên, dù tôi thường vi phạm luật thiên nhiên, một cáchvô tình hay hữu ý”.

Trong thời gian làm việc tại Hội Thực Dưỡng Shoku Yokai, ông đúc kết các kinh nghiệm bản thân để ấn định ý niệm về sức khoẻ rồi viết thành sách. ở phần phụ lục có ghi:

Điều kiện sức khoẻ sinh lý:

1. Không bao giờ mệt mỏi hay cảm lạnh, sẵn sàng làm việc.
2. Ngon miệng dù với món đạm bạc nhất.
3. Ngủ ngon, nhắm mắt được sau 3 phút lên giường và thức dậy sau 4 hay 5 giờ yên giấc, không mộng mị hay cựa quậy lúc ngủ.

Điều kiện sức khoẻ tâm lý:

4. Có trí nhớ tốt, không bao giờ quên. Có thể nhớ 50. 000 tên người.
5. Vui vẻ từ sáng đến tối. Tri ânmọi vật.
6. Sống với tinh thần vô ngã. Không ích kỷ. Cống hiến cả cuộc đời cho chân lý vì hạnh phúc của người khác.
Khi đến Mỹ, ông cho phát hành cuốn Thiền và Thực Dưỡng (1960), ông thay đổi điều kiện năm và sáu.

“Điều kiện thứ năm - tính hài hước. Không có giận dữ. Một người khoẻ mạnh phải vui vẻ, dễ mến dù ở hoàn cảnh nào, không sợ hãi, không oán trách kêu than đớn đau. Đối đầu với trở ngại và thù hận, kẻ đó cảm thấy hạnh phúc hơn, dũng cảm hơn và nhiệt tình hơn. Sự hiện diện của bạn, giọng nói của bạn, hành vi của bạn, thậm chí cả sự chỉ trích của bạn phải mang theo được sự tri ân và lòng biết ơn tới những người bạn gặp.”

Ông đã thay đổi cơ bản điều kiện thứ 6:

“Điều kiện thứ sáu - thông tuệ trong suy tư và hành động. Người khoẻ mạnh phải có khả năng suy tư đúng đắn, đánh giá và hành động một cách nhanh nhẹn và thông minh. Nhanh nhẹn là biểu hiện của tự do. Những ai hành động một cách nhanh nhẹn, chính xác là những người sẵn sàng đáp ứng mọi thử thách, mọi tai nạn, mọi nhu cầu và có sức khỏe tốt.

Ohsawa hội đủ các điều kiện này, ông rất nhanh nhẹn và thông minh trong hành động, thường phản ứng sâu sắc, lanh lợi trước mọi biến cố, mọi dư luận chỉ trích. Tuy vậy ông chưa hài lòng với điều kiện này và còn bổ sung thêm: “Người khoẻ mạnh phải có khả năng thiết lập trật tự mọi nơi trong cuộc sống. Vẻ đẹp của hành động là biểu hiện của trật tự vũ trụ; Sức khoẻ và hạnh phúc là những biểu hiện cụ thể của trật tự vũ trụ trong cuộc sống.”

Năm 1962, ông thêm một điều kiện nữa và gửi thư cho các môn đệ tại Trung tâm Nippon Center Ignoramus ở Tokyo:

“Tôi rời Nhật Bản vào tuổi 60 và đã viếng thăm ấn Độ, châu Phi, châu Âu, châu Mỹ và ngay cả các xứ sở của Vikings và đã truyền bá phương pháp Thực Dưỡng được 10 năm. Giờ đây, tôi đang bước vào tuổi 70 mà theo Khổng Tử đó là số tuổi ít ai đạt tới. Và Thượng đế đã cho tôi món quà sinh nhật vô giá: trạng thái thứ 7 của sức khoẻ.

Sáu trạng thái trước tôi đã đề ra 30 năm trước đây và chưa ai yêu cầu chỉnh lý. Giờ đây, tôi đã tìm thấy thêm nấc thang thứ 7 để bước vào cõi vạn hạnh do công trình của tôi đã hiến dâng trọn vẹn cho tha nhân: hy sinh tính mạng suốt 10 năm qua.

Ôi sao tâm trí tôi còn chậm chạp thế! Đến 70 tuổi đầu mới tìm ra được biểu tượng của sức khoẻ này, tôi là kẻ đáng thương.

Tôi phát hiện được điều kiệng này do một tình cờ. G, một môn sinh kỳ cựu của tôi, đã từng dự 20 buổi hội thảo. Một hôm nọ anh ta giãi bày: “Mấy con tôi đã nói dối với thầy vì sợ thầy mắng”. Tôi quá kinh ngạc nên không nói được lời nào.

