IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

7 Trang V  « < 5 6 7  
Reply to this topicStart new topic
> Kính vạn hoa - Phổ chiếu
Thelast
bài Apr 29 2007, 02:50 PM
Bài viết #61


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



59. âm dương là gì?
Tháng 4 năm 1985


Trong một tối giảng tại Vega, có một phụ nữ hỏi tôi: nếu giờ đây tôi âm làm sao tôi có thể trở nên dương? Tôi đáp: “Vì mọi sự vật đều biến dịch vô thường. Âm phải trở nên dương vì chỉ có âm và dương trên thế giới hữu hình này”. Tuy nhiên cô vẫn hoài nghi. Tôi ngạc nhiên sao cô không hiểu được lối lý giải này. Tôi cảm thấy chắc là phải có điều gì sai lệch trong cách giảng giải của tôi nên mới gây lầm lẫn như vậy. Hoặc là có khác biệt giữa hiểu biết của tôi và của cô về âm dương. Suy ngẫm chốc lát về vấn đề này, tôi tìm thấy sự khác biệt đó.

Cô hiểu âm dương là danh từ còn tôi dùng âm dương như tính từ. Đối với cô, nếu ai gọi cô là âm thế thì cô có tên là âm và do vậy cô bị âm thịnh suốt đời. Tôi giảng giải rằng các từ âm và dương chỉ thuần là tính từ, dùng để bổ nghĩa cho danh từ, mà các danh từ thì dùng để gọi tên bất cứ sự vật và sự việc nào: người, thú vật, cái suy nghĩ được, cái thấy nghe được, ngửi nếm và sờ được.

Ví dụ: chúng ta bảo đây là cái hoa đẹp. Từ đẹp là một tính từ, diễn tả trạng thái của hoa vào lúc ấy. Ngày mai cái hoa này có thể sẽ không đẹp nữa, bấy giờ ta lại gọi là cái hoa xấu. Âm và dương cũng là tính từ để diễn tả trạng thái các sự vật kể cả các sự việc trừu tượng. Bông hoa không đổi nên tên gọi không đổi, nhưng trạng thái của hoa đổi, vậy từ ngữ diễn tả hoa, tức là tính từ cũng đổi.

Học viên tỏ ra hiểu âm dương khá hơn. Nhưng rồi tôi tìm đọc lại sách của Ohsawa và cảm thấy rằng ông dùng âm dương như danh từ. Ông giảng giải âm dương bằng nhiều cách mà không ý nào có thể làm cho người vừa nhập môn Thực Dưỡng hiểu tường tận được. Ví dụ, trong cuốn “Sách về trí phán đoán”, ông dùng từ ngữ âm và dương như từ phân loại: vô song nguyên lý chia tất cả mọi vật ra thành hai nhóm đối nghịch nhau: âm và dương, theo sự quán chiếu của các bậc thánh hiền Trung Hoa hay Tamasic và Rajasic, nếu người nào xung nhau thì cần thiết cho nhau như nam và nữ, ngày hay đêm vậy. Hai lực này là hai yếu tố căn bản, đối lập, cứ thường xuyên tạo dựng, huỷ diệt rồi tạo dựng tất cả những gì hiện hữu trong càn khôn vũ trụ, mãi mãi như thế. Âm và dương biểu hiện ở mọi hình thái, trên mọi nấc thang giá trị, trên mối liên quan biến thiên vô tận.

Trong cuốn “Thiền và Thực Dưỡng”, lời giải cũng giống như vậy.

Quan niệm triết học dịch lý hay ý niệm về âm dương bắt nguồn từ Trung Quốc và xuất hiện đầu tiên trong Kinh Dịch. Theo Kinh Dịch, âm và dương là 2 cực của thái cực và âm dương phối hợp sinh tứ tượng. Thêm âm dương vào tứ tượng sẽ có bát quái. Kinh Dịch đã được dùng làm sách bói toán hàng ngàn năm nay.

Kinh Dịch không nói rõ về âm dương như ngày nay mà chỉ nói âm và dương là 2 mặt của thái cực. G. Ohsawa có lẽ đã học được hình xoắn ốc biểu tượng cho sự sáng lập ra vũ trụ nhờ Kinh Dịch. Ông bảo rằng thái cực hiển lộ khi âm dương tách rời nhau, rồi lại tạo ra năng lượng, kế đó tạo ra phân tử, nguyên tố, loài thảo mộc và sau cùng là thế giới loài cầm thú.

Hình xoắn ốc được trình bày như sau:

7. Vĩnh hằng
6. Năng lượng âm dương
5. Năng lượng rung động
4. Hạt tiền nguyên tử
3. Các nguyên tố
2. Thực vật
1. Động vật

Năm trong 7 vùng của hình xoắn ốc tự chia thành 7 lĩnh vực.

I. Giai tầng năng lượng dao động:

Thứ 7: Từ trường (hoán chuyển từ 2 cực âm dương).
Thứ 6: ánh sáng.
Thứ 5: Điện.
Thứ 4: Nhiệt năng.
Thứ 3: Hoá năng.
Thứ 2: Cơ năng.
Thứ 1: Trọng lực.

II. Thế giới tiền nguyên tử:

Thứ 7: Photon
Thứ 6: Electron
Thứ 5: Neutrino
Thứ 4: Lambda
Thứ 3: Neutron
Thứ 2: Sigma
Thứ 1: Proton

III. Thế giới các nguyên tố:

Thứ 7: Hydrogen (hoán chuyển ngược xuôi từ thế giới tiền nguyên tử).
Thứ 6 : He, Ne, Ar , Kr, Ce, Rn
Thứ 5 : Li, Be, Na, Mg, K, Ca
Thứ 4 : Ti, V, Cr, Mn, F, Co, Ni, Cu, Zn, Mo, W, Pt, Au, Hg
Thứ 3 : B, C, Al, Si
Thứ 2 : N, O, P, S, As
Thứ 1 : Fe, Cl, Br, I, At

IV. Thế giới thực vật:

Thứ 7: Hạt (hoán chuyển xuôi ngược từ thế giới các nguyên tố)
Thứ 6 : Trái cây
Thứ 5 : Hoa
Thứ 4 : Lá
Thứ 3 : Cành
Thứ 2 : Thân
Thứ 1 : Rễ

V. Thế giới động vật:

Thứ 7: Loài phiêu sinh vật
Thứ 6 : Loài sò ốc
Thứ 5 : Loài cá
Thứ 4 : Loài bò sát
Thứ 3 : Loài chim
Thứ 2 : Động vật có vú
Thứ 1 : Loài người

Đấy là cách cấu tạo của thế giới như Ohsawa dạy chúng tôi. Giờ đây, bạn đã biết âm dương là 2 lực hiện hữu trong mọi sự vật, từ thế giới năng lượng tới thế giới thú vật. Âm và dương cũng hiện hữu nơi những vật không sinh động, trong các quan niệm trừu tượng, các cảm xúc và các sinh hoạt tâm linh. Âm và dương có thể được sử dụng để xếp loại mọi hiện tượng, tùy theo cường độ của âm lực hay dương lực hiển lộ vào thời điểm nào đó. Tuy nhiên khi bắt đầu nghiên cứu Thực Dưỡng, việc xếp loại đa dạng và phong phú này chẳng những gây khó hiểu mà còn dễ lầm lẫn.

Vì lý do này, những người mới nhập môn nên xem âm và dương là tính từ. Tức là các từ ngữ diễn tả các trạng thái biến dịch của sự vật, người, tư tưởng và các sự việc khác.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Apr 29 2007, 02:53 PM
Bài viết #62


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



60. “Ohsawa sẽ tới!”
Tháng 5 năm 1985


“Ohsawa sẽ tới! Ohsawa sẽ tới!”. Đó là những từ thường được nhắc đi nhắc lại giữa dân Thực Dưỡng ở thành phố Nữu Ước vào tháng 10 năm 1959. Thời đó chỉ có khoảng 6 đệ tử của Ohsawa sống ở đây và 6 hay 7 người này sống ở các nơi khác của nước Mỹ.

Chúng tôi nói với nhau về chuyến thăm của Ohsawa và sợ rằng sẽ bị tiên sinh khiển trách bởi vì chúng tôi chẳng làm công việc Thực Dưỡng nào, thay vì thế, chúng tôi chỉ điều hành cửa hàng bán lẻ trên một con đường nhộn nhịp ở Nữu Ước.

Ohsawa cập cảng vào những ngày cuối cùng năm 1959. Vì tôi là người duy nhất rảnh rang để đón tiên sinh, nên tiên sinh chọn nhà tôi để ở lại. Hồi đó, tiên sinh khoảng 66 tuổi và tất cả chúng tôi thấy rất thoải máivì tiên sinh không nghiêm khắc như hồi còn trẻ.

Tiên sinh chỉ ở lại một thời gian ngắn trước khi bay tới Bờ Tây. Hai tuần sau tiên sinh quay trở lại với thông tin về gạo lứt California và câu chuyện gặp gỡ của tiên sinh ở Los Angeles với người bạn cũ Paul Richard. Đây là lần đầu tiên chúng tôi được biết về gạo lứt ở Mỹ. Ohsawa đã phải lặn lội từ Pháp tới để tìm nó cho chúng tôi.

