Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Học làm miso với người Nhật
Thực Dưỡng > Nguyên lý Thực Dưỡng > Thực phẩm & Nấu ăn
Diệu Minh


Học làm miso với người Nhật

Anh Hưng à,
Em vừa được bạn coden (thành viên trang web) mời tham dự một KHÓA (một buổi chiều ngày 7/12) học nấu ăn do người Nhật dạy, họ giới hạn 30 người và coden chỉ cho mình em đi tham dự! họ sẽ dạy mình cách ăn sử dụng miso, tamari và natto; họ đã có một cái nhà máy làm những thứ này ở Hải Dương; họ sẽ cho mình xem qui trình sản xuất của họ... và coden muốn em ăn mặc kiểu của tín đồ Phật giáo - mặc áo lam? và mặc ĐẸP!
Coden hy vọng em đi học về sẽ là người đại diện cho trang web để phổ biến lại cho mọi người....
Coden
Kính mời chị tới dự buổi giới thiệu cách làm và chế biến món ăn với Miso, Tamari do anh Fu Masanori giới thiệu.

Thời gian và địa điểm :
JAPANESE "YAKINIKU" RESTAURANT KATANA
14 Le Ngoc Han, Pham Dinh Ho Ward, Hai Ba Trung District, Hanoi.
07/12/2010. Từ 2h ~ 5h.
Lệ phí: Miễn phí.
Diệu Minh
Cuối cùng thì bạn coden cho chúng tôi đi được 3 người, không nhiều hơn và không ít hơn!!!!!!!!!!!!!!!
Thành phần đa số là người Nhật... nhóm "ta" thì có tôi, chị Hòa (giám đốc trung tâm Nhân Đạo Hòa Bình, vốn là vụ phó vụ tuyên truyền của trung ương Đảng, chị ấy đang ăn số 7 được nhiều ngày, sụt 7 kg và đang ăn mở rộng tí, rất "kính nể" Thực dưỡng)... và chị Hà, mẹ của bé Minh Hiền.
Mai mang máy đi quay phim chụp ảnh.
Tôi dự định mang cho họ ăn món nem "nhà làm" đã được chấm điểm 10 (bởi TÔI!!!!!!!! hi)
Món mì căn kho phổ tai và nấm; món kê bí đỏ...?
Coden hết sức tán thán "kế hoạch" của tôi...
Diệu Minh
Không ngờ, một ngày chúng tôi được học cách làm miso do người Nhật dạy trực tiếp...
Thật là tuyệt vời...
Rất là đơn giản và dễ làm.

Sẽ đưa hình ảnh lên sau nhá.
Tôi nhận thấy miso của họ bị âm thì tính ra là "thiếu tháng"... cách làm thì hoàn toàn thiên nhiên chả có tí hóa chất nào đâu, chẳng qua là họ để ít ngày tháng thì mầu của nó nhạt mà thôi.

Nếu có thể, bạn mua loại có mầu trắng... về để tiếp độ 5 tháng sau lôi ra dùng là tạm ổn, nếu để lâu thì có thể phải cho thêm muối;' hôm nay chúng tôi làm món miso họ cho có 10% muối.

Chúng tôi muốn "đặt" họ món tamari, họ bảo công ty ở Hải Dương chỉ cho phép bán có khoảng 4 loại miso... còn những thứ như Soyu, tamari .. thì họ sản xuất xong mang về Nhật bán...

Hi, như thế thời gian tới chúng ta sẽ có món miso đạt tiêu chuẩn từ 8 tháng tới 2 năm để bán cho người bệnh và người khỏe mạnh.
Miso Nhật Bản nó có dòng "truyền thừa" y như là Pháp môn thiền của Phật giáo... dòng miso hôm nay mả chúng tôi tiếp cận là IZUMIMISO;
Nếu bạn "thọ nhận" một phương pháp làm miso của "dòng nào" thì bạn sẽ làm miso của dòng đó và đây là truyền thống của Nhật...như thế trên thị trường miso của Nhật sẽ có rất nhiều chủng loại miso, y như là các loại xe máy của hãng nào: honda hay là Yamaha... vậy.