Liệu anh ta có bị làm sao không? Nếu lũ trẻ có nói dối thì anh ta nên bảo ban chúng, vậy mà anhg ta lại không hổ thẹn vì sự dối trá của chúng. Thế thì làm sao anh ta có sức khoẻ hoàn hảo. Nói cách khác, anh ta thiếu mất điều kiện thứ 7 của sức khoẻ dù đã theo phương pháp Thực Dưỡng trên 30 năm.

Biểu tượng của giai tầng sức khoẻ này rất quan trọng so với điều kiện trước và hàm chứa các điều kiện ấy. Đó là công bằng. Công bằng là gì. Bạn sống với công bằng chứ?

Theo cuốn Britania Syntopticon thì không có công bằng tuyệt đối trên thế giới này, chỉ có công bằng luật pháp và công bằng đạo đức. Theo tôi thì: công bằng chỉ là một tên khác của Trật tự vũ trụ. Do đó ai sống hòa hợp với trật tự thiên nhiên sẽ đạt được công bằng tuyệt đối. Có nhiều quan niệm ta không nhìn thấy, nghe thấy, được truyền đạt lại. Công bằng là một trong các quan niệm đó. Tự do, hạnh phúc, đời sống, hòa bình, vĩnh cửu, sức khoẻ, hòa hợp, sắc đẹp, sự thật là những ý niệm mà chưa ai từng giải nghĩa thoả đáng. Mọi người đều mong ước các thứ đó mà trái lại chỉ nhận thức được và sống với các trải nghiệm bất hạnh, chết chóc, đau ốm, gây gổ, chiến tranh, xấu xa, dối gạt, nóng giận, hận thù.

Trên thế giới này có những sự vật thấy được, kiểm chứng được và những sự vật không thấy được, không kiểm chứng được.

Có người như Democritus, Aristotle, Descard, Locke, Darwin... cho rằng không có các sự kiện không cảm nhận được. Họ thuộc nhóm duy vật. Nhóm khác chủ trương: có những sự vật nhận thấy được và cũng có cái không nhận thấy được và cả hai loại này đều là thực thể. Đó là nhóm Lão Tử, Tôn Tử, Đức Phật, Nagarjuna, chúa Jesu...

Hai luồng tư tưởng này đã được đem ra tranh luận trên 2.000 năm nay. ở thế kỷ XX này, có vài học giả duy vật phát giác được các vật hữu hình có thể xuất phát từ thế giới vô hình. Tuy vậy, hầu hết nhân gian đều tin ý niệm của nhóm duy vật.

Pháp Thực Dưỡng dung hòa cả hai ý niệm: thế giới mà ta thấy và cảm nhận được là thế giới hữu hình; thế giới hữu hình này bị chi phối bởi 2 lực gọi là Âm và Dương, xung khắc mà bổ sung cho nhau. Thế giới hữu hình phát xuất từ thế giới vô hình và là một phần của thế giới này. Quy luật điều chỉnh thế giới vô hình là trật tự vũ trụ, tức là sự công bằng vậy.

Trong cuộc sống này, thực thi công bằng là điều quan yếu nếu ta muốn có sức khoẻ và hạnh phúc. Lão Tử nói rằng khi công bằng bị bỏ quên thì đạo đức, luật pháp, y học phải được khai triển. Nói cách khác, nếu loài người tôn trọng trật tự vũ trụ, sống với tâm hồn rộng lượng thì họ không cần tới nguyên tắc đạo đức, luật pháp và y học. Vì thế tôi mới để công bằng vào điều kiện thứ 7 của sức khoẻ.

Tôi đã cố gắng trị lành nhiều bệnh nhân suốt 50 năm và nhận thấy những người lành bệnh là người dễ dàng thông suốt và tuân theo sự công bằng của thiên nhiên. Kẻ nào không hiểu và không tìm hiểu công bằng, thì không bao giờ khỏi hẳn bệnh tật.

Cuộc đời là phép lạ vĩ đại nhất. Chúng ta sống đây là bằng chứng hùng hồn xác minh một năng lực đóng vai trò phép lạ. Thiên hạ luôn mong tìm một quyền năng kỳ diệu để rồi bỏ quên một thực tế là chính họ có sẵn quyền năng đó. Ai hiểu được điều này thì sẽ trị lành bệnh. Người sống bằng tinh thần của phép lạ và sống hòa hợp với quyền lực vô biên là người hội đủ điều kiện thứ bảy của sức khoẻ. Việc tuân thủ phép lạ là sự công bằng trong thế giới hữu hình này. Chữa lành bệnh là thành phần nhỏ của phép lạ ấy. Sau cùng, người đạt tới điều kiện thứ bảy của sức khoẻ là người suy tư và hành động theo sự công bằng. Người đó có tâm trạng sau:

1. Không bao giờ giận dữ, tri ân mọi vật kể cả các khó khăn hay bất hạnh nhất.
2. Không bao giờ sợ hãi.
3. Không bao giờ nói “tôi mệt”.
4. Tri ân mọi thứ thức ăn, kể cả các món không ngon.
5. Ngủ ngon không mộng mị, 4-5 giờ là đủ.
6. Không bao giờ quên, đặc biệt là nợ nần hay lòng tốt của người khác.
7. Có niềm tin tuyệt đối vào công bằng (trật tự vũ trụ).

