Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Bệnh tự kỷ ăn gì?
Thực Dưỡng > Chữa bệnh bằng Thực Dưỡng > Bệnh nào? Ăn gì?
Diệu Minh
Hôm nay có người tới hỏi cách chữa bệnh này theo Thực dưỡng, và nghe tả bệnh, tôi nhớ tới cách đây chục ngày có một phụ nữ trẻ mang cậu con trai tới nhà tôi kể là cháu cũng bị bệnh đó. Tôi quan sát thấy cháu rất là hiếu động và chân tay không thể nào để yên... cực kỳ hiếu động thiếu suy nghĩ...

Chị bạn tôi có đứa cháu sống ở Mỹ, năm nay 3 tuổi cũng bị như thế...

Tôi nhớ tới chuyện một chị tới nhà tôi kể là bị bệnh sơ cứng bì, chân tay mặt mũi cứng như gỗ, sờ vào cứng đơ!

Tôi cũng đến "chịu" thua căn bệnh lạ đó và khuyên ăn cơm lứt và dùng canh dưỡng sinh; hơn 1 năm sau chị tới nhà tôi mà tôi không nhận ra: trông người khôn lên, trông mặt đỡ ngơ ngác khốn khổ như trước và dẫn một chị phụ nữ khác cũng có đứa con bị sơ cứng bì!

Đôi khi bạn cũng chả hiểu bệnh gì mà quái ác thế... ? thực ra chỉ là cùng một nguyên nhân: thức ăn mất quân bình! quá mất quân bình.

Theo tôi bệnh này lập tức loại trừ hai thái cực: quá dương là thịt cá...
Quá âm là nước ngọt, hoa quả...

Ăn thực phẩm dinh dưỡng ở GIỮA!
Diệu Minh
Bệnh tự kỷ theo quan điểm của y học hiện đại????

Bệnh tự kỷ là một chứng rối loạn có thể ảnh hưởng đến hành vi, suy nghĩ, giao tiếp của trẻ và trong tương tác với các trẻ khác.
Tại Mỹ, có hơn 1,5 triệu trẻ nhỏ và người trưởng thành được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ. Bệnh thường xảy ra ở trẻ trai hơn so với trẻ gái, và thường được chẩn đoán khi trẻ trong độ tuổi 15 đến 36 tháng tuổi, mặc dù các dấu hiệu của bệnh có thể xuất hiện sớm hơn.



Hiện chưa có thuốc điều trị cho trẻ bị bệnh tự kỷ, và các nhà nghiên cứu cũng chưa chắc chắn về nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên cũng đã có các liệu pháp và nhiều cách khác nhau có thể giúp đỡ trẻ mắc bệnh tự kỷ và gia đình trẻ.

Bệnh thường có các đặc trưng sau:

- Gặp các vấn đề trong giao tiếp, bao gồm chậm trễ trong phát triển khả năng nói năng, lặp từ và nói với chất giọng đều đều mà không có sự chuyển giọng hay chuyển nhịp điệu.

- Tương tác xã hội kém.

- Hành vi và sở thịch lặp đi lặp lại.

- Có những hành vi bất thường như xoay tay hay vỗ tay.

Khoảng 1/3 trẻ được chẩn đoán bệnh tự kỷ có các triệu chứng đặc thù của bệnh khi trẻ được 1 hoặc 2 tuổi, và sau đó bắt đầu giảm dần, thể hiện trong cách trẻ nói và hòa nhập với xã hội.

- Thích chơi 1 mình.

- Không chấp nhận cho các trẻ khác cùng chơi.

- Thích sắp xếp các đồ vật và sắp xếp chúng theo màu sắc.

- Ít biểu lộ cảm xúc trong đôi mắt khi tiếp xúc với người khác.

Nếu trẻ có riêng bất kỳ một trong các dấu hiệu trên, điều đó không hẳn là trẻ bị bệnh tự kỷ. Thường thì tập hợp các triệu chứng trên sẽ dẫn đến chẩn đoán trẻ mắc bệnh tự kỷ.

Nguyên nhân gây bệnh

Không có một nguyên nhân riêng biệt gây bệnh tự kỷ. Các nghiên cứu hiện nay đang tập trung vào sự mất cân bằng hóa chất, những khác biệt ở não, gen hay các vấn đề ở hệ miễn dịch. Dị ứng thức ăn, thừa quá mức lượng men trong hệ tiêu hóa, nhiễm chất độc từ môi trường cũng có thể gây bệnh. Tuy nhiên chưa có bằng chứng khoa học cho thấy chúng rõ ràng là nguyên nhân gây bệnh.

