IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

2 Trang V   1 2 >  
Reply to this topicStart new topic
> Củ cải, các món ăn từ củ cải, Củ cải muối, củ cải muối cám kiểu Nhật
Diệu Minh
bài Oct 9 2011, 10:45 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,912
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Củ cải là món ăn quí với ngành Thực dưỡng,

Lá củ cải có rất nhiều can xi, nếu luộc cả lá ăn thì món củ cải luộc khá hấp dẫn...

Có bao nhiêu cách muối củ cải?

Đầu tiên là làm sạch và phơi tái, bạn chỉ nên tham khảo cách phơi của họ, chứ đừng có cắt đầu cắt đuôi đi như thế nhé...
Cải chỉ có mùa, và người Nhật thì khoái ăn củ cải muối quanh năm, cho nên hễ tới mùa củ cải là nhà nhà tìm cách muối lên để ăn trong năm...

Đây là loại củ cải đường: củ to và ngọt... người ta thường bắt đầu lựa củ cải, rửa sạch và phơi tái, có mấy cách làm củ cải muối, cách thứ nhất là chỉ đơn thuần là muối với muối...







Trước khi bắt đầu muối kiểu gì cũng rửa sạch và phơi heo héo...


Giàn phơi củ cải ở Nhật Bản. Nông dân Nhật Bản dựng những giàn bằng tre hình tam giác như thế này để phơi củ cải sau khi thu hoạch. Giàn phơi có thể cao tới 4 mét và phơi được 30 nghìn củ. Củ cải phơi khô muối dưa là một trong những món ăn dân dã không thể thiếu trong các gia đình ở Nhật Bản.

http://kst.vn/community/forum.php?mod=view...d&tid=19612

Tsukemono (còn gọi là dưa chua) là một món khai vị đặc trưng của nước Nhật. Nó cũng giống như dưa muối của người Việt chúng ta vậy Món này dùng với cơm, và có khi để nhắm rượu nữa

Cách làm phổ biến nhất là muối hoặc ngâm nước muối. Tương đậu nành, miso, giấm, cám gạo (gọi là nuka) được dùng để làm tsukemono. Và nếu bạn muốn thử chế biến món này, nhớ đặt chúng nơi thoáng mát đấy

Daikon, ume, củ cải, cải thảo trung quốc (hay gọi là hakusai), và dưa chuột là những loại rau củ được người Nhật ưa dùng để chế biến Tsukemono.

Theo cách truyền thống, người Nhật tự làm tsukemono bằng 1 cái tsukemonoki ^^. Muối vốn là 1 cách chủ yếu để bảo quản thực phẩm. Ngày nay, tsukemono có thể mua sẵn tại các siêu thị, nhưng rất nhiều gia đình Nhật vẫn tự làm món ăn này. Đặc biệt, tất cả những dụng cụ cần thiết để muối là 1 cái bình, lọ hoặc vại, đem cho rau củ cần chế biến vào đó với muối trắng, rồi nén là được ^^

Một cái tsukemonoki (vại muối dưa) là đồ nén dưa của Nhật. Người ta nén bằng cách chèn đá nặng lên trên (gọi là đá chèn dưa ) nặng cỡ 1 đến 2 kg, đôi lúc còn nặng hơn Cách này vẫn được người dân thực hiện đến giờ, với các loại vại nhựa, gỗ, thủy tinh hoặc gốm. Trước khi có tsukemonoki, đồ nén được làm bằng 1 cái nêm chặn trên nắp vại.

Người ta dùng cả đá và kim loại để nén, với tay cầm bên trên và thường có phủ 1 lớp nhựa bảo quản. 1 cách thực hiện nữa ngày nay đó là dùng đồ né nhựa, và để điều chỉnh độ nén, người ta dùng 1 cái vít để siết chặt đồ nén

Đây là các loại tsukemono phổ biến:









--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Oct 9 2011, 10:52 PM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,912
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5





Củ cải người Hà Nội thường quen ăn là loại này...

Phơi héo xong bắt đầu bỏ vào thạp:


Tham khảo mùa thu hoạch củ cải của người Nhật:

http://www.tokyofoundation.org/en/topics/j...japanese-radish


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Oct 9 2011, 11:10 PM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,912
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5




Có vô vàn cách phơi khô...