Người đạt đến nấc thang thứ bảy có thái độ xử thế như sau:

- Không nói dối để tự bào chữa.
- Hành động đúng đắn và chính xác.
- Hòa hợp với mọi người.
- Không bao giờ nghi ngờ điều người khác nói.
- Muốn sống để tìm ý nghĩa cuộc sống vĩnh cửu cao đẹp.
- Hạnh phúc nhất khi tìm được trật tự vũ trụ trong cuộc sống thường nhật và trong các sự vật cực nhỏ.
- Không dành cuộc đời cho việc kiếm tiền mà chỉ dành thực hiện những điều thực sự muốn làm.
- Dùng cả cuộc đời để giảng giải trật tự vũ trụ vì đó là một tác phẩm kỳ diệu.

Trí phán đoán của Ohsawa luôn phát triển như tiên sinh thường bảo với chúng tôi vì tiên sinh luôn luôn học hỏi một cách khiêm tốn, tự nhận lỗi và chấp nhận lời phê bình của kẻ khác.

Tiên sinh đã mất. Đã đến lúc chúng ta cần học hỏi các lời giáo huấn của tiên sinh để trí phán đoán cũng như sức khoẻ của chúng ta tiến lên tầng cao hơn.


--------------------
Mini chan ga ichiban



..::Mini::..
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Just Mini
bài Apr 20 2007, 02:57 PM
Bài viết #18


Rinkitori Tojimomi
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 125
Gia nhập vào: 7-February 07
Từ: nhà không số, phố không tên, đất nước không có trên bản đồ
Thành viên thứ.: 3



17. Quan niệm về kẻ thù
Mừng năm mới 1981
Tháng giêng năm 1981


Loài người đã bước qua năm 1981, còn 19 năm nữa thì tới thế kỷ XXI. Điều gì sẽ xảy ra vào năm 1981? Chúng ta sẽ làm gì vào năm 1981? Để tôi dự đoán một lúc xem sao.

Năm 1981 sẽ là một năm quyết định của loài người. Khả năng cho chiến tranh giữa Nga và Mỹ lớn nhất vào năm 1961, khi J. F. Kennedy gửi quân đội ngăn cản những hạm đội Nga mang đầu đạn hạt nhân. Chiến tranh ở Trung Đông có thể bắt đầu châm ngòi cho chiến tranh thế giới thứ III.

Theo một vài chính trị gia và phần lớn những người cánh hữu thì vũ khí hạt nhân là vũ khí cho hòa bình: giúp chống lại kẻ thù của mình. Do đó, 2 quả bom hạt nhân đầu tiên đã được thả xuống Hiroshima và Nagasaki và đã giết đi 350.000 người vô tội. Ngày nay, chính phủ Mỹ sản xuất 3 quả bom mang đầu đạn hạt nhân mỗi ngày - mỗi quả mạnh gấp 20 lần hoặc hơn nữa so với quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, cả thế giới có khoảng 50 ngàn vũ khí hạt nhân và chúng có khả năng tiêu diệt 8 tỉ rưỡi người. Nguyên do nào đưa đến sự điên khùng này? Theo tôi đó là tại hậu quả của giáo dục học đường về quan niệm “kẻ thù”.

Một mối đe doạ nữa cho loài người là ung thư. Hiện giờ số tử vong vì bệnh tim đang giảm nhiều, nhưng số tử vong vì ung thư lại gia tăng. Hàng năm có gần 1 triệu người Mỹ chết vì bệnh này. Đấy là tai ách ghê rợn nhất cho loài người hiện nay, không phải chỉ vì con số tử vong vừa kể mà vì tính chất bí hiểm, vì căn nguyên chưa được xác minh.

Các khoa học gia xem các loại bệnh là kẻ thù. Do đó họ tìm mọi cách để tiêu diệt. Vũ khí của họ là mổ xẻ, phóng xạ, hóa chất và họ tuyên bố là có thể trị lành 1 trong 3 trường hợp ung thư. Thực ra họ chỉ kéo dài đời sống bệnh nhân thêm được 5 năm, thêm 5 năm đau đớn, khổ sở. Năm 1979 nước Mỹ phải tốn 3 tỉ Đôla cho bệnh này. Thật là lãng phí! Thế giới này buồn thảm quá! Vì sao? Chúng ta bị giáo dục học đường tiêm nhiễm về quan niệm “kẻ thù”. Nhưng ung thư đâu phải là thù! Nó chỉ là dấu hiệu báo cho ta biết nếp sống của mình không hòa hợp với thiên nhiên.