Một số người tin thimerisol (một thành phần của vaccine) và vaccine, đặc biệt vaccine sởi, quai bị và rubella, có thể liên quan đến bệnh tự kỷ do đã có nhiều trẻ cùng lứa tuổi được tiêm các vaccnie này được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ. Tuy nhiên cũng chưa có bằng chứng khoa học nào về mối liên quan này.

Chẩn đoán bệnh

Bệnh tự kỷ không thể được phát hiện lúc sinh hay qua theo dõi trước khi sinh. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, nếu bạn có con mắc bệnh tự kỷ, bạn có khoảng 10% khả năng có một đứa con khác mắc bệnh tự kỷ hay một chứng rối loạn tương tự.

Bệnh tự kỷ khó nhận dạng hay chẩn đoán, điều quan trọng là phụ huynh phải biết chọn lựa chuyên gia sức khỏe có kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh sớm ngay khi có thể. Hãy theo dõi khả năng giao tiếp của trẻ, tham khảo tài liệu và trao đổi ý kiến bác sĩ nếu bạn phát hiện trẻ có những biểu hiện bất thường.

TƯỜNG VY (Theo KidsHealth)
Diệu Minh
Trẻ mắc bệnh tự kỷ do cách chăm sóc của cha mẹ

Trẻ cần cha mẹ dành nhiều thời gian trò chuyện, chơi đùa để tránh bệnh tự kỷ.
Khi con tròn 1 tuổi, vợ chồng anh N.V.T (quận Bình Thạnh, TP.HCM) gửi hẳn cho một bà hàng xóm trông từ 6h-19h, tối về cũng ít thời gian gần gũi cháu. Đến năm 2 tuổi, cháu vẫn chưa biết nói và nhìn cái gì cũng sợ nên được cho đi nhà trẻ, nhưng bị trả về chỉ sau 2 tuần vì luôn la hét và không nghe theo bất kỳ chỉ dẫn nào. Đây chỉ là một trong nhiều trẻ mắc bệnh tự kỷ được điều trị tại Khoa Tâm lý BV Nhi Đồng 2 TP.HCM.

Từ đầu năm đến tháng 8/2003, Khoa Tâm lý BV Nhi Đồng 2 TP.HCM đã tiếp nhận khoảng 130 trẻ mắc bệnh tự kỷ. Theo các bác sĩ tâm lý, con số này mới chỉ phần nào phản ánh số trẻ mắc bệnh tự kỷ hiện kiểm soát được, vì còn nhiều trẻ vẫn chưa được phát hiện hoặc bị chẩn đoán nhầm nên đã được chuyển vào các trung tâm dành cho trẻ chậm phát triển, trẻ câm điếc.

Bệnh của con nhà giàu

Chuyên gia tâm lý Ngô Xuân Điệp - Khoa Tâm lý BV Nhi Đồng 2 cho biết, nhiều nước gọi bệnh tự kỷ là bệnh của con nhà giàu vì phần lớn trẻ mắc bệnh này đều sinh ra trong những gia đình khá giả, giàu có.

Ghi nhận thực tế tại Khoa Tâm lý BV Nhi Đồng 2, bác sĩ trưởng khoa Thái Thanh Thủy cũng nhận xét, phần lớn trẻ mắc bệnh tự kỷ đến đây điều trị đều sinh ra trong những gia đình khá giả, cha mẹ luôn bận rộn với công việc làm ăn, bệnh nhân ở TP.HCM đông hơn các tỉnh.

Yếu tố nguy cơ của căn bệnh này, theo nhiều chuyên gia, là cha mẹ bận rộn với công việc đã tách con ra quá sớm; trong thời gian mang thai 3 tháng đầu bà mẹ bị nhiễm virus hoặc do di truyền. Về mặt phân tâm học, tách trẻ quá sớm ra khỏi hơi ấm của mẹ sẽ làm trẻ hụt hẫng, mất phương hướng, trẻ dần dần tự cô lập.

3 tuổi vẫn chưa biết nói

BS. Thủy cho biết, tự kỷ là hiện tượng rối loạn về tương tác xã hội, rối loạn về giao tiếp và có hành vi lặp đi lặp lại. Trẻ mắc bệnh tự kỷ chậm nói (2- 3 tuổi vẫn chưa biết nói), hay nói lặp, cách hiểu đơn giản, thiếu quan hệ tiếp xúc về mặt tình cảm với người khác, không bao giờ nhìn thẳng vào người đối diện. Những trẻ này thường say mê một vật gì đó quá đáng, lúc nào cũng giữ và ôm khư khư trong tay. Chúng rất thích sắp xếp đồ vật theo thứ tự, ngăn nắp một cách kỳ lạ và có biểu hiện hung hăng khi thứ tự đó bị xáo trộn.