Cách làm này gần giống với cách mà tôi đã làm lâu nay và được bà con tin dùng... tuy nhiên tôi thấy mùi của nó chưa được hấp dẫn?
Và hôm nay tôi đã hiểu vì sao... như thế lần sau chúng tôi sẽ có hai dòng sản phẩm: Izumimiso của Nhật Bản nhập về bán và loại của nhà sản xuất !!!!!!
Họ để loại mốc mà người Việt Nam mình gọi là mốc hoa cau...họ chỉ để tới giai đoạn non hơn mấy giờ, họ chỉ dùng ngang lúc nó bắt đầu lên mốc trắng chưa chuyển sang mầu hoa cau hơi vàng... họ gọi loai mốc đó là Koji.
Tất cả chỉ là như thế.
Diệu Minh

Cái này người Nhật gọi là Koji đấy.
Nó chính là mốc của người Việt mình ở cuối ngày thứ 2 hay là đầu ngày thứ 3 của quá trình lên mốc "hoa cau", họ dùng loại "non hơn"
Dân gạo lứt thì có thể dùng thay thế bằng loại gạo nếp lứt, đây là mốc nếp trắng!


Nhân viên ở quán ăn này đều mặc đồng phục mầu đen!






Thầy giáo - phó giám đốc kỹ thuật của công ty... người dạy làm món Shiromiso của dòng miso tên là Izumimiso (RT International co.,LTD) đang hướng dẫn giảng dạy, người đang cúi xuống, tên của thầy là Fu Masanori:



Bên cạnh là anh chàng coden đi cùng vợ tới học, bà Hòa rất mến chị Nguyệt vợ coden (anh Thư)...







Chỉ có 1 bàn là người Việt còn lại toàn là người Nhật - hóa ra người Nhật cũng đâu có mấy người biết làm miso? cách làm này là cách làm của người Nhật cổ... họ cũng hăm hở và tích cực học tập trong bầu khí rất là tĩnh lặng không ồn ào...

Địa điểm tổ chức là một quán ăn rất là sang trọng của ngưởi Nhật, nhưng ở đó họ lại chỉ thường có món thịt nướng...
Những cái lò nướng thiết kế cực kỳ hiện đại...
May sao hôm nay họ cho chúng tôi ăn chay hoàn toàn mới hay:



Chị Hòa sau khi đứng lên làm cùng (nhồi bằng tay) thì thấy khỏe hẳn ra và vui vẻ hẳn, chị ấy có lẽ bị dương quá do ăn số 7... khi ăn tới món ngọt ngọt amazake thì cứ thích mãi...











Mặc áo đỏ là chị Nguyệt vợ anh "coden" (Thư).



Thành phẩm tự đóng túi.... hoan hỉ vì sắp được mang về nhà,
Chúng tôi đã học luôn được cả cách đối xử chuẩn không cần chỉnh của họ...

Cuối ngày chúng tôi được chiêu đãi món cơm nắm với rong biển và ăn với miso, xúp miso rong biển... và món amazake nóng ngon ngọt





Cuối cùng là tới tiệc chiêu đãi - ăn nhẹ... mỗi người một bát xúp miso, ăn xong biết luôn cách làm... vì sao? vì có năng khiếu học lỏm...
Chị Hà phổ biến cách làm món xúp miso căn bản như sau:
- Lấy nước rong biển phổ tai đã ninh xong
- Bỏ vào chút nấm
- Khi lửa gần tắt thì bỏ thêm miso, đậu phụ sống, rong wakame - loại rong làm canh nổi tiếng với người Nhật và người Hàn Quốc và hành hoa.

Thế là có ngay món canh căn bản.
Từ nay ai tới nhà mình ăn "cỗ" thì mình sẽ làm ngay món này.