Bom nguyên tử, cũng như cách trị liệu ung thư nảy sinh từ quan niệm “kẻ thù”. Chừng nào mà quan niệm này còn tồn tại thì hòa bình và sức khoẻ không có. Không có kẻ thù ở thế giới này. Nếu không tiến tới khái niệm “không kẻ thù” này thì hòa bình thế giới hay sự khoẻ mạnh không thể tồn tại được.

Với chúng ta, năm 1981 sẽ là năm để bắt đầu cho sự giáo dục như vậy. Chúng ta hãy làm việc cùng nhau về điều này.


--------------------
Mini chan ga ichiban



..::Mini::..
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Just Mini
bài Apr 20 2007, 02:58 PM
Bài viết #19


Rinkitori Tojimomi
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 125
Gia nhập vào: 7-February 07
Từ: nhà không số, phố không tên, đất nước không có trên bản đồ
Thành viên thứ.: 3



18. Một đêm tại trung tâm Vega
Tháng 3 năm 1981


Vào một chiều thuyết trình và hội thảo tại Vega, một cô học viên đến thăm chồng. Chồng cô đã có mặt ở Vega từ đầu khoá. Vì cô là học viên mới nên tôi hỏi cô có điều gì tham vấn không? Cô nói cô không hiểu nổi mùa hè lại dương, còn mùa đông lại âm, có phải vì cỏ cây phát triển vào mùa hè và thu rút lại vào mùa đông. Nếu sự giãn nở biểu tượng cho âm và sự thu rút thuộc dương thì hè phải âm và đông phải dương chứ?

Tầm nhìn của cô ta về âm dương làm tôi thích thú quá vì cô rất năng động vào mùa đông như chạy chậm rãi, trượt tuyết... Cô ta không co rút trong trời đông mà cô lại nhìn cảnh vật co rút trong băng giá. Cô không nhìn về cô mà nhìn ra ngoại cảnh.

Tôi trả lời như sau: ở Bắc bán cầu hè nóng đông lạnh. Vậy hè thì dương và đông thì âm. Cây cối phát triển vào hè là do hơi nóng (dương) có nhu cầu thu hút âm như nước, kali... Do đó âm gây ra sự phát triển của cây cối chứ đâu phải dương. Cô nghĩ hè là âm vì thấy cỏ cây phát triển. Lối suy nghĩ này là hậu quả của sự nhầm lẫn về nguyên nhân (trong trường hợp này là hơi nóng dương), về tác động (Sự hấp dẫn của âm) và về kết quả (thảo mộc phát triển).

Cây cối phát triển vào mùa hè không phải vì âm mà vì dương hấp dẫn các nguyên tố âm trong cây cối như nước, kali... Do đó không có nguyên tố âm trong một vùng nào đó thì thảo mộc không phát triển, như vùng sa mạc chẳng hạn. Đối với súc vật, có dương tính, thì mùa hè dương hấp dẫn nguyên tố âm như nước, kali, nhưng các nguyên tố này không đủ cho thú vật phát triển nên chúng bị sụt cân vào mùa hè.

Dương, khí nóng mùa hè thu hút các nguyên tố như nước, kali... → cây cối phát triển (âm).

Cô nghĩ đông thì dương và hạ thì âm vì cây cối co rút vào mùa đông. Lại nữa, lối suy luận này do sự nhầm lẫn về nhân-quả. Cái lạnh mùa đông (âm) gây ra sự tống khứ âm chất (nước, kali...) ra khỏi cây cối làm cho chúng thiếu điều kiện nảy sinh. Cái lạnh mùa đông là nguyên nhân, âm xô đẩy âm là duyên cớ và hậu quả là sự thu hút.

Âm, (cái lạnh mùa đông) → tống khứ âm chất (nước, kali...) → cây cối ngưng phát triển hay co rút (dương).

Giữa cơ quan nội tạng và thực phẩm cũng có mối liên quan tương tự. Theo quan điểm Thực Dưỡng thì bao tử và ruột (rỗng) được coi là các bộ phận âm nên bị các thực phẩm dương tác dụng: súp miso, rau cải nấu thật chín... Điều đó cũng giống như trường hợp sức nóng mùa hè tác động cho thảo mộc (âm) phát triển. Tuy nhiên, cơ chế thực phẩm (dương) tác động cơ quan nội tạng (âm) như thế nào thì vẫn còn là bí ẩn vì thực phẩm dương kích thích các dây thần kinh dương (hệ thống thần kinh đối giao cảm) và rồi các dây thần kinh đó tác động các bộ phận âm.