Trẻ mắc bệnh tự kỷ có kỹ năng cao về nhìn nhận không gian, giỏi học vẹt, hình thức bề ngoài có vẻ linh hoạt, thông minh khác hẳn với các trẻ chậm phát triển trí tuệ. Tình trạng này có thể phát hiện sớm nếu cha mẹ thường xuyên chú ý đến trẻ.

Những dấu hiệu giúp phát hiện bệnh sớm

BS. Thái Thanh Thủy cho biết, nếu cha mẹ chú ý có thể phát hiện bệnh khi trẻ mới ở tháng đầu sau khi sinh. Đối với những đứa trẻ bình thường, chúng có thể nghe và ngửi được mùi của mẹ, khi được mẹ ôm vào lòng sẽ có biểu hiện khoan khoái dễ chịu nhưng trẻ tự kỷ thì không tiếp nhận được bằng các giác quan.

Thường thì trẻ 3 tháng có thể tự ngóc đầu được nhưng trẻ tự kỷ không thể làm như vậy, khi được bồng bế cơ thể như đờ ra.

Lúc 6 tháng tuổi, trẻ tự kỷ sẽ có biểu hiện quá ngoan hoặc quá hung hăng, không cười, nhìn xa xôi, không bám lấy mẹ (ai bế cũng được), không biết cách ôm ấp lại mẹ, không biết phát âm những tiếng đơn giản như a, à, ba... Trẻ bình thường ở độ tuổi này rất thích đồ chơi nhưng trẻ mắc bệnh tự kỷ lại không chú ý đến.

Khi được 1 tuổi, trẻ tự kỷ vẫn không tiếp xúc bằng mắt, không biết bắt chước, thờ ơ với tiếng động.

Lên 2 tuổi, trẻ có những vận động bất thường như đi bằng đầu ngón chân, ngồi hay lắc người, vặn xoắn tay chân... Ngôn ngữ lặp lại, tiếp xúc kém, tình cảm nghèo nàn, vệ sinh chưa tự chủ.

Theo chuyên gia tâm lý Ngô Xuân Điệp, việc phát hiện và điều trị sớm sẽ rất quan trọng trong việc uốn nắn và phát triển nhân cách của trẻ sau này. Nếu được điều trị sớm, trẻ có thể hòa nhập được với cộng đồng, tự lập trong cuộc sống, còn nếu không được điều trị trẻ sẽ không nói được, sống lệ thuộc vào sự chăm sóc của người khác, qua 10 tuổi dễ bị tâm thần.

Điều trị tự kỷ khác với điều trị tâm thần

Trước đây, các nước trên thế giới điều trị bệnh tự kỷ như bệnh tâm thần. Ngày nay hướng điều trị mới cho các trẻ mắc bệnh này là chữa bệnh bằng tâm lý. Cụ thể:

- Xây dựng lại cấu trúc tâm lý và nhân cách cá nhân tùy từng trường hợp cụ thể, giúp trẻ trở lại đúng khung tâm lý của trẻ.

- Xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa trẻ với gia đình (đặc biệt là với mẹ), quan hệ giữa trẻ với giáo viên, với bạn bè và môi trường xung quanh để thiết lập mối quan hệ tương tác xã hội.

- Tập cho trẻ có ý thức về bản thân và tự khẳng định bản thân.

- Tập phát triển ngôn ngữ phù hợp với khả năng của trẻ.

BS. Phạm Ngọc Thanh- Trưởng đơn vị tâm lý, BV Nhi Đồng 1 TP.HCM kể, bệnh nhân mắc bệnh tự kỷ ở Pháp thường được điều trị tại các trung tâm hoặc ở các bệnh viện trong ngày, trừ những trường hợp quá nặng mới phải điều trị nội trú.

Các trung tâm, bệnh viện này có những phương pháp trắc nghiệm để tìm ra năng lực riêng của từng trẻ (hội họa, nấu ăn, may vá, đóng kịch, vi tính, làm vườn, nặn đất sét, cắt dán hình...). Sau đó, sắp xếp các cháu vào những lớp học khác nhau, phù hợp với năng lực. Bác sĩ tâm lý sẽ nghiên cứu, tìm hiểu nguyện vọng của trẻ, làm tâm lý trị liệu dưới nhiều hình thức để giúp trẻ giao tiếp.