Tôi có cảm giác da của tôi đẹp nhất trong những người tới học buổi học ngày hôm nay (khoảng 30 người) vì sao?
Vì tôi ăn chay Thực dưỡng, còn những người khác thì còn ăn mặn, đã là nữ mà ăn mặn kiểu gì da cũng thường XẤU hơn là cái chắc... có nhiều lần tôi SOI kỹ làn da của những người gọi là hoa hậu, tôi rất là bất ngờ là không hiểu sao da của họ "xấu thế" nếu họ bỏ hết son phấn ra thì da chắc còn xấu hơn cả bà Lý già 70 tuổi!!!!!!!
Nhiều người khen tôi có nước da đẹp? có lẽ tại máu đẹp? hay là máu đỏ????

Ăn món xúp miso kiểu đó thì khỏi cần phải ăn rau... rau thì còn e ngại phân hóa học và thuốc trừ sâu, đằng này rong biển ăn thì an toàn về sức khỏe mà lại có nhiều ích lợi khác nữa...
Có lần tôi bị đứt tay (vào ngày giáp tết cách đây 3 năm) tôi thấy máu đỏ tươi cực đẹp!!!!!!!!!!
marhaba
Quả thực người Nhật tiếp thị rất hay. Nhưng cháu có ý nghĩ rằng nếu mình có thể chọn ra những món ăn truyền thống của VN mà phù hợp với tinh thần TD thì là tốt nhất - vd GLMM là món ăn thuần túy VN nhất. Vì những món ăn Nhật dù sao cũng rất lạ lẫm đối với người VN - đây cũng là 1 cản trở lớn đối với người mới đến TD. Ngòai việc mắc tiền hơn, còn có cái ko hợp lẽ lắm - vd như tảo Nhật - đây là món phải nhập khẩu từ xa - trái với tinh thần/nguyên lý TD. Người Nhật ở đảo/biển, khí hậu 4 mùa thì ăn tảo này là hợp. Trong khi người VN - đặc biệt là miền Nam - khí hậu nhiệt đới 2 mùa thì ăn cái này hợp ko??
Đành rằng khi thói quen ăn uống từ nhỏ quyết định con người có cảm giác ngon với món ăn nào đó hay ko, nhưng chả nhẽ ăn theo TD là phải ăn theo các món có nguồn gốc từ Nhật!
Diệu Minh
Cháu ơi là cháu, cả thế giới ăn rong biển từ lâu, kể cả những nước thuộc phe "xã hội chủ nghĩa" từ xưa như Liên Xô họ cũng ăn từ lâu rồi, vì họ có nhiều thông tin hơn ta.

Rong biển bổ xung chất khoáng... mà rau trên mặt đất chỉ có nhiều vitamin...
Mì chính cả thế giới "thèm" là có xuất xứ từ rong biển... rong biển nhiều kiềm dương, ngọt tự nhiên không hóa chất và có nhiều khoáng...
Rong biển và miso là món ăn tương lai của nhân loại mà.

Mình làm miso kiểu Nhật ở Việt Nam, họ dạy lảm miso kiểu Nhật còn nguyên liệu là từ VN vậy ta dùng thì quả là hợp lý, đây là món ăn lý tưởng để thay thế thịt... nếu không ăn miso, hay tương... cháu sẽ thiếu đạm để sống vui và làm việc tốt... cháu sẽ uể oải...
Trước lạ sau quen: trước làm gì có điện?
Làm gì có vitinh và di động?

Trước làm gì nốc lắm thịt cá trong bữa ăn hàng ngày như bây giờ?
Thời bao cấp mỗi người tháng chỉ có vài lạng thịt hóa ra đúng đường lối Thực dưỡng phết!
marhaba
Vậy sao ta ko khuyếch trương cái món tương VN cổ truyền thay vì miso? Dù sao tương VN cũng phù hợp khẩu vị người VN hơn.
Còn nói về rong biển thì rất ít phổ biến đối với người VN.