Vào tháng 1-1960, tiên sinh bắt đầu một loạt các bài giảng ở Viện Phật giáo ven sông Drive, mà đứng đầu là đại đức Seki. Ohsawa được đề nghị giảng lại các bài giảng trong đơt viếng thăm trước. Lima Ohsawa phụ trách lớp nấu ăn trong bếp. Bà chỉ bảo các môn sinh nấu ăn, còn Ohsawa thì giảng bài.

ý định chính của Ohsawa là cải thiện sự lanh lợi và tính hợp lý trong tư duy của các đệ tử. Ví dụ, sau khi giải thích về âm và dương, tiên sinh đưa ra câu hỏi về mọi thứ - dinh dưỡng học, sinh vật học, triết học, tâm lý học, các vấn đề xã hội, tôn giáo, các tin tức hàng ngày, thậm chí cả chính trị. Tiên sinh luôn luôn hoan nghênh các câu hỏi của môn sinh. Các bài giảng tràn đầy trí tuệ, dí dỏm, hài hước làm thính giả luôn thoải mái và cười sảng khoái. Lớp học luôn tràn đầy niềm vui trong học tập, thậm chí với những chủ đề khó như làm thế nào để hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh.

Mỗi bài giảng của Ohsawa bắt đầu với tin tức hàng ngày. Tiên sinh hỏi môn sinh về những suy nghĩ và quan điểm của họ về những chủ đề này và đưa ra lời bình phẩm về những điều tiên sinh nói. Tiên sinh luôn bắt đầu những bài giảng của mình với chủ đề về vật chất và kết thúc với chủ đề về tinh thần.

Mối quan tâm lớn nhất của Ohsawa là làm sao để chúng tôi hiểu và sống với nhất thể như thế nào. Nói cách khác, tiên sinh muốn chúng tôi sống không độc đoán, áp đặt. Tiên sinh muốn chúng tôi chấp nhận mọi thứ với niềm vui và lòng tri ân, không hối tiếc về cuộc sống. Phần lớn môn sinh phát triển nhận thức của mình và có nhiều hiểu biết hơn sau bài giảng của tiên sinh về trật tự vũ trụ và hạnh phúc.

Từ lần đầu tiên với những bài giảng ở Mỹ, 25 năm đã trôi qua và trong thời gian đó, Thực Dưỡng ở đất nước này đã gần như biến mất một lần như hậu quả của tính công khai. Nhưng dù sao sau những kinh nghiệm khó khăn, nó đã sống lại. Và lý do thật đơn giản. Những bài giảng Thực Dưỡng là cần thiết cho những người Mỹ khốn khổ và dao động, cho những con người như vậy trên thế giới. Chừng nào mà con người còn khốn khổ vì những đau đớn, bệnh hoạn không thể chữa được và đang sống trong tình trạng bơ vơ của những cảm xúc xáo động, thì những bài giảng Thực Dưỡng sẽ tiếp tục sẵn sàng giúp cho bạn sự lựa chọn.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Apr 29 2007, 02:56 PM
Bài viết #63


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



61. Bệnh bị nhiễm qua đường sinh dục
Tháng 6 năm 1985


Nhiều bệnh rất “hợp thời trang” đang đại náo Hoa Kỳ. Đó là những bệnh liên quan đến việc hành lạc của nam nữ và được gọi là những bệnh bị nhiễm qua đường sinh dục, viết tắt là STD. Đứng trên quan điểm Thực Dưỡng, chúng tôi đã xem xét những căn bệnh này và tỏ ngộ được nhiều vấn đề lý thú.

Theo báo cáo của trung tâm chế phục bệnh tật ở Atlanta, tiểu bang Georgia, ngày 4-2-1985, mà tờ Tuần báo có đăng tải, thì số ca bệnh STD của riêng năm 1984 là:

Chlamydia ---------------------------------- 3 triệu
Bệnh lậu ---------------------------------- 2 triệu
Mụn cóc ở bộ phận sinh dục ---------------------------------- 1 triệu
Mụn nước ở bộ phận sinh dục ---------------------------------- 0,5 triệu
Giang mai ---------------------------------- 90 ngàn
AIDS ---------------------------------- 4.500 người

Các con số trên đây cho ta thấy bệnh STD bành trướng nhanh nhất là Chlamydia với 3 triệu nạn nhân nam nữ. Triệu chứng đầu tiên của bệnh Chlamydia không làm ta quan tâm: vết loét sơ sài, chút ít mủ, đau chút ít.

Theo tôi, các vi sinh vật gây bệnh Chlamydia có dương tính và một số có thể tồn tại sau khi bị hệ thống đề kháng tấn công để tự vệ, số này đi vào màng tử cung, ống dẫn trứng, gây nên chứng sưng âm hộ và có thể làm nghẽn ống dẫn trứng.

Đến 1984 thì bệnh lậu đưa số nạn nhân lên đến 2 triệu, chiếm hạng nhì trong số những bệnh STD hung tợn nhất. Bệnh giang mai đứng hàng áp chót trên danh sách bệnh STD.

Lậu và giang mai khác nhau chỗ nào? Tôi xin có lời giải thích như sau: vì có hình dạng tròn, thân dày đặc nên vi trùng lậu có nhiều dương tính. Trong khi đó vi trùng giang mai giống như sợi chỉ xoắn nên có âm tính, vì thế khó diệt vi trùng lậu hơn vi trùng giang mai và đây là nguyên do tại sao số bệnh nhân lậu vượt trội hơn số bệnh nhân giang mai. Vi trùng giang mai rất âm, cho nên nếu tồn tại được sau trận tử chiến với hệ thống đề kháng của cơ thể hay với thuốc kháng sinh, hoặc cả hai, thì nó lùi sâu vào cơ quan dương ở nội tạng như là tim, gan hay sâu hơn nữa là óc, trung khu thần kinh và ẩn vào trong cả xương. Vi trùng yếu đuối hơn, cần ẩn sâu hơn nơi các cơ quan bên trong và cũng cấu kết với các bệnh chứng hiểm độc hơn là các vi trùng có dương tính.

Tóm lại:

1. Hình dạng vi trùng nói cho ta biết tính chất âm hay dương của nó, tròn dầy đặc ruột là dương, giống sợi chỉ là âm.

2. Vi trùng âm như vi trùng giang mai dễ bị tiêu diệt, nên ít gây tử vong. Nhưng một khi tồn tại được trong cơ thể thì nó ẩn sâu kín trong nội tạng và bệnh hiểm nghèo sẽ nảy sinh.

3. Các vi trùng dương, như bệnh lậu chẳng hạn, tương đối khó bị tiêu diệt nên giết hại nhiều bệnh nhân hơn. Vì dương tính nên chúng bị các cơ quan âm hơn thu hút, đó là những cơ quan nằm sát da và sự phá hoại của chúng gây nhiều phiền toái hơn.

Theo bảng kê khai ở đầu bài này thì bệnh mụn cóc ở cơ quan sinh dục có số nạn nhân gấp đôi số nạn nhân của bệnh mụn nước ở bên trong bộ phận sinh dục.

Theo 3 quan điểm nhận xét về bản chất của các vi trùng bệnh STD thì vi trùng gây bệnh mụn cóc ở cơ quan sinh dục (siêu vi khuẩn papilloma) dương hơn vi trùng gây ra bệnh mụn nước trong bộ phận sinh dục, vì vi trùng dương sát hại nhiều bệnh nhân hơn. Ta cũng suy đoán được rằng vi trùng âm của bệnh mụn nước ẩn sâu trong cơ thể nên chúng ở phía trong bộ phận sinh dục, còn bệnh mụn cóc xuất hiện ở ngoài da. Ta còn thấy một điều lý thú nữa, nhờ 3 điểm nhận xét về bản chất của vi trùng bệnh STD: bệnh mụn nước ở bộ phận sinh dục (herpes) do vi trùng âm gây nên lại hay quấy nhiễu nhóm mày râu và bệnh mụn cóc do nhóm vi trùng dương gây nên lại hoành hành ở phụ nữ nhiều hơn. Cả hai bệnh này đều có thể dẫn đến bệnh ung thư. Bệnh mụn nước âm hơn nên trầm trọng hơn. Nửa triệu bệnh nhân bị mụn nước herpes trong năm 1984 đã đưa tổng số bệnh nhân ở Mỹ lên đến 20 triệu, từ trước đến năm1985. Vì khó trị nên người ta sợ bệnh mụn nước (herpes) nhất. Các cặp tình nhân đều run sợ bệnh này và nếp sống tình dục ở Mỹ do đó có bị ảnh hưởng. Lề thói hành lạc để mua vui nhất thời đang chuyển thành tình yêu có hứa hẹn dài lâu. Còn một nguyên nhân nữa khiến tình yêu xác thịt thuần túy phải đổi thành tình yêu cao đẹp là AIDS (Acquired Immune Deficiency Syndrom - hội chứng suy giảm hệ miễn dịch mắc phải). Vào tháng 7 -1983 số người bị AIDS ở Mỹ là 1642, đến tháng 11 năm 1984 lên đến 6993 và theo đà tăng tiến này, toàn thể nước Mỹ đều bị bệnh AIDS, chứ không phải riêng các thành phố ăn chơi như Nữu Ước hay San Francisco. Nó sẽ gõ cửa từng nhà.