Sau nhiều năm điều trị, đến lúc trẻ khỏi bệnh và hòa nhập cộng đồng, các cháu có thể tự kiếm sống bằng nghề đã được học trong trung tâm, bệnh viện. Không ít trẻ tự kỷ đã trở thành họa sĩ, diễn viên nổi tiếng, lập trình viên...

BS. Thanh cho biết, ở Việt Nam có Khoa Tâm lý - Bệnh viện Nhi Đồng 2 điều trị bệnh tự kỷ theo kiểu bệnh viện ban ngày (như ở Pháp), nhưng quy mô còn nhỏ nên chưa có điều kiện giúp trẻ phát triển hết năng lực vốn có.

Phòng tự kỷ: Đặt và gọi tên con khi thai nhi... 6 tháng

Để tránh cho trẻ nguy cơ mắc bệnh tự kỷ, BS. Phạm Ngọc Thanh - Trưởng đơn vị tâm lý, BV Nhi Đồng 1 TP.HCM khuyên các bà mẹ sớm tìm hiểu, học hỏi cách chơi và giao tiếp với con. Thai nhi 6 tháng đã có năng lực nhìn, nghe, vì vậy sau khi siêu âm xác định thai trai hay gái, bố mẹ nên đặt tên để gọi tên và nói chuyện với con trong thời gian này. Sau khi trẻ ra đời, cha mẹ nên tìm cách chơi, trò chuyện với trẻ để giúp trẻ phát triển năng lực.

BS. Thanh lưu ý nhiều bà mẹ hiện nay chỉ quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng mà ít quan tâm đến kỹ năng chơi và giao tiếp với trẻ.


(Theo NLĐ)

Diệu Minh
Anh: bệnh tự kỷ liên quan đến chủng ngừa MMR

Chữa trị cho trẻ tự kỷ ở Mỹ - Ảnh: utexas.edu

TT - Cứ 58 trẻ ở Anh lại có một mắc bệnh tự kỷ hoặc các chứng bệnh liên quan, đó là kết quả vừa công bố sau ba năm khảo sát 12.000 học sinh tiểu học của nhóm bảy nhà khoa học Trung tâm nghiên cứu bệnh tự kỷ Trường đại học Cambridge.

Trong khi đó, thống kê chính thức vẫn được Chính phủ Anh sử dụng là 1/100 em, còn nghiên cứu công bố trong tạp chí The Lancet năm ngoái cũng đưa ra tỉ lệ là 1/86 em.

Hai tiến sĩ Fiona Scott và Carol Stott trong nhóm nghiên cứu còn cho biết một phần nguyên nhân dẫn đến bệnh tự kỷ phát triển có liên quan đến việc tiêm chủng MMR (tiêm chủng sởi - quai bị - rubella 3 trong 1) khi trẻ được 12-15 tháng tuổi. Tuy nhiên, họ chỉ đưa ra kết quả thống kê đơn thuần mà không giải thích được vì sao bệnh phát triển.

TH.TÙNG (Theo The Observe
Diệu Minh
Bác nào biết chiêu nào của Thực dưỡng "điều trị" trường hợp này xin xuất chiêu cho bá tánh được nhờ với,
Tôi nghĩ bé đó là kết quả của việc mang thai và ăn uống của bà mẹ cộng với khối nghiệp chướng của những người liên quan;
ngoài chấn chỉnh lại cách ăn thì người mẹ còn phải thay đổi bản thân và tu tập thì mới mong "chuyển phước" được sang cho đứa con... vì phúc đức tại mẫu...
Diệu Minh
Muốn khỏi bệnh tự kỷ ở trẻ, hãy chơi với… chó
Cập nhật lúc 15:00, Thứ Năm, 08/04/2010 (GMT+7)

McMillan - bà mẹ có 2 cậu con trai sinh đôi 3 tuổi bị mắc chứng tự kỷ.


Càng cô đơn nguy cơ "gặp tổ tiên" càng cao
Bị sâu răng, bà bầu có nguy cơ đẻ non cao
Người có chiều cao “khiêm tốn” sẽ sống thọ hơn?
Cô đã tìm đến một trung tâm huấn luyện chó để hỏi về việc liệu có chú chó nào có thể giúp được con của cô, nhưng các huấn luyện viên cũng không biết nhiều hơn về chứng bệnh này.

Cô tìm đến Kelli Collins, người có thể đào tạo được những chú chó như vậy.