Ý cháu là để phong trào TD phát triển thì mình nên chọn lọc những món ăn VN phù hợp với tinh thần TD để giới thiệu với người mới thì dễ dàng hơn là những món xa lạ. Chứ TD VN thì mấy chục năm nay cũng ko phát triển gì mấy - hầu hết chỉ có người bệnh "hết thuốc chữa" thì mới chịu nhào vô!
Diệu Minh
Món tương cổ truyền của mình hơi bị nặng mùi hơn món miso và độ đạm ít hơn và dùng NÓ để chế biến hay bỏ vào các món ăn thì nhìn chung là không ổn như là món miso của Nhật cháu ạ.
Món tương chỉ dùng để chấm rau muống hay là để kho cá...
Còn cháu có thể bỏ tương cổ truyền vào tất cả các món ăn không?
Mặt khác nó lại toàn là nước lõng bõng mang đi mang lại hơi bị khó... đặc biệt là MÙI của tương của ta rất là đặc trưng, mùi của họ khá là nhẹ... và độ đạm cao... nếu ngày nào cũng dùng miso thì sẽ đảm bảo sức khỏe...

Tương của mình thì chỉ là để làm một số món ăn đặc trưng, dầu nó có ngon cỡ nào thì cái mùi của nó cũng quá đậm mùi... dầu thơm ngon thì nhìn tổng thể vẫn không thể thay thế tamari và miso...

Nhà cô vẫn bán cả 3 thứ: miso, tương cổ truyền, tamari... thấy tamari bán chạy nhất, vậy ta cứ UỐN thiên hạ theo "cái mình thấy hay" hay là nên đi con đường trung đạo: con đường quân bình ????

Trước đây cô làm miso kiểu cổ, chả ai thích ăn, sau này cô phải cải tiến, thế là mọi người thích ăn hơn, vậy cần mọi người ăn hay là mọi người "không thể ăn", không thích ăn và bán không ai mua?

Chọn con đường nào?
Nhiều năm như thế làm cho cô phải thay đổi cách nhìn nhận vấn đề.

Gạo lứt vốn là món ăn cổ truyền nhưng mà ngày nay mọi người đều phài TẬP ăn đấy thôi.

"Kính trên nhường dưới" là đức tính của người Việt cổ mà ngày nay hầu như mọi người đều phải "khổ luyện"... may ra mới có thể đạt được một cách tự nhiên!!!!!!!! hi

Ở đây chúng ta phải hiểu là trên là có 3 loại mức: trên về tuổi tác hay trên về tài hay trên về đức?

Trước đây cô cứ BÁM vào nhận thức: tương của ta ngon hơn của Hải Thượng Lãn Ông trong nhiều năm; nay thì đã có chuyển biến và thay đổi rồi.
Tương của ta vẫn là ngon nhưng không thay thế được tamari và miso trong nhà bếp...
Nếu nấu món phở Ohsawa mà bỏ thêm tương cổ truyền vào không biết nó sẽ thành món gì đây????
Hi
Diệu Minh
Tại sao người Việt Nam không dùng xe gắn máy do VN sản xuất hay là đi xe đạp do Việt Nam sản xuất?

Tôi đã truyền nghề cho một cậu thanh niên và có sáng kiến riêng để tạo ra một dòng sản phẩm Miso của Việt Nam ngon lành, chắc gần năm nữa các bạn sẽ được thưởng thức món miso này, chắc là nó sẽ không bị nặng mùi!
ChutChit
Rong biển không phải có nguồn gốc từ Nhật, mà là nhờ có người Nhật mình mới được biết đến các cách ăn và sử dụng rong biển khôn ngoan mà thôi. Rong biển được dùng từ xưa ở khắp nơi rồi, ngay cả ở VN nữa, nhất là các vùng biển ý, chỉ có là chưa rộng rãi và cách chế biến cũng chưa được tinh tế thôi. Sau này có thể ở VN cũng sẽ phát triển cả món làm rong biến xuất khẩu thi tuyệt.