Vì AIDS chưa có phương thức chữa trị nên thiên hạ sợ nó như sợ ung thư. Nhờ vậy quan niệm về tình yêu phải chuyển biến, nam nữ tin yêu nhau hơn. Đây là nghĩa cử cao đẹp của AIDS. AIDS là ân nhân của thế giới. Theo ý tôi, kẻ nào cố chế tạo ra thuốc làm thuyên giảm bệnh AIDS sẽ phải bị trừng phạt. Kẻ đó là kẻ thù của nhân loại.

AIDS là bệnh ghê rợn nhất trong các bệnh (bị nhiễm qua đường tình dục). Bao nhiêu kẻ khổ đau đang rên siết. Tại sao có bệnh truyền nhiễm này? Dựa theo kiến thức cũ, người ta nghĩ rằng bệnh lậu là do vi khuẩn Gonococcus, bệnh giang mai do vi khuẩn hình xoắn, bệnh mụn nước do vi khuẩn herpes - 2 (HSV 2) và AIDS do HTVL - 3 (The 3th member of the human T- cell leukemia virus).

Nhưng theo quan điểm của Thực Dưỡng, không phải vi khuẩn hay độc tố là nguyên nhân của bệnh STD, không bao giờ! Chúng chỉ là kết quả, vi trùng hay độc tố chỉ nảy sinh trong cơ thể đã yếu và bất an rồi.

Yếu tố sinh lý

Vi khuẩn và độc tố gây nên các bệnh STD sinh trưởng nhiều nhất trong môi trường ấm áp. Đó là dấu hiệu chỉ cho ta biết những vi trùng đó. Chúng tồn tại trong các điều kiện âm, trong chất lỏng như nước trái cây ngọt và trong chỗ ấm áp. Chúng không sinh trưởng được trong khí hậu âm, thiếu thức ăn.

Nói cách khác, môi sinh ấm áp, thực phẩm âm và sau cùng là hệ thống đề kháng bạc nhược là nguyên nhân đích thực của các bệnh STD. Ba nguyên nhân đó có ở đâu? Chính là trong các cuộc tình dục bừa bãi, trong sự lạm dụng thuốc men, trong các bữa ăn không bổ ích và trong khí hậu thuận lợi.

Tình dục bừa bãi

Cách sống phóng túng có quá nhiều sự hành lạc. Tinh khí do máu làm ra. Vậy đối với nam, chung đụng thể xác nhiều lần cũng làm mất nhiều máu, kể cả bạch huyết cầu thuộc hệ thống đề kháng. Theo tạp chí Thời Báo ra ngày 4-7- 1983, trung bình mỗi bệnh nhân AIDS dính mắc với 60 tình nhân khác nhau trong 12 tháng.

Lạm dụng thuốc men

Để các cuộc chung đụng thể xác tăng độ khoái lạc, các loại thuốc kích dục (như alkyl-nitrates) được sử dụng. Mấy thứ thuốc đó tăng nguy cơ mắc bệnh STD gấp 2 lần. Trước nhất, các thứ thuốc đó làm gia tăng sự khao khát giao hoan, vì thế làm mất nhiều tinh dịch và tiêu hao nhiều bạch cầu hơn. Kế tiếp, bất cứ loại thuốc men nào cũng đều làm suy yếu máu. Thuốc nào cũng có axit, rất âm, nên làm chua máu và làm hư hại hệ thống đề kháng.

Món ăn

Bữa ăn có nhiều đường, trái cây, sữa chua, kem, dấm và rượu mạnh mà lại thiếu muối, làm cho máu bị âm hóa. Máu âm làm môi sinh thuận tiện cho vi khuẩn nảy nở, đặc biệt là các loại gây bệnh STD. Các sách Thực Dưỡng hay những người có kinh nghiệm thực hành phương pháp Thực Dưỡng có thể hướng dẫn cách ăn uống cho các bạn.

Môi sinh

Nguyên nhân thúc đẩy cho các bệnh STD thành hình như sau: vi khuẩn của nhiều bệnh STD có âm tính nên thích hợp với khí hậu nóng (khí hậu nóng-dương, nuôi dưỡng những sinh vật âm).

Dân chúng miền nhiệt đới sống chung với các loại vi khuẩn này, nên sớm muộn gì cũng bị ám hại, dù không có làm tình với ai. Nếu họ ăn thực phẩm dương, ít đường, ít trái cây, máu sẽ đủ dương tính để củng cố một hệ thống đề kháng vững vàng. Cho nên dù vi khuẩn STD có mặt trong cơ thể mà họ vẫn khoẻ mạnh.

Những người này nếu di dân qua các vùng lạnh thì hầu hết vi trùng từng quen sống ở 83 khu vực nhiệt đới phải chết do sự thay đổi khí hậu. Nhưng nếu họ giao hợp với dân xứ lạnh hơn và nếu những người ở xứ lạnh này có hệ thống đề kháng suy nhược thì vi khuẩn và độc tố của miền nhiệt đới được đưa vào một chỗ sống tốt đẹp vô cùng, các chỗ này thường là bộ phận sinh dục và hậu môn. Đây cũng là cách lí giải sự truyền bệnh AIDS của dân Tahiti cho dân Mỹ.

Ngược lại với điều người ta từng tin tưởng, nếp sống hỗn độn không phải là nguyên do duy nhất gây ra các bệnh STD, kể cả AIDS. Nguyên do sâu xa là điều kiện của môi sinh hợp với vi khuẩn. Vi khuẩn AIDS quá âm đến nỗi nó thích sống trong cơ thể đàn ông hơn (cũng như bệnh giang mai quá âm nên thích ở trong cơ thể đàn ông hơn), thành thử bọn đàn ông đồng tính luyến ái dễ bị lây bệnh nguy hiểm này hơn.

Những phụ nữ có thể chất dương cũng dễ đón nhận mầm độc AIDS nếu chung chạ với những đàn ông có độc tố này trong người.

George Ohsawa đã xác nhận rằng bệnh viêm loét nhiệt đới có truyền nhiễm qua đường sinh dục, nhưng tiên sinh cũng khẳng định rằng các bệnh đó có thể sinh ra do thức ăn có nhiều đường và trái cây.

Yếu tố tinh thần

Chắc chắn là chúng ta có hành vi sai lầm trong đời sống văn minh này. Cho nên ung thư, AIDS và nhiều chứng bệnh kì lạ đang làm ta khổ sở. Cách đây 10 năm ta sợ bom nguyên tử, rồi lại sợ bệnh tim. Giờ đây ta sợ ung thư. Hết chiến tranh rồi lại đến bệnh tật nguyền rủa ta. Vậy tất phải có sai lầm trong suy nghĩ, nên mới gặp khổ ách như thế.

Sai lầm ấy là gì? Cái gọi là “tự do” đó cho chúng ta được tự do làm mọi sự việc, đó là triết lý của nền văn minh hiện đại và hậu quả là tội ác, bệnh tật, thuốc men và các bệnh STD.

Muốn gặp chị Hằng ta đi lên cung trăng. Ta lấy tim loài khỉ thay tim cho người để tăng tuổi thọ thêm 1 tuần lễ. Ta muốn làm tình với ai cũng được. Làm gì cũng được. Các công ty thực phẩm sản xuất tùy hứng bất cứ món gì bán chạy và có lời.

Rõ ràng tự do bị hiểu lầm! chẳng hạn như có tin đồn rằng trên dãy núi Hi Mã Lạp Sơn có nhiều vị thánh sống nhiều năm mà không ăn uống chi cả. Nhưng nếu tin đồn ấy có thật đi nữa, thì các vị ấy không thể sống quá vài phút nếu thiếu oxy.

Tự do hiện hữu trong tinh thần, cho nên ta có thể suy tưởng bất cứ điều gì. Nhưng trên quan điểm sinh vật và sinh lý, thì ta bị tù hãm. Ta có thể mơ ước ăn uống món gì ta thèm. Đấy là tự do tinh thần, nhưng thực ra ta không thực hiện được điều mơ ước ấy. Ta nằm mộng thấy ăn hết 4 lít kem. Nhưng nếu thực sự đem hết lượng kem lạnh này vào bao tử thì ta sẽ bị bệnh ngay.

Có lần tôi ăn bánh kem sữa suốt 3 ngày liên tiếp. Qua ngày thứ tư tôi bị mất tiếng trong khi thuyết trình. Tôi đành phải thú nhận tính háu ăn của tôi với cử toạ.

Trong thú vui nhục dục cũng có giới hạn. Hành lạc quá độ thì phải bị bệnh hay ít ra cũng bị suy nhược. Cơ thể tiêu thụ có giới hạn chất đường, chất béo, chất bột và muối. Giới hạn cũng có 2 mặt liền nhau, quá nhiều và quá ít. Mỗi loài đều có những giới hạn riêng. Nếu là cá thì bạn tha hồ uống nước cả ngày. Là người, bạn không thể sống như cá được.