Hình như cạnh củ cải là dễ bồ công anh?

http://www.flickr.com/photos/cookiem/2048731532/

http://www.google.com.vn/search?hl=vi&...944&bih=440


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Oct 9 2011, 11:35 PM
Bài viết #4


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,912
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



http://duhoc.viet-sse.vn/2011/01/tsukemono...-cua-nguoi-nhat

http://www.dulichhoanmy.com/am-thuc-the-gi...ng-chu-cai.html


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Oct 9 2011, 11:44 PM
Bài viết #5


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,912
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Mò mẫm ra được bài này ... quá là hay nè:

Người Việt mình cũng làm được củ cải muối ngon lành rồi nè:

http://www.dunghangviet.vn/hv/s-viet-nam/a...e-tra-vinh.html

Chịt Sa - củ cải muối đặc sản Cầu Kè - Trà Vinh

Thứ sáu, 02/09/2011, 08:32 GMT+7.
(DungHangViet.Vn) - Nghề làm củ cải muối (xái pấu) mang danh “Chịt Sa” của dòng họ Vương bắt đầu từ năm 1947, khi ông Vương Thế Hòa, gốc người Tiều rời Trung Quốc đến vùng đất Trà Kháo - Cầu Kè (Trà Vinh) lập nghiệp. Trong 8 người con, hiện chỉ có Vương Tiển Khanh, người con trai út nối nghiệp cha.

Nhưng cái hay của ông chủ nhỏ là sớm nhận ra con đường để đưa sản phẩm của mình vượt ra khỏi chợ làng. Nhờ cách làm căn cơ, bài bản nên thương hiệu “Chịt Sa - củ cải muối đặc sản Cầu Kè - Trà Vinh” đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) chứng nhận và đã có mặt tại các phiên chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao, vô siêu thị rồi được dân sành ăn đặt cả trăm ký mang ra nước ngoài…


Xá pấu Chịt Sa

“Nhất nghệ tinh”, làm nghề phải kỹ tính mới ra được hàng tốt, ông Khanh nói vậy. Củ cải trắng, nguyên liệu chính phải lấy từ vùng đất giồng Cầu Ngang hay huyện Duyên Hải ven biển mới chắc thịt, không bị hà, xốp hay rỗ mặt và chỉ chọn cỡ gang tay. Nhưng bí quyết lại nằm ở khâu “đi muối” cho sâu vào cải. Phơi cải phải dùng sân xi măng, dưới trải rơm lúa rồi phủ lưới lên trên. Sáng phơi, đêm ướp bằng muối hột Bạc Liêu chính gốc.

Hôm sau lại theo quy trình đó nhưng cải phải rửa lại bằng nước mới. Làm liên tục như vậy trong một tuần mới ra được sản phẩm. Cứ 7kg củ cải tươi cho ra 1kg xái pấu. Xái pấu Chịt Sa khi cầm lên không dính tay, có mùi thơm đặc trưng; ăn giòn, vị đậm đà chứ không mặn chát phải ngâm nước nhiều lần như ở nơi khác.

Mỗi năm cơ sở Chịt Sa cho ra lò khoảng 2 tấn sản phẩm. Giá xái pấu rời khoảng 40.000 đồng/kg. Gần đây “điệu nghệ” hơn, ông đóng bịch, dán nhãn, hút chân không, đưa vô siêu thị với giá 17.500 đồng/bịch 250gr, loại trộn giấm đường ớt 12.000 đồng/bịch 200gr.

Đã gọi đặc sản thì phải hiếm nhưng để đặc sản lên ngôi mới khó và là cả một câu chuyện dài. Ngoài giờ làm việc, ngồi vui cùng anh em nhưng Bí thư Huyện ủy Cầu Kè Nguyễn Thành Tâm và Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Hữu Phước vẫn chỉ trăn trở xoay quanh chuyện làm gì để các đặc sản trong vùng như dừa sáp, xái pấu, chuối tá quạ, sapo trứng ngỗng, măng cụt lưu niên… khẳng định thương hiệu, vươn ra thị trường, làm điểm tựa phát triển ngành nghề ở nông thôn?