Theo nguyên lý âm-dương, thì âm dương hấp dẫn nhau và kích động nhau, còn âm đẩy âm và dương đẩy dương. Nếu nguyên lý này đúng thì sao thức ăn dương lại kích thích dây thần kinh dương? Sự kiện này được giải thích như sau: Có một lớp tế bào đệm giữa các mao mạch và các tế bào thần kinh. Tất cả các nguyên tố âm hay dương trong thực phẩm đều đi xuyên qua lớp tế bào đệm này để đi đến hoặc sợi dây thần kinh đối giao cảm hoặc thần kinh giao cảm. Điều khá kỳ lạ là các tế bào đệm hành động như các kiểm soát viên. Nói cách khác, vài tế bào đệm chỉ cho vài nguyên tố dương đi qua(hình 1). Trong trường hợp này các tế bào đệm lại là âm cho nên chúng liên kết với dây thần kinh dương (đối giao cảm). Các phần tử dương đi xuyên qua các tế bào đệm này, đồng thời kích thích dây thần kinh đối giao cảm để tạo ra acetylcholine mà chất này làm co rút (dương) hay tác động ruột, bao tử, bàng quang... (âm).

Tuy nhiên vài tế bào đệm chỉ cho các nguyên tố âm qua thôi (hình 2). Trong trường hợp này các tế bào đệm lại là dương cho nên các tế bào đệm nối kết với dây thần kinh âm (giao cảm), các nguyên tố âm đi qua các tế bào đệm đồng thời kích thích dây thần kinh giao cảm để tiết ra chất norepinephrine, chất này làm giãn nở hay khơi động... (âm) tim, gan, thận... (bộ phận dương).

Liên hệ nhân quả này được vẽ thành biểu đồ: thực phẩm dương → các tế bào đệm âm → dây thần kinh đối giao cảm dương → kích động các bộ phận dương (tim, gan, thận).

Thế thì âm tác động dương và ngược lại, âm được dương bám sát và dương được âm theo đuổi. Đấy là trật tự vũ trụ

Giải đáp xong câu hỏi, các học viên ngưng một chốc, một học viên khác nêu lên thắc mắc:

Học viên 1: Thày có tin việc tái sinh?

H.Aihara: Không, tôi không tin, vì tôi biết việc đó.

Học viên 2 : Em tin là có hiện tượng tái sinh

H.Aihara : Tôi không tin vì tôi biết.

Học viên 2 : Xin thày giảng rõ cho.

H.Aihara : Nguồn cội của các bạn là gì? Các bạn từ đâu đến???

Các học viên không trả lời được.


H.Aihara: Nguồn cội của các bạn là thực phẩm. Nguồn cội của thực phẩm là ánh sáng, không khí, nước, khoáng chất thuộc thế giới nguyên tử. Nguồn gốc của thế giới nguyên tử là thế giới tiền nguyên tử như electron, proton và neutron. Gốc gác của tiền nguyên tử là năng lượng (sự rung động). Nguồn gốc của năng lượng xuất phát từ sự phân cực âm và dương. Âm dương bắt nguồn từ vô cực hay vô biên. Đời sống chúng ta khởi sự từ vô biên và khi chết ta về vô biên. Rồi cuộc sống khác bắt đầu. Đó là sự giải thích của tôi về tái sinh. Do vậy, tôi biết rằng mình sẽ trở lại thế giới này, vì chúng ta sống trong thế giới vô biên.

Học viên 2: Vâng, tôi đã hiểu nguồn cội sinh lý của chúng ta. Còn linh hồn làm cách nào tạo nên tính tình, nét đặc thù tâm lý, đạo đức...

H.Aihara: Bạn đặt một câu hỏi mà nhiều tư tưởng gia, Đông cũng như Tây đã phải làm ngơ từ buổi đầu của nền văn minh loài người. Một cao tăng Nhật Bản, người sáng lập ra môn phái Shingon tên Kukai, đã diễn tả linh hồn bằng 9 giai tầng, nhưng đã không minh giải được. Jean Paul Sartre đã cố gắng giải đáp trong tác phẩm Hiện sinh và hư vô, nhưng theo tôi nghĩ ông cũng thất bại. ở Mỹ các ông Wiliam James và Alfred Adler đã tìm cách giảng giải bản thể của linh hồn nhưng rồi cũng chưa ai thấu hiểu. Theo tôi thiển nghĩ, họ không giảng nghĩa được vấn đề là vì họ không thể kết hợp thể xác và linh hồn. Nhờ xem xác và hồn là nhất thể nên quan niệm Thực Dưỡng minh giải vấn đề này dễ dàng.