Phương pháp Thực Dưỡng giúp ta tự tìm thấy giới hạn của bản thân rồi cố sống trong giới hạn đó. Sống trong giới hạn sinh lý thì tinh thần mới được tự do. Mục đích của phương pháp Thực Dưỡng là tìm tự do tinh thần. Muốn vậy, trước tiên ta phải nhận cho rõ giới hạn của cơ thể. Sống buông theo đòi hỏi thể xác thì tinh thần đành bị tù. Chẳng hạn ta mê ăn nhiều chất béo, tim sẽ bị bệnh và chính bệnh tim trói buộc ta vào nếp sống hẹp. Kỷ luật là nền tảng của tự do tinh thần. Thượng đế không tặng ta tự do vô biên, nếu ta xét cơ thể qua quan điểm sinh vật học và sinh học. Nhưng hiểu rõ và quán tưởng điều kiện sinh vật bất toàn bất túc của cơ thể, ta sẽ có tự do, cả vật chất lẫn tinh thần.

Chẳng hạn ta có thể sống trên hành tinh này đến 80 tuổi. Thân nhiệt phải ở 370 C. Các chất lỏng trong cơ thể phải có độ pH trung hòa là 7,4. Tỷ lệ axit và kiềm chỉ được thay đổi ít, tức là sự thay đổi đó chỉ được nằm giữa độ pH = 6,9 cho tới độ pH 7,8. Vì nồng độ pH ở mức = 6,9 đã làm cho ta bị hôn mê và pH lên tới = 7,8 lại làm cho ta bị trúng phong (epileptic).

Phẩm chất máu có giới hạn. áp suất máu cũng vậy: quá cao, quá thấp đều là bất thường. Mang thân hình người thì phải chịu các giới hạn. Nhưng hoạt động tinh thần thì không có giới hạn.

Lúc nào tinh thần ta cũng hòa hợp với cõi vô biên, hạnh phúc của ta cũng được thênh thang vô bờ. Nhưng hầu hết mọi người cam chịu sống nơi cõi hữu hạn, đầy vướng bận vì họ sống với cảm giác của thân thể, của cái bản ngã to tướng chứ không phải cái tinh thần. Cảm xúc có giới hạn, vui sướng và hạnh phúc cũng vậy. Vui quá trớn trở thành buồn. Khi vui phải ý thức được ranh giới của niềm vui. Nếu bạn căm hờn thì bạn bị trói buộc trong cõi hữu hạn và bị khổ tâm. Nhận biết tầm mức dành cho bạn là bạn sống được trong cõi thanh nhẹ của tinh thần, của tự do.

Bệnh tật nhắc cho bạn biết bạn đang bị kìm hãm. Vì không nhận ra điều này nên nhiều người tiếp tục sống phóng túng. Rồi bệnh thêm trầm trọng, người ta bèn đổi cách ăn uống, đổi nếp sống. Trọng tâm của nền giáo dục Thực Dưỡng là chỉ dẫn cho con người thấy giới hạn của cơ thể, để nuôi dưỡng hạnh khiêm tốn.

Cái gọi là tự do là cái tên khác của lòng tự hào. Nền văn minh phương Tây đã tôn thờ tự do từ nhiều năm rồi. Nhưng thứ tự do này là lòng tự phụ nên đã làm cho thiên hạ bị giam cầm trong đau khổ vì các chứng bệnh. Còn kiêu căng thì còn bệnh tật xiềng xích. Y học hiện đại nỗ lực tìm cách chinh phục bệnh tật, trong niềm tự đắc và do vậy càng có nhiều bệnh mới lạ và bệnh càng khó trị.

Theo đạo học phương Đông, các bệnh nhiễm qua đường sinh dục STD là do mê lầm tự do, vì ngã mạn. Khi ta đau ốm, ta tha hồ giết vi khuẩn, diệt độc tố. Ta thay tình nhân như thay áo, làm tình không giờ giấc. Tự do kiểu đó, mắc bệnh thì cũng phải!


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Apr 29 2007, 02:59 PM
Bài viết #64


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



62. trí phán Đoán Siêu Xuất
Mùa hè năm 1985


Sống tức là hành động. Hành động là kết quả của sự suy tư hay quán xét. Suy nghĩ hợp lý và chín chắn giúp ta hành động tốt lành, để rồi ta được sức khoẻ và hạnh phúc.

Vậy ta phải hoàn thiện óc tư duy hay trí quán xét. Theo Ohsawa, để đạt tới hạnh phúc vĩnh cửu ta phải vươn tới trí phán đoán siêu đẳng. Đã nhiều năm qua, tôi (H. Aihara) đã nỗ lực tìm giải đáp cho vấn đề làm sao đi tới trí phán đoán siêu đẳng. Sau đây là vài lời mộc mạc, với ước mong làm sáng tỏ được vấn đề khó khăn ấy.

Khi sinh ra, hầu như con người không ý thức được hành động của mình, chỉ trừ một số hành động do tiềm thức duyên khởi như trẻ thơ bú sữa mẹ và khóc la khi đói. Đây là giai đoạn của óc phán đoán máy móc, mù quáng hay trực giác của tâm thức. Trí phán đoán này ứng hiện không phải nhờ toàn bộ óc, mà do phần dưới của óc: thể chai, vùng dưới đồi, tuyến yên, trung khu thần kinh...

Sau khi chào đời được 40 ngày, đứa trẻ nghe được và thấy được, giác quan bắt đầu nhận biết trần cảnh. ít lâu sau trẻ sơ sinh biết mùi vị thức ăn và các thứ khác, đồng thời có thể phân biệt hình dáng, màu sắc, âm thanh... Phần đỉnh của óc là nơi phát khởi tâm thức ấy.

Ra đời được hai tháng, trẻ sơ sinh tỏ ra có ý muốn và cảm xúc. (So với các trẻ khác, các trẻ em sống trong môi trường Thực Dưỡng tỏ ra trầm lặng hơn, ít năng động hơn, do đó dễ chăm sóc hơn). Đây là thời điểm của trí phán đoán bằng cảm xúc do phần sau của bộ óc phát triển.

Khi 3 giai đoạn của trí phán đoán (máy móc, bằng ngũ quan và cảm xúc) đã hoàn tất thì giai đoạn thứ 4, tức nhận xét bằng trí tuệ khởi xuất: nhận biết, so sánh, phân biệt các sự vật nhờ thùy não. Trí năng này phát xuất khi trẻ lên 4 tuổi, nên chúng có ý niệm về những con số. Thoạt đầu chúng hiểu được số 1, khi cho nhiều món đồ, chúng chỉ lấy một cái. Sau đó chúng nhận ra số 2, rồi số lớn hơn... Khoảng 6 tuổi, chúng có mức độ trí năng này.

Trí năng phát triển rất nhanh ở độ tuổi này. Trẻ con thường hỏi nhiều câu mà bố mẹ thường cho là vô nghĩa, phi lý, khó trả lời như tại sao trời xanh, lá cây màu lục? Tại sao ngả đường này hay ngọn đồi kia lại không bằng phẳng? Tại sao núi cao, nước biển mặn, ai làm nên sóng biển...? Các bà mẹ bận rộn công việc thường bảo chúng im miệng và do đó làm ngưng trệ trí thông minh của con mình.

Charles Kettering, lúc còn nhỏ, một ngày kia hỏi mẹ: “Tại sao lá cây xanh hở mẹ?” Bà mẹ đáp: “Con ơi, mẹ không biết, con hãy tự tìm hiểu xem nhé!” Thay vì làm thối chí trẻ, mẹ của Charles lại khuyến khích cậu vận dụng đầu óc suy luận, cho nên cậu tiếp tục tìm hiểu nguyên do vì sao cây cối lại có màu lục. Sau này hội khoa học C. F. Kettering được thành lập và tìm ra được chất diệp lục tố (chlorophyl) là căn nguyên của màu xanh thảo mộc.

Một tâm thức quan trọng khai triển vào lúc trẻ lên 6, đó là trí phán đoán liên quan đến xã hội và kinh tế, trẻ muốn thích ứng với mọi người xung quanh.

Ngày đầu tiên nhập học vào cấp 1, vợ tôi cho con gái tôi bánh sandwich làm bằng mì lứt trát bơ đậu phộng để ăn trưa. Khi tan học bánh còn nguyên vì bạn học bảo nó rằng bánh ấy lạ đời và không ngon. Nó đã thích nghi với cuộc sống của kẻ khác. Vào thủa tôi còn đi học, tôi ở khu phố nghèo nàn của Tokyo. Cha đỡ đầu của tôi là nhà doanh thương giàu có, nên mẹ tôi mua cho tôi chiếc áo choàng mùa đông, nhưng vì không ai trong lớp mặc loại áo đó nên tôi cũng chẳng sờ tới. Tôi lo ngại sự cách biệt. óc suy luận liên quan đến xã hội là thế.