Trà Vinh là tỉnh nghèo ở ĐBSCL, nhưng lại là một trong số ít địa phương đầu tư lưu giữ giá trị làng nghề. Cơ sở Xái pấu Chịt Sa đang nằm trong Câu lạc bộ đặc sản Trà Vinh cùng với các sản phẩm nổi tiếng đồng bằng (rượu Xuân Thạnh, bánh tét Trà Cuôn, nước mắm rươi Phong Vinh, chả lụa Năm Thụy, bột mứt bần Thủy Tiên, tôm, cá khô Tiến Hải)... Đó cũng là cách nhằm lưu giữ tinh túy gia truyền; khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt Nam; xây dựng thương hiệu, kỹ năng tiếp thị, bán hàng và quảng bá đặc sản Việt Nam.

Câu lạc bộ đặc sản Trà Vinh còn ký kết với Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao về thỏa thuận hợp tác, hỗ trợ lâu dài nhằm nâng cao ý thức cộng đồng, kết nối thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của các cơ sở nhỏ lẻ. Sau An Giang, Trà Vinh là tỉnh thứ hai thành lập câu lạc bộ đặc sản ở ĐBSCL.

Vũ Thống Nhất
Nguồn: SGGP

Tu hành gì mà giác ngộ đâu không thấy chỉ thấy khả năng mò mẫm ra các món ăn ngon là phát triển????


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Oct 9 2011, 11:57 PM
Bài viết #6


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,912
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



http://truyenmoi.com/van-hoa/tsukemono-mon...-cua-nguoi-nhat

Củ cải là thuốc giúp cho ăn ngon


Cải củ - Raphanus sativus L., thuộc họ cải - Brassicaceae. Cây thảo có rễ củ phình to thành dạng tròn hay dài và có màu sắc khác nhau tùy thứ; lá thường xẻ ra và có lông; hoa có 4 cánh hoa màu vàng nhạt hay trắng tím.

Cải củ đã được trồng từ lâu ở Trung Quốc, Ai Cập và do sự trồng trọt mà người ta đã tạo ra những dạng và nòi trồng có rễ trụ và nạc, có màu da đỏ, trắng, vàng nhạt hay trắng hoặc tím. Ở nước ta, thường trồng nhất là cải củ trắng, còn gọi là củ cải, rau lú bú - Raphanus sativus L. var. raphanistroides Mak., có củ dài 15 - 40 cm hay hơn, màu trắng, vị nồng cay, có lá xẻ thành khía sâu và có hoa màu trắng. Ở Đà Lạt, có trồng cải ra - đi (Raphanus sativus L. var. radicula Pers.) có rễ củ tròn, thường màu đỏ; lá có lông hay không, xẻ ra hay không; hoa tía ít trắng, có sọc xanh.

Chế biến làm thực phẩm: cải củ hay rau lú bú là cây trồng rất phổ biến để lấy lá luộc ăn, lá già muối dưa và để lấy củ. Củ cải là loại thực phẩm tương đối dễ sử dụng, có thể dùng chế biến nhiều món ăn như luộc, kho với thịt, với cá, xào mỡ, xào thịt, nấu canh hoặc làm gỏi với tép, thịt heo nạc; còn dùng muối dưa ăn quanh năm (ngâm trong nước mắm), làm củ cải muối (xá bấu), phơi khô dự trữ để làm dưa khi cần.

Để làm củ cải ngâm nước mắm, người ta mua củ cải về, rửa sạch, cắt ra từng khúc dài độ 4 cm, chẻ ra theo chiều dọc thành 4 - 6 miếng. Đem phơi nắng cho héo rồi xếp vào keo. Đổ nước mắm ngập xâm xấp củ cải. Bỏ vào ít đường cát cho củ cải có vị dịu hơn.

Muốn để lâu, người ta muối củ cải. Mua củ cải còn có cuống lá về rửa cho sạch, rồi rải ra phơi một nắng cho héo. Cho củ cải vào lu hay vại. Cứ một lớp củ cải thì rải một lớp muối hạt. Đậy nắp lại, để một tuần cho củ cải thấm muối. Tiếp đó, cứ mỗi buổi sáng, người ta lấy củ cải ra phơi nắng, chiều lại cho vào lu như cũ. Liên tục một tuần, thì cầm củ cải lên bóp thấy mềm và dẻo là củ cải đã ăn được.

Củ cải muối mặn để lâu ăn dần, có thể xắt ra thành từng lát mỏng, bóp rửa với nước lã cho bớt mặn rồi trộn giấm, đường, tỏi, ớt vào ăn với cháo trắng. Hoặc xắt ra từng lát mỏng, rửa sạch rồi bằm với sườn heo; hoặc xắt ra thành cọng nhỏ, chưng với thịt nạc, hầm với giò heo hoặc chiên với trứng vịt.