Sau đây là ý của tôi: trước nhất ta hãy tìm về nguồn cội của thể xác. Thân thể ta được cấu tạo bằng hàng tỉ tỉ tế bào do các tế bào máu biến thành. Tế bào máu là sản phẩm của thức ăn (1). (Hầu hết các khoa học gia trừ vài người, không đồng ý về ý niệm này. Nhưng rõ ràng là nếu ta không ăn chúng ta sẽ không có máu và không có tuỷ xương). Thực phẩm chúng ta dùng là thảo mộc hay sản phẩm của thảo mộc. Vậy gốc gác tiên khởi của thể xác của ta là giới thảo mộc (2). Gốc gác của thảo mộc là giới nguyên tử (3). Nguồn cội của giới nguyên tử là giới tiền nguyên tử (4). Nguồn cội của giới tiền nguyên tử là năng lượng(5) như điện từ, trọng lực, động năng, thế năng, nhiệt năng... Năng lượng do phân cực âm dương sinh ra (6). Sự phân cực bắt nguồn từ Một, Vô biên hay Hư vô của Lão giáo (hay Thái cực của triết học Trung Quốc) (7) (Hình 3).

Hư vô là nguồn cội tối thượng của thể xác chúng ta và tinh thần chúng ta. Hư vô là cái tôi - hư vô hay nhất thể là tình trạng nguyên thuỷ của thể chất và tinh thần. Từ cái hư vô này (hay hư vô) thế giới vật chất và tinh thần phát sinh. Mỗi thể chất và tinh thần đều có 7 giai tầng và tầng 7 cũng là giai tầng chung cho cả hai và đó là vô cực, đại giác, hư vô hay Thượng đế.

Vô cực giống như trung tâm truyền hình. Nó phát ra các loại phê phán, tư tưởng, kiến thức, cảm nghĩ, cảm xúc. Linh hồn con người giống như chiếc máy thu hình và tùy cách cấu tạo thể xác và điều kiện cá nhân mà linh hồn đón nhận được sự phán đoán của tư tưởng, kiến thức... và cũng tùy phương cách này mà linh hồn phát sinh ra tính tình, sắc thái nội tâm và hành vi. Do đó gốc của linh hồn con người là vô cực. Bắt được tầng phê phán, băng tần cảm xúc v.v... tùy thuộc vào chiếc máy thu hình của ta và phẩm chất của chiếc máy, được xác định bằng tư tưởng, hành vi và thức ăn của tổ tiên ta, cha mẹ ta và của chính chúng ta. Dĩ nhiên, bữa ăn của ta là yếu tố hữu hiệu nhất giúp ta thu nhận tín hiệu của đài truyền hình.

Ngay khi còn là bào thai, chúng ta có bản năng dò cảm nhận trên phương diện thân thể. Khi máu biến thành các tế bào, thì các tế bào đầu tiên này tìm băng tần để thu được sự cảm nhận từ thân thể cho tới sự vô biên. Sau đó óc, hệ thần kinh, bộ tiêu hóa, tim được hình thành và vận hành theo nguyên lý âm dương.

Khi ta dùng giác quan để nhận thức thì ta có thể phân biệt được các thứ màu sắc, âm thanh, hương vị.

Khi ta tơ vương đến tình cảm thì ta có thể phân biệt được các thứ cảm xúc: vui, buồn, ghét, thù, giận, hạnh phúc, nuối tiếc.

Khi ta vận dụng trí tuệ ta có thể nghiên cứu các quan niệm, kiến thức khoa học...

Khi nghĩ về xã hội hay vấn đề kinh tế thì chúng ta trở nên một thành viên của chủ nghĩa xã hội, nhà tư bản, người cộng sản hay là một chính khách.

Khi bàn về triết lý, tôn giáo hay nhị nguyên luận, chúng ta phân chia sự vật thành tinh thần và vật chất (6) tốt hay xấu, đúng hay sai, bạn hay thù, thiện hay ác, thiên đàng hay địa ngục...

Lúc tìm đến băng tầng của bậc thang thứ 7 (7) của trí phán đoán tức là tiếng nói của Vô biên và Công bằng thì hồn ta trở nên rộng khắp và thân thể ta trở nên vô biên. Lần này thân tâm lại hợp nhất. Mọi sự vật ở trong tầm tay ta. Tư tưởng của chúng ta không phải do ta sáng tạo mà là do sự sáng tạo của Vô biên. Chúng ta chỉ góp nhặt được vài ý kiến. Khi chúng ta làm một điều gì đó thì chúng ta cho rằng “Chúng ta đã suy nghĩ về nó”. Tuy nhiên, tất cả các ý tưởng, tất cả các cảm giác, tất cả các cảm xúc không phải của ta mà do vũ trụ tạo ra và truyền đi. óc của ta rà bắt vài băng tần ấy thôi. Rồi ta cảm thấy được điều gì đó.

Trên đây là các diễn giải của tôi về linh hồn. Hãy cho tôi nghe lời bình phẩm.

Các học viên tại Vega tỏ ra sung sướng được nghe các điều này. Có người bảo: giải bày về linh hồn thật tuyệt vời.