Phần trí lực liên hệ với kinh tế, phát triển chậm trễ hơn và tùy thuộc vào mức sống. Nếu lớn lên trong gia đình nghèo thì nó phát triển sớm hơn. Trí phán đoán về xã hội - kinh tế được xếp vào giai tầng 5.

Khi trí lực này đã hoàn chỉnh, con người vươn tới giai tầng 6, thuộc lý tưởng hay tôn giáo. Đây là lúc tâm thức khởi phân biệt thiện và ác. Một số tôn giáo kể cả Thiên chúa giáo được hình thành từ quan điểm tội lỗi của con người và được cấy bởi tình thương hay lòng bác ái của đấng cứu thế. Vài tôn giáo có quan niệm khác hẳn như môn phái Thiền (Zen) hay Thần đạo (Shinto) ở Nhật Bản chủ trương rằng bản tính người là thiện, hay mạnh dạn cho rằng mỗi người là một vị khách.

Sáu giai tầng nhận thức trên đây đều câu chấp nhị nguyên luận hay óc suy luận tương đối, do đó không đạt tới được chân lý hoàn hảo, hạnh phúc vĩnh cửu hay năng lực nhận thức tuyệt đối. Cho nên xung đột luôn bùng lên. Nó không phải tuyệt đối mà chỉ là tương đối. Con người đang đi tìm hạnh phúc vĩnh cửu và công bằng tuyệt đối trong thế giới của sự phán đoán tương đối. Vì lẽ này, họ không thể tìm được! Luôn luôn có tranh đấu quyết liệt, thậm chí ngay giữa các giáo phái. Các lý thuyết luôn bị thay thế bởi lý thuyết mới và nhiều cuộc hôn nhân tan vỡ sớm, quá thường xuyên.

Con người phải vươn tới trí phán đoán siêu đẳng, thuộc giai tầng thứ 7, nó là tuyệt đối, bao la, trùm khắp vạn vật, nhằm biến cải mọi mâu thuẫn thành nhân tố bổ sung, hòa hợp.

Trí phán đoán siêu việt cũng là vô cùng, nhất thể hay thượng đế. Nhờ diệu dụng của trí phán đoán đó, ta có thể mở lòng đón nhận vạn vật và biến mâu thuẫn thành nhân tố bổ sung, để có hạnh phúc vĩnh viễn, vì ở 6 giai tầng kia, tư duy của ta gây nên sự đối nghịch, lỗi lầm và xung đột. Người ta thường bảo rằng họ nâng cao óc suy luận, khi tiến từ giai tầng thấp đến giai tầng cao hơn, như từ tầng 2 đến tầng 4 chẳng hạn. Dù sao, sự phát triển này của óc phán đoán chỉ tương đối và ít quan trọng. Tiến tới trí phán đoán siêu đẳng mới đúng là thang bậc chân chính.

Để nâng cao trí phán đoán hay óc nhận thức, bạn cần có sơ đồ của óc phán đoán. Bản vẽ hình xoắn ốc là sơ đồ đặc trưng cho vũ trụ vô biên mà cũng là sơ đồ của trí phán đoán tuyệt đối (hay tính hằng giác), nó cũng bao gồm cả nhị nguyên và tư duy tương đối.

Tầng 7: Trí phán đoán siêu xuất
Tầng 6: Trí phán đoán tôn giáo
Tầng 5: Trí phán đoán xã hội, kinh tế
Tầng 4: Trí thức, trí thông minh
Tầng 3: Trí phán đoán thuộc cảm xúc
Tầng 2: Trí phán đoán thuộc giác quan
Tầng 1: Trí phán đoán máy móc

Nhìn hình vẽ, ta thấy các loại trí phán đoán thấp hơn nằm phía trong trí phán đoán cao hơn. Các giai tầng thấp hơn thì dương hơn - hay giai tầng cao hơn thì âm hơn. Do đó nâng cao tầm nhận thức có nghĩa là âm hóa óc phán đoán (hay nhận thức) mà không âm hóa cơ thể quá mức.

Làm thế nào mà ta có thể âm hóa óc quán xét?

Đầu tiên, phải từ bỏ điều ta thích: tách rời khỏi giác quan hay cảm xúc. Vừa tách khỏi suy nghĩ như muốn ăn kem, muốn mua chiếc ô-tô đẹp, muốn cưới người đàn bà đẹp (bằng bất cứ giá nào)..., chúng ta sẽ ở trong trí phán đoán siêu xuất.

Có lẽ bạn đã theo các nguyên tắc Thực Dưỡng như khước từ vài ý tưởng do giác quan khơi dậy: thèm ăn thịt, đường, nhiều trái cây... Sự khước từ lạc thú giác quan là một biểu thị của trí siêu đẳng. Khi trí tuệ được hiển lộ thì tâm được an tịnh, các tiến trình trao đổi chất trong cơ thể và việc điều tiết kích thích tố được êm xuôi. Tinh thần bình an cùng với cách ăn theo phương pháp Thực Dưỡng cải thiện sức khoẻ của bạn. Sức khoẻ không thể hoàn thiện được bằng thức ăn đơn thuần.

Một thời gian sau, bạn dừng lại việc từ bỏ điều bạn thích. Thậm chí, bạn không đoái hoài đến các bữa ăn ngon lành của phương pháp Thực Dưỡng, tức là bạn phải rơi trở xuống tầng thấp kém của trí phán đoán lệ thuộc giác quan. Trí phán đoán do ngũ dục (năm giác quan) điều khiển dễ đưa tới nhiều rắc rối, ngờ vực, oán trách. Đó là loạn tưởng làm dấy động nội tâm, khuấy phá sự trao đổi chất (metabolism), làm rối loạn sự điều tiết kích thích tố (hormon secretion) và sức khoẻ phải bị liên luỵ. Sự kiện này lý giải tại sao nhiều môn sinh Thực Dưỡng lúc đầu sức khoẻ cải thiện nhanh chóng rồi về sau bị thối chuyển.

Còn một cách nữa để hòa nhập trí siêu đẳng: ban phát hay bố thí. Hãy cho cái gì bạn mê thích nhất để giúp kẻ khác. Giúp đời biểu hiện tình thương và tình thương là diệu dụng của trí siêu xuất thế gian. Lòng thương người hay trí siêu đẳng khiến ta dễ khước từ các khoái cảm phàm tục. Ví dụ, người Nhật thường nhịn các món ngon miệng như cá chẳng hạn để dỗ dành người thân yêu, quả thật là khó mà cho đi món ta đang khoái khẩu, nhưng hành vi từ thiện này dễ thực hiện khi tấm lòng tràn đầy tình thương yêu, với trí phán đoán ở tầng mức cao, với nhận thức siêu xuất.

Theo quan điểm của tôi, hai đức tính - buông xả và bố thí là những phương cách hữu hiệu nhất, giúp trí phán đoán thăng hoa.

Tuy nhiên, dù chúng ta có thành công tới mức nào trên con đường tiến tới trí siêu xuất, chúng ta sẽ không ở đó lâu được, có thể chỉ một giây hay may mắn lắm là khoảng một ngày. Nhưng thậm chí nếu chúng ta có trí phán đoán siêu xuất trong thời gian ngắn, nó sẽ có năng lực khủng khiếp cho sự tráng kiện và hạnh phúc, vì khi ấy ta là vô cùng, là thế giới của thượng đế với lòng bác ái bao la. Cứ kiên tâm, chúng ta sẽ bước lên những nấc thang của phán đoán và có thể ở tại trí phán đoán siêu xuất lâu hơn.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Apr 29 2007, 03:01 PM
Bài viết #65


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



63. Bản CHất mới của phương pháp Thực Dưỡng
Bài thuyết trình trong Đại hội hè Thực Dưỡng quốc tế, tại Great Barrington thuộc Tiểu bang Massachussettes

11 tháng 8 năm 1988


Cách đây vài năm, tôi có thuyết trình về bản thể của phương pháp Thực Dưỡng. Đến nay tôi đã thay đổi, do đó lần này, "bản thể" đó cũng khác đi. Đôi khi bản thể cũng thay đổi.(xem lại chữ bản thể)

Tôi mong ước được tỏ bày cùng các bạn kinh nghiệm về Thực Dưỡng và các bạn có thể sử dụng và nghiên cứu phương pháp Thực Dưỡng. Phương pháp này có hai mặt: một mặt luận về ăn uống đúng phép, còn mặt kia thuộc tinh thần. Tôi luôn quan tâm về phía tinh thần. Tôi không bận tâm nhiều về ăn uống, nhưng các bạn cứ việc nghiên cứu ăn uống. Tôi đã học khá đầy đủ về việc chăm lo ăn uống của nhiều người Mỹ chúng ta. Thực Dưỡng kiểu Mỹ cho đến giờ vẫn không để tâm nhiều vào phía tinh thần, nhưng khuynh hướng đó dường như đang biến cải và nhiều người đang thưởng thức lĩnh vực tinh thần của pháp môn này, có liên hệ đến phần tâm linh rất nhiều. Vui sống với tinh thần Thực Dưỡng giúp ta có lối suy tư tinh túy nhất.