Theo một nghiên cứu mới nhất, trẻ em bị bệnh tự kỷ chơi với chó sẽ giúp trẻ hoạt động tốt hơn.
Tự kỷ là một chứng bệnh rối loạn chức năng phát triển. Theo khảo sát của Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh tật Mỹ, thì cứ 110 trẻ sẽ có 1 trẻ mắc bệnh tự kỷ.
Khi bị bệnh này, trẻ thường có thái độ, hành vi giao tiếp xã hội hạn chế hơn.

Kellin Collins đã có thâm niên huấn luyện chó 15 năm, và hiện tại cô đang làm việc tại trung tâm đào tạo ở Georgia.

Các chú chó được huấn luyện qua một khóa đặc biệt để giúp những đứa trẻ bị mắc chứng tự kỷ dần dần hòa nhập cuộc sống.

Để đào tạo một chú chó như vậy, người ta phải bắt đầu quá trình này từ khi chú chó 8 tuần tuổi đến khoảng 1 năm rưỡi sau đó.

Chú chó sẽ được dạy bản năng thích nghi với môi trường, sự trung thành, và các việc nó phải làm để giúp đỡ đứa trẻ. Trong thời gian đào tạo, những chú chó sẽ đi cùng với các giảng viên ở khắp mọi nơi - các cửa hàng tạp hóa, bưu điện, nhà hàng, trường học...

Bằng cảm nhận về mùi từ trẻ, chú chó sẽ biết đứa trẻ đang buồn hay không, và sẽ làm bạn với trẻ. Trong khi vui chơi cùng trẻ, chú chó sẽ hướng trẻ ra các hoạt động cộng đồng nhiều hơn. Ngoài ra, chú chó cũng sẽ bảo vệ sự an toàn cho trẻ, khiến đứa trẻ có cảm giác đó là một người bạn, không còn cảm giác lo sợ...

Các gia đình và cá nhân muốn sở hữu một chú chó như vậy, họ phải trả cả chi phí đào tạo và dịch vụ trong khoảng 15.000 - 25.000 USD.

Phương Loan (Theo CNN)
Diệu Minh
http://afamily.vn/20090524112422726tm0ca52...-an-cua-mua-thi

Bí đỏ được người ăn theo Thực dưỡng nấu với kê, đun chín mềm và đánh nhuyễn như kem…súp có vị bùi béo; bỏ vào nước dùng phở lứt, hấp, hay làm mứt bí đỏ, chè bí đỏ với đậu xanh và nước cốt dừa rất thơm ngon và dễ ăn, bánh ngọt bí đỏ...

http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=2003
Diệu Minh
Mẹ bị cúm, con dễ mắc bệnh tự kỷ?

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121113...benh-tu-ky.aspx

Căn nguyên của cúm?

http://thucduong.vn/forums/index.php?showt...BA%A3m+c%C3%BAm
BAS
Nếu đọc kĩ các miêu tả và đối chiếu với kiến thức chiêm tinh học phổ thông thì trẻ bị tự kỉ chắc chắn trên lá số có 1 mặt trăng không bình thường, hoặc có nhiều sao xấu tập trung vào nhà số 4, nhà của mặt trăng, có thể Mặt Trăng ở cung Ma Kết và có góc hợp xấu với nhiều hành tinh khác, nhất là có góc hợp xấu với La Hầu, và mặt trăng không bình thường này cộng hưởng với thái độ sống của chính người mẹ tạo ra hiệu ứng mạnh hơn, vì vẫn có những trẻ sinh cùng ngày tháng năm từ bà mẹ khác lại không bị bệnh này, mặc dù có lá số rất giống. Nếu xét như vậy thì nguyên nhân phải bắt đầu từ giai đoạn dưỡng thai. Nói theo đông y thì sự khai khiếu của ngũ tạng bất thường, là 1 loại tiên thiên bất túc, nhưng nặng về khí hơn là về hình. Ăn uống lành mạnh không đủ để chữa loại bệnh này, bản thân cha mẹ của cháu bé phải tu đạo, sám hối, làm phước và hồi hướng cho con. Nguyên nhân sâu xa nhất của căn bệnh là vì từ lúc mang thai, người mẹ nghĩ đến đứa con với quá ít tình thương, sau khi trẻ ra đời cũng nhận được quá ít năng lượng "tâm từ". Có thể trên bản thân lá số của cha hoặc mẹ, nhất là mẹ, có La Hầu ở cung số 4 (cũng là nhà của mặt trăng), là loại người ít chân tình mà giàu sĩ diện hão, thường dẻo miệng và thành đạt nhưng gia đình riêng có đầy nhọt ở trong. La Hầu nó là chỉ điểm cho nghiệp chướng trong kiếp hiện tại, biết tu thì nhẹ đi, không biết tu thì càng về cuối đời càng nặng nề. Nhưng nghiệp chướng của 1 người là chuyện rất khó nghĩ bàn, lúc đương sự chưa có tâm sám hối thì chỉ ra cũng vô ích, lại còn chuốc oán.
justmevn
http://www.youtube.com/watch?v=v4WAYJBDevw