--------------------
Mini chan ga ichiban



..::Mini::..
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Just Mini
bài Apr 20 2007, 03:00 PM
Bài viết #20


Rinkitori Tojimomi
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 125
Gia nhập vào: 7-February 07
Từ: nhà không số, phố không tên, đất nước không có trên bản đồ
Thành viên thứ.: 3



19. Khoản cá cược nặng đô
Tháng 5 năm 1981


Khi tôi tới khách sạn Sheraton Palace ở San Francisco vào ngày 10 tháng 3 để nghe bác sĩ Anthony Sattilaro và Michio Kushi thuyết giảng, tôi thấy một ông người thấp đậm đi qua bên cạnh mình. Nhận ra đấy là bác sĩ A. Sattilaro, tôi bèn chủ động tự giới thiệu. Trước sự ngạc nhiên của tôi, trước khi tôi kịp nói tên mình thì ông bắt tay tôi mà nói “Chào Herman”. Ông hành động như thể chúng tôi đã biết nhau từ lâu. Ông rất thân thiện.

Ông bắt đầu bài phát biểu bằng lòng tri ân tới các giảng viên về Thực Dưỡng, kể cả tôi. Tôi ngạc nhiên bởi sự tôn vinh tôi của ông như là thầy ông bởi tôi chưa từng dạy ông. Ông đã giảng giải chế độ ngừa ung thư không chỉ từ quan điểm tây y mà cũng từ đường lối Thực Dưỡng. Tôi ngạc nhiên khi ông hơi đi vào chi tiết về y học Trung Hoa để giải thích những bệnh ung thư khác nhau. Ông kết thúc bài nói của mình bằng một lời khuyến nhủ dùng chế độ Thực Dưỡng100% đối với bệnh ung thư. Tôi nghĩ mình đang mơ. Điều kỳ diệu là ông đã chữa khỏi ung thư cho mình bằng chế độ Thực Dưỡng. Tuy nhiên đức tin và lời kêu gọi áp dụng chế độ Thực Dưỡng với tư cách một bác sĩ Tây y - thì còn hơn là phép mầu.

Hai mươi năm trước, khi Giáo sư Ohsawa bắt đầu những bài diễn thuyết Thực Dưỡng ở Nữu Ước thì có một bác sĩ y khoa bắt đầu ăn kiêng. Trước sự ngạc nhiên của ông này, vợ ông cũng đã chữa khỏi tật nghiện rượu bằng áp dụng Thực Dưỡng qua sách. Rồi ông bắt đầu khuyên nhủ các bệnh nhân ăn kiêng. Tôi có cửa hàng Thực Dưỡng đầu tiên ở Mỹ, ở làng Greenwich vào lúc đó. Mỗi ngày tôi có ít nhất mười khách hàng do bác sĩ đó giới thiệu tới. Sự ảnh hưởng từ một bác sĩ y khoa thì rất mạnh. Tuy nhiên, ông này đã bỏ dạy Thực Dưỡng vì sợ giới Tây y kết án và sợ mất bệnh nhân. Các bệnh nhân một khi đã học được ăn kiêng thì thường không quay lại chỗ bác sĩ, bởi họ đã tự chữa khỏi bệnh mình, hay bởi họ chẳng thích một bác sĩ đã chẳng đưa thuốc cho họ uống. Dù sao, ông đã thôi dạy Thực Dưỡng và hình như ông cũng bỏ ăn kiêng nữa. Vợ ông lại tái nghiện và họ sớm chia tay. Kể từ đó phong trào Thực Dưỡng ở nước này không bao giờ được giới bác sĩ y khoa chấp nhận. Hơn nữa, họ còn tuyên bố Thực Dưỡng là chế độ ăn kiêng nguy hiểm nhất.

Ohsawa đã thuyết phục và chuyển đổi được nhiều y sĩ chuyên nghiệp sang Thực Dưỡng ở Nhật. Nhiều người trong họ ngày nay đang trợ lực cho Thực Dưỡng ở Nhật. Tuy vậy ông đã không thành công ở nước ngoài. Ông đã cố thuyết phục bác sĩ Schweitzer bằng cách tự gây nhiễm một bệnh ung thư nhiệt đới rồi chữa khỏi nó bằng Thực Dưỡng. Bất kể những nỗ lực hy sinh như vậy, nhưng không có bác sĩ y khoa có ảnh hưởng lớn nào gia nhập phong trào Thực Dưỡng.