Nhiều người bảo rằng pháp môn này thiên vật chất, luôn bận tâm về thực phẩm. Có lần tôi thuyết giảng tại Trung tâm Thiền Tassajara ở trên núi thuộc tiểu bang California. Nơi đó có suối nước nóng. Có nhiều du khách cho tắm nước nóng là Thiền. Không, không phải là Thiền. Các bạn biết đấy! Nhiều người nghĩ rằng ăn gạo lứt là Thực Dưỡng. Không, không phải Thực Dưỡng!

Có thể là một khía cạnh của Thực Dưỡng. Dù sao theo lời mời, tôi đã xuống Thiền viện để nói về Thực Dưỡng. Sau khi nghe tôi nói khoảng một tiếng đồng hồ, họ kết luận là không nên theo phái này vì quá duy vật. Thiền thì siêu thoát hơn. Ô, lỗi của tôi vậy! Nếu họ đã hiểu như thế. Nhưng tại sao họ có thể kết luận sai lầm, vì định kiến nào?

Ta không thể kết hợp protein, cácbon hydrat, chất béo, sinh tố, khoáng chất... để làm ra thực phẩm. Thực phẩm là trí tuệ, trí tuệ là thực phẩm. Phải hiểu rõ nguyên lý vô song, bất nhị.

Thực phẩm và đời sống là một, luôn luôn là một. Nếu bạn cách ly chúng ra thì tâm bạn đối đãi với hoặc Thực Dưỡng duy vật, hoặc Thực Dưỡng duy tâm.

Pháp Thực Dưỡng hợp nhất tinh thần và vật chất với nhau như vợ với chồng vậy. Không có sự chia cách. Một, đây là vấn đề đầu tiên phải thấu suốt. Thực Dưỡng không chỉ chú trọng vào tinh thần, mà cũng không thiên về vật chất. Tinh thần và vật chất rất khăng khít nhau. Không ăn thì thân thể không tồn tại và tinh thần cũng tan biến, hay không thể nhờ vào đâu mà biểu lộ được. Thực phẩm rất quan trọng, tinh thần rất quan trọng. Tinh thần vừa khởi nghĩ, vật chất liền xuất hiện, ngay tức khắc, không có thứ lớp. Đối với tôi, điều đầu tiên ta cần phải xác nhận là: phương pháp Thực Dưỡng quan niệm vật chất và tinh thần không tách rời.

Vật chất

Về mặt vật chất, Thực Dưỡng khuyên ta hãy ăn cốc loại lứt (tự nhiên, toàn bộ). Đó là điều chính yếu cần phải ghi nhận, việc đầu tiên phải làm cho được. Tiên sinh Ohsawa đã dạy chúng ta điều này cách đây 50 năm. Lúc ấy, chúng tôi không biết tại sao hạt là thức ăn tối quan trọng. Tiên sinh chỉ nói rằng hạt là loại thực phẩm hiện diện khắp trái đất. Chỉ có hạt (cốc loại) mới đáp ứng đầy đủ nhu cầu của 6 tỷ người trên trái đất này. Không có thực phẩm nào khác hoàn thành được nhiệm vụ cao cả này. Với thịt, bạn phải phấn đấu tìm đủ đất để nuôi súc vật; với trái cây, sản lượng không đủ để cung cấp cho tất cả dân số loài người. Đây là logic mà Ohsawa lập luận để khuyên ta ăn cốc loại.

Giờ đây, giáo huấn của Ohsawa đã càng ngày càng được đón nhận như là học thuyết khoa học vậy. Nhiều vị chuyên gia về sức khoẻ cũng như các vị lãnh đạo tinh thần đã bắt đầu nghe theo lời khuyên của Ohsawa.

Sinh vật học chứng minh rằng ADN của hạt là biểu tượng cho sự phát triển tân tiến nhất và tột cùng nhất của thế giới thực vật và ADN của loài người đã được phát triển cao độ, tượng trưng cho sản phẩm thiên nhiên sau cùng nhất và cao quý nhất nơi vương quốc loài thú. Chúng ta đã sử dụng ADN tột đỉnh trong thế giới sinh vật và hoàn tất sự phát triển tột cùng của thế giới động vật.

Tốt hơn ta không nên pha trộn ADN hảo hạng của con người với ADN thấp kém, chưa phát triển như loại rêu xanh lục. Giống như tế bào ung thư, các tế bào của loài thực vật này thiếu mất vài thông tin. Sự khác biệt giữa tế bào ung thư và tế bào bình thường là ADN của chúng khác nhau. ADN của tế bào ung thư chỉ được thông tin phát triển mà không được thông tin để chết. Lý thú chưa! Thường thì hàng năm, tế bào của cơ thể con người chết. Nếu chúng ta không chết, chúng ta sống một ngàn, hai ngàn năm...? Đó sẽ là vấn đề phải không? Có người chờ ta chết. Nếu không chết, trái đất này sẽ chật ních người. Tế bào ung thư lại không chết, trong khi mọi vật khác đều tàn lụi.

Thế là chúng nó cứ tăng trưởng, tiếp tục tăng trưởng. Có vẻ tốt đấy chứ! Không bệnh gì cả - không bệnh thường là rất tốt, nhưng trường hợp này lại không tốt. Vậy hãy cẩn thận khi chọn các thức ăn ADN thấp, chưa phát triển.

Nếu bạn là người ăn cốc loại nhai kỹ, điều này cần thiết vì sự tiêu hóa khởi sự ngay ở miệng với enzym của nước miếng. Enzym kết hợp với hyđrôxit cácbon và tạo thành đường gluco. (ở phần trước gọi là hydrat cacbon? Trang 49,73,82...)

Nhai nghiền kỹ thức ăn được Fletcher đề xướng thành môn học mà nhiều người gọi là thuyết Fletcher.

Horace Fletcher là một thương gia Mỹ tuổi 45 đã thấy nhai kỹ đem lại lợi ích cho sức khoẻ. Ông ta khoẻ đến độ đi khắp hoàn cầu để thuyết giảng.

Cũng thế, nếu nhai kỹ, bạn có thể suy nghĩ chín chắn hơn.

Nếu gặp vấn đề nan giải, bạn hãy nhai kỹ, bạn sẽ luôn luôn nghiền ngẫm thấu suốt vấn đề. Chỉ khi nào không có vấn đề mới không có giải pháp.

Khi Thực Dưỡng ở vào buổi sơ khai, các thuyết dinh dưỡng khác nhau không được tiến bộ lắm. Giờ thì các thuyết ấy đã tiến triển hơn rất nhiều. Một trong các thuyết dinh dưỡng cấp tiến đầu tiên, đã làm cuộc cách mạng ẩm thực cho nước Mỹ, xuất hiện vào năm 1960. Tạp chí Thời báo Mỹ phát hành đầu tháng giêng có đăng tải một bài của Ansel Kay, nhà nghiên cứu y học đã tìm thấy tương quan giữa bệnh tim và ăn uống. Sau khi mở rộng cuộc nghiên cứu khắp nơi, ông kết luận là sự dư thừa mỡ động vật trong cơ thể gây ra bệnh tim và bệnh động mạch. Vậy là khoa học đã gần thêm một bước với phương pháp Thực Dưỡng. Phương pháp này khuyên không nên dùng mỡ động vật trong các bữa ăn.

Kế đến là protein (đạm) là chất hệ trọng nhất để tạo dựng cơ thể. Trong thế kỷ vừa qua, một khoa học gia người Đức bắt chuột thí nghiệm - không phải người - và tìm thấy chúng tăng trưởng rất tốt khi được nuôi bằng thực phẩm chứa protein.

Dựa vào thành quả thí nghiệm này, nhu cầu protein cho người là 125 gr mỗi ngày, nghĩa là khoảng 450 gr thịt. Do đó vào cuối thế kỷ vừa qua, mỗi người ăn một cân Anh thịt, thiên hạ sợ bị bệnh nếu không ăn đủ lượng thịt này. Y khoa xác nhận thịt rất cần cho sinh lực, nhờ đó các công ty thương mại tha hồ quảng cáo thịt. Nhưng rồi cũng ở thế kỷ này, người ta quy định 50 gr cho mỗi người là đủ, về sau còn 30 gr.

Trước kia người ta quan niệm nếu nhỏ đã tốt thì lớn hơn phải khá hơn, nếu 25 gr đáp ứng được nhu cầu thì 50 gr sẽ tốt hơn. “Càng nhiều càng hay” - người ta thường hay suy diễn như vậy.

Bây giờ họ đang nói rằng thặng dư protein là nguy hại. Tại sao nguy hại? Cácbon, hyđrô, ôxy và nitơ cấu tạo nên protein (nitơ hiện hữu trong không khí nhưng không dùng được, nếu được ta khỏi phải ăn). Trừ nitơ ra, vì nó không bị thiêu huỷ hoàn toàn trong cơ thể, chất béo và hyđrôxit cácbon cũng gồm các hợp chất như protein. Chất béo và hyđrôxit cácbon dư thừa cho cơ thể thêm năng lượng, nhưng dư protein thì cácbon, hyđrô, ôxy bị thiêu đốt, còn nitơ không bị thiêu đốt mà nó tồn tại trong cơ thể dưới dạng axit. Axit này làm hao tổn chất vôi của xương và gây đau nhức, do đó xương mất dần tính rắn chắc. Sinh tố D nhân tạo thêm vào sữa và các sản phẩm của sữa cũng như các món ăn dồi dào protein gây nguy cơ làm xốp xương và sâu răng.