Trẻ tự kỷ là thầy ta smile.gif

http://lightworkers.org/wisdom/ian-jones/7...-time-awakening


Ai biết down torrent thì sử dụng nè:
http://koti.welho.com/walkusko/Abraham-Hic...olution.torrent
BAS
Chúng chỉ làm những gì chúng muốn, không phải những gì chúng ta muốn. Ai hoa mộng hóa hiện tượng đó thế nào thì tùy, nhưng xét trên quan điểm tiến hóa sinh học, sinh ra từ sinh vật sống bầy đàn mà lại quay lưng với bầy đàn và các quy tắc chung 1 cách đột ngột, hơn nữa không thể tự lo liệu cho mình trong trường hợp bị bầy đàn bỏ rơi thì đó không phải sinh vật tiến hóa mà là sinh vật thoái hóa. Còn về phương diện làm thầy, ngay cả cái thành giường cũng có thể là thầy của tôi khi tôi cộc đầu vào nó đau điếng và rút ra bài học là dù đi đứng nằm ngồi đều phải có sự ý thức rõ ràng ở thân và tâm nếu không muốn tự làm mình bị thương.
justmevn
Tất nhiên đó là sinh vật thoái hóa. Và những cái gọi là bầy đàn tiến hóa sẽ bỏ rơi những đồng loại thoái hóa??? Sinh vật thoái hóa và tâm linh thoái hóa là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Trước khi bạn biết đến thực dưỡng bạn hiểu mọi chuyện khác khi bạn đến với thực dưỡng. Hiểu biết của bạn chỉ đến thực dưỡng là dừng? Thế nên còn nhiều điều bạn không biết, tôi cũng vậy

Cái thành giường làm bạn đau, bạn hoàn toàn có thể vứt bỏ nó, kê lại nó cách khác cho thuận tiện đường đi của bạn, hoặc có thể bạn sẽ để ý mà tránh để đừng có đụng vào nữa. Nó không hoàn toàn dạy cho bạn, vì bạn có thể thay đổi tình thế, bạn vẫn coi mình là đúng, là làm chủ thế giới, rồi suy ra là có thể làm chủ người khác. Trẻ tự kỷ thì khác, nó là con bạn, người nhà bạn. Chính vì bạn không thể bỏ mặc nên chúng mới làm thầy bạn được. Chúng "dạy" (nhắc) cho người ta sự yêu thương vô điều kiện, không phải là tình yêu kiểu: mày phải ngoan bố mẹ mới yêu.

Làm thân giáo đó. Kể cả khi bị người ta hiểu là "sinh ra từ bầy đàn mà quay lưng lại với bầy đàn". Mà Jesus hay Phật thì cũng còn bị hiểu sai cơ mà. Cái hay của trẻ tự kỷ là chúng không quan tâm người ta nói gì, làm gì để bẻ nắn chúng smile.gif Nhưng không phải là loại ngang bướng có ý thức, biết sai mà không biết sửa, vì chúng làm gì sai nào? Chúng chỉ cho thấy chúng ta "tham, sân, si" như thế nào thôi. Đó là bản chất của kiếp sống này của chúng.

Mấy người xuất gia đi tu chẳng phải cũng hay bị gán cái nhãn quay lưng lại với cuộc sống hay sao? Người đời chẳng phải chả cần biết gì tới sự cân bằng mà những người tu đem lại cho thế giới mà không tiếc lời phỉ báng đó thôi, rằng chẳng chịu làm điều gì thiết thực có ích, tự nuôi sống bản thân, phải nhờ người khác cúng dường nuôi dưỡng?
Diệu Minh
Có những người ... người này thì vẫn thấy YÊU ĐƯỢC người đó, còn người khác thì KHÔNG TÀI NÀO YÊU NỔI, bất cứ đối tượng là ai, tự kỷ hay không tự kỷ... nhưng xem ra một bé tự kỷ không ÁC bằng một tên tội phạm trí thức.