Lá cải củ tươi có các thành phần dinh dưỡng tính theo % như sau: nước 83,8, protid 2,3, lipid 0,1, cellulose 1,6, dẫn xuất không protein 7,4, khoáng toàn phần 4,5. Củ cải trắng chứa các thành phần dinh dưỡng tính theo g%: nước 92,1, protein 1,5, glucid 3,7, cellulose 1,5, tro 1,2 và theo mg%: calcium 40, phosphor 41, sắt 1,10 và các vitamin ?- caroten 15; vitamin B1 0,06, vitamin B2 0,06, vitamin PP 0,5 và vitamin C. Trong các chất khoáng có iod, magnesium, lưu huỳnh.

Sử dụng làm thuốc: cải củ có tính chất khai vị, giúp ăn ngon miệng, dùng chống hoại huyết, chống còi xương, sát khuẩn, lọc gan và thận, làm long đờm. Thường được chỉ định dùng trong trường hợp ăn không biết ngon miệng, các bệnh hoại huyết, còi xương, thiếu khoáng, lên men trong ruột, đau gan mạn tính, vàng da, sỏi mật, viêm khớp, thấp khớp, bệnh đường hô hấp (ho, hen).

Trong y học dân tộc, củ cải (la bạc căn) là vị thuốc có vị ngọt, hơi cay, không có chất độc, có tác dụng long đờm, tiêu thức ăn, lợi tiểu, tiêu ứ huyết, dùng chữa nhiệt lỵ, giải độc. Hải Thượng Lãn Ông đã viết trong Lĩnh nam bản thảo:
“La bạc căn tức củ lú bú (cải củ)
Ấm cay, hơi đắng, độc không có,
Long đờm, tiêu thũng, tán phong tà,
Phá ứ thông tê, trừ lỵ khổ”.
Để chữa người bị nhiễm khói than, dùng cải củ hay lá của nó giã nhỏ, vắt lấy nước cốt đổ cho uống thì tỉnh.
- Trị ho ra máu, dùng củ cải nấu canh với cá diếc ăn thường xuyên.
- Trị nôn ra máu, dùng củ cải sống 40 g, rửa sạch giã nhỏ, vắt lấy nước cốt, hòa thêm ít muối cho uống.
- Để chữa chấn thương tụ máu giã củ cải tươi đắp.

Lá cải củ cũng giúp cho sự tiêu hóa thức ăn, củ cải (la bạc) còn dùng làm thuốc chữa khàn tiếng, xuất huyết ở ruột, chữa suyễn ở người già. Trong y học dân tộc, hạt cải củ (la bạc tử) cũng được dùng nhiều. Nó có vị cay ngọt, tính bình, vào kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng hạ khí, tiêu đờm và tiêu thức ăn, dùng chữa chứng phong đờm, chứng thở suyễn, lỵ, mụn nhọt, đại tiểu tiện không thông lại phá được trệ khí. Nó dùng chữa phù trướng có kết quả rất tốt: lấy 40 g hạt cải củ sắc uống sẽ tiêu nước, xẹp phù rất nhanh.

TS. VÕ VĂN CHI, nguyên giảng viên Đại học y dược TP.HCM


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Oct 10 2011, 12:00 AM
Bài viết #7


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,912
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=2907


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Oct 10 2011, 12:02 AM
Bài viết #8


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,912
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



tham khảo thêm này:
Ca la thầu = món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc, làm bằng một số loại củ, thường là củ cải, su hào, muối và xì dầu. Món củ cải mặn miền Nam gọi là xá pấu, còn miền Bắc gọi là ca la thầu. Món củ cải ngâm tương cũng được gọi là Ca la thầu.