Một số khoa học gia công bố rằng trong khoảng 10 năm tới, vấn đề nan giải nhất ở Mỹ là bệnh xốp xương mà mọi người đều mắc phải.

Hiện giờ có một thuyết khoa học nói rằng khoảng từ 25-30 gr protein là đủ cho nhu cầu của cơ thể trong ngày và protein động vật là không cần thiết. Protein thực vật cung cấp nhiều axit amino thích ứng cho cơ thể hơn. Phương pháp Thực Dưỡng đã nói điều này rồi. Cốc loại lứt, các loại thảo mộc thiên nhiên và hải thảo, rong biển cung cấp đủ lượng protein căn bản, dễ tiêu hóa, nên ta không cần thức ăn gốc động vật. Nếu còn thèm các món ấy thì ăn chút ít cá, thỉnh thoảng thôi.

Sau cùng đến lượt hyđrôxyt cácbon. ở phần trên chúng tôi đã nói, cốc loại lứt là món ăn tối quan trọng cho loài người. Đó là chất hyđrôxyt cácbon phức hợp. Khoa học thường nói là hyđrôxit cácbon đơn thuần và hyđrôxit cácbon phức hợp như nhau, không có sai biệt?

Có sai biệt chứ!

Lúc tôi còn trẻ, ở đất Nhật, các bác sĩ bảo là gạo lứt không tốt, gạo trắng dễ tiêu hơn (dù bạn nhai rất ít) và tiêu hóa đến 70-80%. Gạo lứt khó tiêu vì vỏ lứt bọc ngoài. Vì thế phải ăn thêm thức ăn khác! (sao lại thêm thức ăn, khi bộ máy tiêu hóa đã kém năng suất?).

Đấy, các bác sĩ thường nói thế, hyđrôxit cácbon đơn tốt hơn phức hợp.

Ohsawa khẳng định hyđrôxit cácbon đơn không tốt, ta nên ăn hyđrôxit cácbon phức hợp nghĩa là cốc loại có lớp cám (lứt). Các bác sĩ làm sao hiểu được lời khuyên này, nhưng giờ đây họ cũng đã thấu hiểu.

Trước nhất, bác sĩ người Anh Denis Burkett nghiên cứu thấy các bộ lạc châu Phi không mắc bệnh tim. Ông kết luận là các bộ lạc ấy đã dùng thức ăn cổ truyền gồm hyđrôxyt cácbon và chất xơ. Ông nói: “Chúng ta thường gọi chất xơ là sản phẩm thừa, không tiêu hóa được, nhưng giờ đây chúng ta nhận thấy cái lợi của nó”.

Ohsawa luôn dạy ta: “Đừng bỏ gì hết. Nếu bạn dùng củ cà rốt hay rễ ngưu bàng, hãy ăn luôn vỏ, ăn hết toàn bộ. Đó là nguyên tắc cơ bản của phương pháp Thực Dưỡng. Dùng tổng thể thức ăn đừng vứt bỏ gì cả”.

Khoa học giờ đây đã hiểu, nhưng chưa thật hiểu nguyên lý trên. Hạch hạnh nhân (amidan) trong cuống họng bị xem là thừa, ruột thừa bị xem là dư. Nhiều người đã cắt mất bộ phận hữu ích này và nhiều cơ quan khác nữa. Đây là hậu quả của vô minh và ngã mạn. Không hiểu rõ sự liên quan mật thiết của các bộ phận trong cơ thể mà dám nói: “Cái này chẳng có lợi gì, vứt cho rồi!”

Gần đây hơn, khoảng năm 1976, một nhóm giáo sư, cả vợ lẫn chồng tại đại học Oregon, chuyên về nghiên cứu dinh dưỡng đã thành công trong thí nghiệm cho bệnh nhân tiểu đường dùng gạo lứt (vì đường và hyđrôxit cácbon bị hiểu lẫn lộn nên hyđrôxit cácbon đã bị dùng và đó là hyđrôxit cácbon đơn).

Đây là lần đầu tiên, y học nhìn nhận giá trị của hyđrôxit cácbon phức hợp và đã báo cáo kết quả của cuộc thí nghiệm trên lên Uỷ ban nghiên cứu Dinh dưỡng do thượng nghị sĩ Mc Govern đặc trách. Đó là nguyên do khiến họ khuyên quần chúng nên dùng 60% hyđrôxit cácbon phức hợp (gồm hầu hết là cốc loại lứt) trong khẩu phần ăn. Lời khuyên này giống hệt lời khuyên của pháp Thực Dưỡng xưa vậy.

Tài liệu hàm chứa sự kiện vừa nêu được phát hành năm 1977, nhưng năm sau, tất cả kỹ nghệ gia của thịt, sữa, đường đều chống đối và tài liệu phải ngưng phổ biến. Thế mà lời khuyên ấy có thể giúp y khoa giải quyết hai vấn đề nan giải nhất trong nước Mỹ: bệnh tim và tiểu đường. Cả hai bệnh này đều có liên hệ đến việc lạm dụng chất mỡ.

Vậy thì về mặt vật chất, phương pháp Thực Dưỡng chỉ cho ta sự quan trọng của thức ăn có giá trị dinh dưỡng đích thực: cốc loại lứt, hyđrôxit cácbon phức hợp, thảo mộc thiên nhiên, khoáng chất, nhai kỹ...

Tinh thần

Nguyên tắc căn bản của phương pháp Thực Dưỡng là không hoang phí. Trời không cho chúng ta những gì thừa thãi cả! Kể từ khi y khoa tìm thấy sự hệ trọng của chất xơ, thì các công ty thực phẩm cho pha trộn chất xơ vào các sản phẩm chế biến từ cốc loại đã bị tước mất chất xơ hay lớp vỏ lứt. Thế là trái với thiên nhiên rồi. Thức ăn toàn vẹn không bị tinh chế là rất hệ trọng, đừng hoang phí thức ăn.

Nguyên lý không phế thải có giá trị thực dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, ngoài việc ăn uống. Ta cần cảm nghiệm giá trị mọi vật, mọi sự, dù trước kia ta không thấy sự quan trọng của chúng. Có thể có lợi ích chứ! Trên thế gian này, có gì là hoàn toàn vô dụng đâu. Tìm ra ích lợi trong vô ích là nguyên tắc xử thế nòng cốt của phương pháp Thực Dưỡng.

Vào năm 1970, tôi (H. Aihara) ở Sacramento, hầu hết các môn sinh Thực Dưỡng đều thuộc nhóm hippy - phương pháp Thực Dưỡng ở xứ này khởi sắc nhờ hippy! (họ ăn gạo lứt và la ầm lên: ô, ăn thứ này giống như hút marijana, như xì ke, nó làm ta thăng thiên, nhẹ nhõm! Lạ thật! Phương pháp Thực Dưỡng của Mỹ đấy! Dù vậy đó không phải là chính pháp đâu nhé!) Nhiều đứa từ San Francisco đến xin tôi cho ở và học với tôi hay với vợ tôi (là Cornellia) về cách nấu nướng. Có đứa làm mếch lòng vợ tôi vì nó vô dụng, chả chịu làm gì hết: không học, không làm việc trợ giúp nhà bếp, không sạch sẽ. Vợ tôi muốn tống cổ nó ra khỏi nhà. Tôi bèn bảo: “Đừng em, giữ nó lại. Nó rất ư quan trọng trong nhà này. Nếu nó ra đi thì đứa khác lại đến“. Thế là Cornellia tìm ra sự lợi ích trong cái vô ích. Tinh thần Thực Dưỡng là như vậy đấy!

Nếu bạn đau ốm, hãy tìm ra sự hữu ích trong bệnh tật. Nếu tôi được bệnh, tôi vui sướng lắm. Sao thế? Nghỉ việc này, xả hơi này! Nhưng phương pháp Thực Dưỡng ít khi tặng tôi bệnh tật. Tôi không được nghỉ ngơi, tôi luôn luôn làm việc. Sống theo Thực Dưỡng bạn luôn luôn bận rộn. Tôi chúc các bạn được bệnh tật! Các bạn phải tìm ra lợi ích trong vô ích. Điều chính yếu là ở đó. Nếu không tìm ra, thế giới này đầy sự vô dụng. Hạnh phúc và bất hạnh là bề trái và bề mặt của nhau, của nhất thể. Hạnh phúc đang chờ sau bất hạnh, luôn luôn sức khoẻ đang đợi sau đau ốm. Nếu bạn bị bất hạnh, đừng tìm hạnh phúc nơi xa vời, nó ở phía sau của bạn!