Mỗi mỗi đều là karma, một cái tóc rơi xuống cũng là thánh ý chúa định, bước một: chấp nhận người tự kỷ với lòng bác ái, bước hai: tự nhắc mình tu tập rồi hồi hướng phước cho bé,....
justmevn
Đưa con trở lại thiên đường:

http://loanbb.wordpress.com/2012/08/03/dua...thi-phuong-nga/

Nên tìm mua sách cho cả nhà cùng đọc. Không chỉ có ích cho các bé tự kỷ mà cho đủ dạng tổn thương não khác.

QUOTE
Khi mắc căn bệnh bại não, ở bé sẽ xuất hiện một hoặc nhiều chứng, những chứng ấy được người đời gán rất nhiều nhãn hiệu như sau: thiểu năng trí tuệ, trí tuệ kém, chậm phát triển tâm thần vận động (vận động kém), sống thực vật, liệt não, động kinh co gồng (hoặc co cơ), tự kỷ, rối loạn tập trung chú ý, chậm phát triển, hội chứng down (là do rối loạn nhiễm sắc thể khiến não hoạt động không bình thường), tăng động…Chỉ khi nào bạn hiểu được đâu là gốc, đâu chỉ là cành, đâu là bệnh, đâu chỉ là triệu chứng, tới chừng ấy bạn mới có thể hiểu được bệnh con mình.
justmevn
QUOTE
Nhưng có một đứa con khuyết tật thì được hay mất? Câu hỏi này xem chừng ngớ ngẩn quá nhỉ! Tất nhiên là mất chứ: mất những cuộc vui, mất nhiều sức lực chăm sóc bé, tài chính hao hụt nhiều hơn, luôn lo âu căng thẳng, tan vỡ hạnh phúc là nguy cơ chực chờ, sao lại hỏi mất hay được? Với ai thì tôi không biết, nhưng với tôi câu hỏi trên không ngớ ngẩn tí nào. Nhìn lại quá trình trước khi sinh bé Cún, tôi là một người nội trợ thuần túy, chỉ biết chăm sóc gia đình và nuông chiều bản thân, sức khỏe thể chất khoảng năm điểm là cùng. Cún ra đời: sức khỏe tôi suy sụp hẳn, mọi thứ trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết, cho đến khi chúng tôi được tiếp cận với chương trình trị liệu Doman – Carbone. Từ ngày đó, tôi trở thành cô giáo, huấn luyện viên, trị liệu viên của bé, rồi sau này thành “hướng dẫn viên về kỹ thuật phục hồi và huấn luyện trẻ bại não” cho các phụ huynh khác. Nhờ chương trình này, tôi còn cứu được cả quan hệ mẹ – con với hai bé lớn, mối quan hệ đã suýt trở nên tồi tệ vì cách giáo dục quá lạc hậu gia trưởng của tôi. Đến một ngày tôi chợt bàng hoàng: Những điều bé Cún cho tôi lớn hơn bao nhiêu lần những điều tôi tưởng mình bị mất mát thiệt thòi hơn bè bạn. Nghĩ mà xem: một đứa con khỏe mạnh, học giỏi và ngoan ngoãn làm cha mẹ vui sướng, nhưng niềm vui ấy có thấm gì so với việc một đứa con khuyết tật cũng học giỏi và ngoan như thế. Việc chăm sóc bé ngỡ là việc nặng nhọc, nhưng nó lại như những bài thể dục giúp sức khỏe tăng lên không ngờ. Tôi và các cô giáo của Cún mấy năm nay không ai bệnh, cứ húng hắng ho hoặc sổ mũi thì uống vài viên C vào là hết. Chẳng bù đã có lúc tôi không thể ngồi nói chuyện lâu quá mười phút! Số phận ban tặng cho tôi ba đứa con. Với tôi, chúng như ba món quà, ba người thầy, mà Cún là món quà lạ lùng và thiêng liêng nhất. Bé cũng là người “thầy” gắn bó nhất, nghiêm khắc nhất và hiệu quả nhất. Bé có thể dạy tôi những điều chưa ông thầy nào dạy tôi được: bình tĩnh, kiên trì, siêng năng, biết sử dụng năng lượng của bản thân đúng nơi đúng cách, biết yêu thương cả những điều khó thương nhất, biết tìm ra sự bình an dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Mẹ bé Tùng giờ rất tự tin: “Chị thích nhất là cảm giác không còn hoảng sợ trước tai ương nữa”. Chị ấy nói đúng. Biết rằng tương lai sẽ đem đến cho bất kỳ ai cả may mắn lẫn rủi ro, nhưng những phụ huynh như tôi rất bình tâm đón nhận mọi điều, mà không còn phập phồng lo sợ, bởi chúng tôi đã học được “công thức” để hóa giải những điều kinh khủng. Ở các gia đình tan vỡ vì cha mẹ bỏ đi, liệu đó có phải là nỗi bất hạnh quá lớn hay không, khi bạn không còn phải chung sống với người hoàn toàn không muốn nắm tay bạn để cùng nâng đỡ nhau lúc hoạn nạn khó khăn? Trong những trường hợp như thế, bé thực sự trở thành ngọn lửa thử vàng, gạn lọc phân minh những điều tốt xấu. Xót xa thay, để cha mẹ có được những bài học vô giá, có cơ hội vàng thể hiện trọn vẹn “mình là ai”, bé đã phải gánh hết trên đôi vai nhỏ xíu tất cả những thiệt thòi, bệnh tật, khổ đau.
Diệu Minh
Bệnh tự kỉ