CỦ CẢI NGÂM TƯƠNG


Món củ cải ngâm tương cũng được gọi là Ca la thầu. Cách làm như sau: củ cải rửa sạch, gọt vỏ, rửa sơ qua nước muối, chẻ theo chiều dọc thành bốn phần. Trụng sơ qua nước thật sôi, xong vớt ra để ráo, đem phơi hay sấy cho khô rồi ngâm trong tương Bắc (loại để chấm với đậu hũ chiên) để cho hương vị ngon ngọt của tương thấm vào củ cải.
Còn bên dưới là cách làm món củ cải mặn (xá pấu) do chuyên viên gia chánh Cẩm Tuyết chỉ dẫn:

CỦ CẢI MUỐI (Xá Pấu)


Còn xá bấu thì thực sự đó là một món ăn được chế biến ở dạng dự trữ mà hầu hết các bếp của rất nhiều quốc gia Á châu đều sử dụng. Đã có nhiều chuyên gia ẩm thực nhận xét xá bấu là một loại thực phẩm "chiến lược" của người Trung Quốc trứơc khi loại thực phẩm này lan ra nhiều quốc gia khác và nhanh chóng được tiếp nhận để trở thành một món ăn bản xứ. Từ thời mà muối còn là một mặt hàng khó khăn vận chuyển lên các vùng cao, vùng sâu của rừng núi thì xá bấu là một mặt hàng nằm đầu danh mục của những con buôn đường núi. Xá bấu hay củ cải muối khô để được từ năm này qua năm khác và khi cần đem ra sử dụng, không những nó tạo ra muối mà tự loại củ khô đã là một món ăn nó còn rất tiện lợi từ việc dùng để cho thêm vào những nồi nước dùng chay cũng như mặn, nấu thành những món ăn nước, chiên hoặc xào, vừa tạo hương vị, vừa tăng độ dinh dưỡng. Trong những hành trình dài ngày xuyên rừng sâu, vượt núi cao... xá bấu là loại thực phẩm nào vừa dễ mang theo vừa cung cấp chất muối nhiều nhất.

Để làm xá bấu thì làm hai ba củ cũng giống như làm hàng trăm củ. Các bạn phải chuẩn bị củ cải trắng thật tươi. Lu, khạp có kích cỡ có thể bỏ vừa cỡ củ cải chọn làm. Muối hột ( còn gọi là muối sống - muối ở dạng kết tinh từ nước biển, chưa qua khâu nung, rang). Nia, mâm... để trải cải ra phơi. Và sau cùng phải chọn thời gian có nắng ráo, đẹp qua nhiều tháng trong năm để làm (kèm theo là sự kiên nhẫn nếu bạn tò mò muốn biết cải xá bấu làm như thế nào, còn không thì lái xe ra chợ mua về cho khoẻ)

1. Củ cải trắng để nguyên củ, không gọt cắt gì cả, rửa sạch bùn đất. Cắt bỏ cuống lá sát vào thân củ nhưng không cắt phạm vào thân củ (quan sát hình minh họa).

2. Trải vào đáy khạp một lớp muối hột dày chừng 2cm, rồi sắp lên một lớp củ cải, trải lên lớp củ cải một lớp muối hột cho lấp bằng lớp củ cải rồi lại sắp lên một lớp củ cải khác, rồi lại trải lên một lớp muối... cứ vậy lớp trên cùng phải là một lớp muối hột phủ kín hoàn toàn lớp củ cải. Đậy nắp khạp lại cho kín.

3. Để như vậy tùy thời tiết từ 15 đến 20 ngày, củ cải sẽ thấm muối, tiết nước ra làm cho muối hột trong khạp sủng nước. Thăm chừng củ cải đã thấm muối sâu vào trong chưa bằng cách lấy ra một củ, cắt ngang ở phần dày nhất, nếu củ cải thấm muối vào đến bên trong thì ruột của củ cải sẽ không còn màu trắng đục nữa mà trở trong và mềm đều, kỷ hơn nữa là nhấm thử một chút ruột củ cải sẽ thấy vị mặn chát là được.

4. Đổ nước muối trong khạp lu ra một vật chứa. Lấy củ cải ra trải đều lên nia, khay... phơi ra nắng từ sáng đến chiều, đến tối cho lại vào khạp, châm nước muối vào cho ngập, để qua đêm, sáng hôm sau lại đem ra phơi nắng... làm liên tục như vậy trong khoảng 5 đến 7 ngày... cho đến ngày thấy củ cải tọp lại ở dạng thật quắt queo và bám đều một lớp muối trắng lấm tấm bên ngoài là được, không ngâm nước muối lại nữa, để phơi nắng qua hai ba ngày nữa, xá bấu thành săn khô quắt lại, cắt thử ra thấy miếng cải dẽo chắc là đạt yêu cầu. Cất xá bấu đã làm trong hủ, khạp khô sạch và đậy thoáng chứ không kín. Xá bấu có thể để hàng năm mà không hư mục nhưng phải thăm chừng thường xuyên, nếu dở khạp xá bấu ra thấy có dấu hiệu bị ẩm uớt là phải đem ra phơi nắng ngay kẻo xá bấu bị bở bục.