Khi vợ trước của tôi mất, tôi thất vọng quá. Suốt một tháng trời, tôi chỉ đến nghe Ohsawa thuyết trình và sau rốt tôi hiểu tôi là ai!

Biết mình là ai là điều hoàn toàn chính yếu. Thế giới quan theo đó đổi thay. Có chân ngã, có cái tôi chân thật. Đấy là vô tận, là tinh thần, là linh hồn. Tinh thần vô tận, linh hồn vô tận. Tâm ý bị giới hạn, đừng nên lầm nó với chân ngã. Hầu như lúc nào ta cũng suy nghĩ với bản ngã giả tạm (vọng ngã). Nhưng đôi khi ta cũng suy tư bằng tâm thể vô biên. Trầm tư từ chỗ này là việc hết sức quan trọng. Ohsawa gọi tâm thể này là siêu trí. Khi ta sống hòa hợp với siêu trí ta rất sung sướng, sung sướng tột cùng.

Chúng ta khởi hành từ thế giới vô biên, rồi ta được làm người, với một thân người. Sự hiểu biết phát triển từ trí phán đoán máy móc, giác quan, cảm tình, cảm xúc, trí tuệ, xã hội, tôn giáo rồi hội nhập vào vô cùng giới. Đấy đích thực là cuộc sống con người. Bạn có tất cả. Bạn có âm dương, cơ năng, điện năng, nguyên tử năng, có thế giới loài thực vật và động vật. Tóc bạn là thảo mộc. Tóc tôi đã bạc màu, trước kia nó đen, nhưng bây giờ đã phai nhạt. Răng là đá, xương cũng thế. Kỳ diệu phải không? Về đêm nhìn các vì sao, chúng là thành phần của bạn vì bạn thấy được chúng. Thiên hạ nói rằng các ngôi sao cách xa hàng triệu dặm, nhưng rồi cũng ở trong ta. Chúng ta tiêu phí hàng triệu đô la để lên cung trăng, nhưng nó là thành phần của ta, ở nơi chân ngã.

Linh hồn của bạn lớn hơn cả một vì sao hay một thiên hà. Đó là lý do tại sao bạn có thể thấy xa hơn dải ngân hà, đến những lỗ đen của vũ trụ. Tâm hồn bạn vĩ đại hơn nhiều. Đấy mới đích thực là người. Thân này đâu hẳn là người, chỉ trong vòng 80 năm là nó chết đi.

Có lần ta đi từ cõi vô tận để được hạ sinh sau cuộc hành trình dài đằng đẵng. Trong vòng 80 năm, ta trở về quê xưa. Thật ra hằng đêm ta trở về vô tận rồi trở xuống đây sáng hôm sau giống như loại hoả tiễn đưa khách. Hoả tiễn của nơi vô tận nhanh lắm, không luận bàn được. Hoả tiễn đưa ta vào chiếc giường, trả lại tâm hồn cho ta và nhắc nhở: Herman này, dậy đi, thời gian vừa mất đi với bạn đấy. Tôi thỉnh cầu tâm linh đánh thức tôi dậy vào 7 giờ sáng, tôi luôn được toại nguyện, đúng 7 giờ là tỉnh giấc. Nếu bạn áp dụng đúng phương pháp Thực Dưỡng, bạn không cần đồng hồ báo thức. Tâm linh đến với bạn hằng đêm.

Đôi khi nếu bạn ăn gà hay thịt lợn, hoặc nghếnh trong các hộp đêm, quán rượu, vũ trường... nơi vắng bóng tâm linh và các bạn bị ác mộng. Lúc nào bạn hành trì đúng đắn phương pháp Thực Dưỡng, Tâm linh lại đến với bạn. Bạn được êm đềm trong giấc ngủ. Tôi rất hạnh phúc khi đêm đến. Ôi, giấc ngủ an lạc. Tôi ngạc nhiên sao lại có những người đau khổ với giấc ngủ, giấc ngủ tràn đầy ác mộng! Tôi luôn đón giấc ngủ để về với hư vô. Hư vô là mẹ hiền, cội nguồn của bạn đó. Chúng ta xuống đây, một nơi gọi là địa cầu, để vui hưởng cuộc cắm trại tại hòn đảo còn gọi là địa cầu. Rồi khi thời điểm đến, ta sẽ giã biệt trở về vũ trụ vô biên. Đôi khi ta lại xuống đây lần nữa.

Các bạn thấy trẻ con vui chơi trong buổi cắm trại, chúng luôn luôn hoan hỉ. Tại sao ta phải khóc, tại sao ta bị đau ốm? Vì ta không biết giới hạn của ta! Thân thể ta có giới hạn (còn đại ngã, vũ trụ hay chân ngã thì không giới hạn). Tinh thần ta, tâm ý ta có thể tư duy, suy tính bất cứ điều gì, ở đâu. Nhưng thân xác ta có giới hạn, có lằn mức hẳn hoi.

Bất cứ ai không hiểu thấu điều này sẽ bị bệnh, bị khổ đau. Tinh thần thì vô biên, bạn có thể suy nghĩ về việc khùng điên, điều vui thích, về hạnh phúc hay bất hạnh, nhưng thân thể có giới hạn.

Có lần tôi thuyết giảng về thức ăn thiên nhiên tại Disneyland. Các nhà sản xuất thực phẩm mời tôi dùng bánh kem sữa, bánh thông thường thôi. Hôm sau tôi dùng thêm cái nữa, rồi hôm sau lại dùng một cái nữa. Ngày kế tiếp tôi giảng tại San Diego. Cái gì đã xảy ra? Tôi mất tiếng, tôi hổ thẹn. Cử toạ hỏi rầm lên: “Cái gì thế, Herman?”. Tôi đành thú thật. Bạn thấy rõ chứ. Giới hạn đấy. Tôi có thể ăn hai cái thôi, chứ không thể ba. Ta phải biết giới hạn của ta.

Pháp Thực Dưỡng rất hay vì nó thông báo kịp thời đường ranh giới của bạn. Nếu bạn không biết giới hạn của bạn, bạn tiếp tục buông lơi sống thả cửa để rồi một ngày kia: ung thư. Những kẻ khoẻ mạnh thường không thấy giới hạn của mình, đó là nguyên nhân của vô số bệnh tật, kẻ yếu sức hơn lại thuộc bài học giới hạn sớm hơn. Người yếu không ăn được 1 cái bánh kem trứng sữa. Bạn muốn thách đố tôi ư? Tôi hoàn toàn sẵn sàng thử đấy.

Bệnh tật có nghĩa gì đâu. Tận hưởng cuộc sống đi. Đời sống phải đầy ắp niềm vui.

Phương pháp Thực Dưỡng chan chứa niềm hoan lạc. Cơ thể khoẻ mạnh thì niềm vui sướng tăng cường, không phải chỉ có niềm vui sinh lý, mà có cả niềm vui tinh thần. Niềm vui sau cao rộng hơn nhiều.

Niềm vui tinh thần - đó là tình thương! Trong cuộc sống hàng ngày bạn hiểu lộ tình thương ra sao? Bố thí! Mà bạn cho gì? Hãy cho cả cái bạn thích. Nếu bạn thích gạo lứt, bạn cho gạo lứt, thích bánh làm với kem trứng sữa, bạn cho nó luôn, thế là bạn ăn ít lại. Nếu tôi cho bánh kem sữa mà tôi ưa chuộng thì tôi đã khỏi ăn. Thế thì tôi sung sướng với lòng từ bi, còn người kia lại ngon miệng với cái bánh. Cả hai đều sung sướng.

Khi khởi sự thực hành phương pháp Thực Dưỡng, bạn sẽ thôi ăn thịt bò bít tết, phó mát, thịt dồi. Đó là cách tìm về nguồn hạnh phúc. Khi mình cho hẳn đi một cái gì đó thì tâm mình được thăng hoa. Đó là nguồn vui, nguồn vui tinh thần.

Đối với tôi, bỏ hút thuốc là việc hết sức khó. Vì cái ngã hạn hẹp ngoan cố cầm chân tôi. Vứt bỏ vong ngã này, tâm lượng sẽ rộng mở. Từ bỏ có nghĩa là tự do. Vậy nếu bạn có người chồng rất dễ mến, cứ để mặc anh ấy làm gì thì làm. Nhiều người không muốn người hôn phối của họ được tự do, thành thử một thời gian sau khi thành hôn, họ ẩu đả. Lúc đầu họ để cho chồng hay vợ tùy tiện. Nhưng về sau họ lại thôi xử xự cách đó. “Chồng (hay vợ) tôi phải sống theo ý tôi chứ!". Bạn thấy chưa? Chính cái ta đang cản trở. “Buông xả đi bạn ơi!”. Khi bạn buông xả, đừng lo mất mát, vì bạn đang được mà. Khi sống hợp với đại ngã, bạn sẽ được tất cả. Hãy mạnh dạn bỏ rơi cái ngã này đi nhé, bạn sẽ được trọn mọi sự. Đấy là bản chất của phương pháp Thực Dưỡng.

HẾT


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

7 Trang V  « < 5 6 7
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 13th June 2024 - 05:45 AM