•Ăn các bữa nhỏ. Kem gạo lứt (T 16), bột sắn nấu đặc (Teate T 23)

Tham khảo quyển sách quí:

http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=4842
longtlv1
Bệnh tự kỹ, không gì khó đậu cô àh.

Nếu là em bé hay là trẻ đang tuổi trưởng thành thì cấm thịt cá, đường, trái cây..... cũng hơi khó. Có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ( nhất là thể chất )
Dùng bột Sante Optimale, kiêng tất các sản phẩm cần kiêng trên nhãn bao bì .
Ăn uống thiên nhiên, các bữa cơm của người Việt loại bỏ các phụ gia hóa học càng nhiều càng tốt sẽ thấy hiệu quả nhanh chống.
home
Chỉ là cháu đoán mò thôi.
Cháu cũng không rõ lắm về bệnh tự kỷ.
Theo trực giác của cháu (thường là sai), bệnh tự kỷ thuộc về tâm, là căn bệnh của tâm, ảnh hưởng đến tâm, có lẽ nó liên quan đến tâm nhiều hơn, gần hơn.
Bây giờ mình sẽ điều trị bằng toa thuốc bổ tâm.
Mở rộng tâm của bệnh nhân,có lẽ tâm của họ bị bó hẹp lại hơn người bình thường.
Bổ tâm cháu nghĩ tới tâm sen, hạt sen,
Ngoài ra cũng phải bổ tim nữa, bổ tim và tâm. Tâm phát sinh từ trong tim, tim khỏe mạnh và ổn đinh tâm cũng sẽ ổn định.
Tạm thời cháu chỉ nghĩ được như vậy.
Tâm si của họ nhiều , cho họ đi thiền cô ạ, thiền quán tâm..., si thì quán kiểu gì đây. Tham thì đề mục là bất tịnh, Sân thì đề mục là tâm từ, còn si thì khó mà quán được... wallbash.gif
Diệu Minh
Cha mẹ tự kỷ thường rất kiêu ngạo chữa từ cha và mẹ trước,
Cho cha mẹ đi học thiền để tự hiểu bản thân sẽ biết cách cảm thông với con của họ và không bắt nó giống mình...

Cảm thấy khó khăn thì tham gia lớp thiền tại chùa Pháp Vân vào chủ nhật thứ 3 hàng tháng từ 8h-16h30,
Hoặc muốn ngay lập tức học hiểu về thiền thì gõ:

https://www.youtube.com/watch?v=1bEw21e2iug

và gõ thêm: thái độ đúng khi hành thiền:

http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=3031

Hãy tha thứ cho trẻ và cho phép chúng sống kiểu của chúng và đặc biệt làm sao giúp các cháu đó biết niệm Ân Đức Phật? và biết ăn Thực Dưỡng!

Điều này có thể làm thế nào khi cha mẹ chưa hiểu về TD và Thiền, về giá trị của niệm Ân Đức Phật?

Cho trẻ nghe nhiều bản nhạc có tính cách chữa lành và cho sống gần thiên nhiên.
vomenh
QUOTE(justmevn @ Nov 17 2012, 01:30 PM) *


Không nên phán vội vàng thế, còn tùy trường hợp

Bệnh tự kỷ có thể cải thiện với chế độ dinh dưỡng tốt.

Nhiễm ký sinh trùng cũng gây tự kỷ vì nó ăn chất dinh dưỡng của cơ thể.

Anh chị có nhu cầu chữa bệnh có thể liên hệ oga shop.
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.