Giờ đây chúng ta có bác sĩ Sattilaro, một bác sĩ y khoa tầm cỡ lớn, là trưởng khoa một bệnh viện lớn của thành phố, đứng về phía chúng tôi. Đây là một khoản đặt cược, một khoản cược đáng giá cả triệu đô la cho phong trào Thực Dưỡng. Ông sẽ tiếp dẫn hàng trăm bác sĩ chuyên nghiệp sang Thực Dưỡng và tiếp đó sẽ thuyết phục tới hàng triệu người nữa về giá trị của nó. Sean Mc Lean và Bill Bochbracher, hai người đi nhờ xe (chuyện này chúng tôi đã cho đăng trong “Phương pháp ăn uống để phòng chống bệnh ung thư”, NXB VHTT, 2001- ND), đã hướng dẫn bác sĩ Sattilaro tới Thực Dưỡng, hẳn xứng là những thành viên Thực Dưỡng giá trị. Denny Waxman nên được vinh danh ở hội trường Thực Dưỡng Fama, sau Michio Kushi. (cuốn sách hướng dẫn trị ung thư bằng Thực Dưỡng của bác sĩ Sattilaro “Vui sống tự nhiên” đã được dịch ra tiếng Việt, NXB TP. HCM, 1992 - ND).

Dù cho hàng trăm ca ung thư đã được chữa khỏi bằng cách tiếp cận ThựcĐưỡng, giới chức y tế Hoa Kỳ đã không thừa nhận liệu pháp ăn kiêng. Tuy nhiên, trường hợp của bác sĩ Sattilaro thì khác. Ông là một bác sĩ nổi danh đã tự chữa khỏi ung thư ác tính bằng chế độ Thực Dưỡng dưới sự chứng kiến của nhiều chuyên gia y tế. Thực tế này không phủ nhận được. Nhiều bác sĩ nữa sẽ áp dụng chế độ Thực Dưỡng cho các bệnh nhân của họ. Điều này sẽ mang lại một cuộc cách mạng ghê gớm về y học. Bác sĩ Sattilaro sẽ là người đứng đầu bảng.

Tôi đã từng ngạc nhiên là làm sao bác sĩ Sattilaro đã có thể chữa khỏi bệnh ung ác của ông trong một thời gian ngắn vậy. Cho dù bằng những tiêu chuẩn Thực Dưỡng thì sự chữa lành của ông vẫn kỳ diệu đến khó tin. Khi tôi nghe bài ông phát biểu, tôi mới hiểu nguyên do. Ông là một người vô cùng thân thiện, cởi mở. Ông không có tính trịch thượng. Do vậy, ông đã cho hai người vốn trông có vẻ giang hồ đi nhờ xe. Với tính cách này, ông đã dám nghe những lời của một người không chuyên về chữa ung thư. Ông đã bắt đầu chế độ Thực Dưỡng không đơn giản bởi đã thất vọng, mà bởi không có định kiến nào về bất kỳ ý tưởng mới nào. Nếu ông thuộc loại có tâm hẹp lượng thì đã chẳng bao giờ thử Thực Dưỡng cả, ông là một bác sĩ, còn Thực Dưỡng mới chỉ có tiếng tăm yếu ớt trong ngành.

Tuy vậy, tính cởi mở của ông cũng không phải không có lý do. Chẳng lẽ ông đã không lo ngại về những chỉ trích có thể bị nêu ra trong những khoá họp y khoa ư? Chẳng lẽ ông không sợ sự lên án của giới y tế bởi thái độ của ông thật trái ngược với mọi giáo huấn của y học đương đại ư? Có thể ông đã bị rồi. Tuy nhiên, theo ý tôi, ông hẳn đã đứng dậy và bảo người ta rằng ông khuyến nhủ chế độ Thực Dưỡng cho điều trị ung thư không chỉ bởi lòng biết ơn mà còn vì sự công bằng.

Bác sĩ Sattilaro đã có thể chữa lành bệnh ung thư giai đoạn chót của ông trong một năm thôi là bởi ông có chính kiến, vốn là điều kiện cao nhất của sức khoẻ. Nói cách khác, bác sĩ Sattilaro chưa từng là người bệnh hoạn. Bệnh duy nhất của ông chỉ thuộc thể xác, gây nên bởi việc ăn uống tội nghiệp do bị giáo dục sai lầm. Do vậy, vừa nhận ra lỗi lầm là ông đã có thể sửa chữa điều kiện thể chất rất dễ. Ông đã không cần tu sửa trong tâm tưởng mình. Trí phán đoán của ông rất cao.

Đây là nguyên do bác sĩ Sattilaro đã chữa khỏi bệnh ung thư của mình và đây là lý do bây giờ ông đang rao giảng Thực Dưỡng cho thế giới. Việc chúng ta có được một người như vậy vào thời điểm này là một điều kỳ diệu còn hơn việc chữa khỏi ung thư.


--------------------
Mini chan ga ichiban



..::Mini::..
Go to the top of the page
 
+Quote Post

7 Trang V  < 1 2 3 4 > » 
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 13th June 2024 - 08:25 AM