Vài món ăn từ xá bấu:

- Nấu thêm với nước dùng: Nếu nấu xương heo để làm nước dùng cho món hủ tiếu, mì... chẳng hạn thì có thế nấu thêm xá bấu với phân lượng: 500gr xương heo + 4, 5 lít nước + 100gr xá bấu. Hầm lấy non 4 lít.

- Nấu canh làm món ăn cơm: 150gr thịt heo + 100gr tôm lột vỏ băm nhuyễn; 200gr xá bấu ngâm nước nóng cho nở mềm, cắt xéo thành lát mỏng, tùy thích vắt xả lại với chút nước cho bớt mặn. Bắc 1,5 lít nước lên bếp với xá bấu, để sôi nhỏ lửa cho xá bấu nở mềm, thả tôm thịt vào, để sôi lại rồi nêm lại tùy khẩu vị, thả thêm hành ngò cắt nhỏ, tiêu bột.

* Thay vì dùng tôm thịt thì sau khi nấu nước với xá bấu, thả vào ít cải ngọt cắt khúc, ít đậu hũ chiên cắt nhỏ, nấm rơm... sẽ thành một món canh chay.

- Xá bấu kho thịt heo: 200gr xá bấu ngâm nước nóng cho nở mềm, cắt khúc ngắn chừng 4cm, rồi cắt làm hai nếu xá bấu lớn. 200gr nạc mông heo tùy chọn nạc hay có đủ ba phần mỡ nạc da, cắt miếng nhỏ. Cho thịt và xá bấu vào một nồi nhỏ, nêm vào 1 muỗng súp đường cát + muỗng súp nước mắm + 1/2 muỗng cà phê tiêu + 1 muỗng cà phê nước màu + 1/3 muỗng súp hành tím băm, để qua mươi lăm phút, bắc lên bếp, xào nhỏ lửa rồi mới châm nước sôi vào sấp mặt thịt, để sôi nhỏ lửa khoảng mươi phút cho xá bấu nở ra mới nếm lại để thăm chừng độ mặn rồi nếm lại với chút đường muối tùy ý. Kho cho đến khi nước còn 1/3 thịt là vừa.

* Nếu thay thịt heo bằng mì căn chiên cắt miếng , thay nước mắm bằng hắc xì dầu sẽ có món mì căn kho chay.

Khi dùng xá bấu để làm các món ăn nói chung, cần lưu ý đến vị mặn của xá bấu sẽ tiết ra ít nhiều khi nấu chung để nêm nếm cho chính xác.

Cẩm Tuyết

http://www.vietlove.com/board/index.php?showtopic=68197


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Oct 10 2011, 12:05 AM
Bài viết #9


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,912
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Bạn nào tìm ra được địa chỉ cùa người làm món xá Pấu để đặt hàng về ăn và bán ở các cửa hàng Td được đấy các bạn ạ.

Thay vì mình tự làm, thì nên đặt hàng mua về ăn thôi... he he...

Tuy nhiên, củ cải be bé của bãi giữa vẫn là ngon hơn!
He he...

Mai mình sẽ đặt dân trồng, không biết có kịp thời vụ năm nay không?
May ra thì vẫn Ok..P

Chúng tôi đã tìm được địa chỉ của người sản xuất món Chịt Sa - Đặc sản củ cải muối của Cầu Kè - Trà Vinh,
Người sản xuất nổi tiếng:

Vương Tiễn Khanh
Ấp Trà Kháo, Xã Hòa Ân Huyện Cầu Kè, Tỉnh Trà Vinh;
Máy bàn: 074 3714255; di động của ông Khanh: 01269351494


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Oct 10 2011, 06:44 AM
Bài viết #10


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,912
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Nishime là món rau củ kho, trong đó có thành phần của củ cải:



http://www.google.com.vn/search?hl=vi&...sa=N&tab=wi
http://kitchencraig.blogspot.com/2011/03/nishime.html


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

2 Trang V   1 2 >
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 10:27 PM