Miso và tamari là hai tuyệt phẩm của người Nhật, nay được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tại sao lại không học và phổ biến rộng rãi cho tòan dân ta nhỉ ? Những món ăn rất là lành và bổ dưỡng. Cái gì của mình tốt thì duy trì, cái gì của bạn tốt hơn thì mình học hỏi, như vậy là phước đức tăng thêm.

Ủng hộ chị Trâm và rất hoan hỷ khi biết tin này ạ smile.gif
Diệu Minh
Nước mình đã có hẳn 1 quyển "Rong mơ" là công của nhóm nghiên cứu rong biển ở Nha Trang... đã xuất bản lâu rồi và hiện dân mình đang tập ăn rong mơ của Việt Nam...
Tớ mới được nếm món rong mơ của Nha Trang đấy!

Trông hình thù của nó rất là đẹp và sao họ ăn sống?
Nấu canh ăn cũng tốt mà... với những người quá nhiều dương và a xít dương thì ăn rong biển sống cũng Ok!

Miso là món ăn tương lai của nhân loại như là món ăn lý tưởng để thay thế thịt cá đang là hiểm họa của con người...
Biết điều này người Nhật đã đi tiên phong và họ sẽ "làm nhà máy sản xuất miso ở các nước", trong đó có 1 cái ở Hải Dương rồi đấy.
Họ sản xuất và mang về Nhật bán cho người Nhật...

Người Việt Nam đang tới Miến Điện học thiền và mang "món ăn" này về VN đấy... hiện nay có các vị thiền sư Miến sang VN dạy thiền và có trường thiền Miến ở VN trong tương lai...

Đây là thế giới của "CHÚNG TA"...
marhaba
Rong biển Nha Trang (nhiệt đới - rong nho - chùm như chùm nho) thường được dân miền Nam nấu chè rong biển khô với đậu xanh ăn vào mùa hè cho mát. Chè miền Nam là lọai hỗn hợp đậu/chuối... + đường.. nấu đặc sền sệt hay lỏng, ăn nóng hoặc với nước đá chứ ko phải nước chè (trà) của miền Bắc.

Còn rong tảo Nhật/Hàn Quốc thì là lọai ôn đới có mùi rất tanh, chắc là dương hơn và thành phần dinh dưỡng chắc khác rong biển VN rồi.
Các sách TD đều đề cập tới rong Nhật mà ko hề nói tới rong VN.

Rong nho: http://nhatrangholiday.net/diendan/showthread.php?t=54 (cách ăn thì thấy lạ quá)
Khai thác rong biển Nha Trang: http://beta.dantri.com.vn/c202/s669-411043...i-rong-bien.htm
Diệu Minh
http://www.google.com.vn/images?hl=vi&...131&bih=680

Nhà tớ đang có rong nho do Nha Trang sản xuất, thấy quán chay "MÂY TRẮNG" ở Hà Nội họ có làm cho khách ăn, cách "làm" thỉ quá đơn giản: chỉ rửa sạch muối... họ để sẵn trong những bao thiếc và để ngăn mát, Hà Nội chưa có đại lý...
nếm thử thấy ổn,
Đọc sách thấy cũng nên ăn...
Người VN nên bắt đầu tập ăn rong của Việt Nám...
Diệu Minh




Có bạn nào biết tiếng Nhật thì dịch cho bá tánh làm phước nhé,
Cảm ơn nhiều.
ChutChit
em cũng dùng cả tương của Hàn Quốc nữa, loại lên men tự nhiên, màu đổ nâu nhạt và thỉnh thỏang vẫn còn hạt đậu tương chưa nhuyễn. Tương này cũng dùng men koji như miso. và hình thức cũng đặc như miso vậy. Nó có mùi hơi giống tương nhà mình, hơi giống thôi vì nó nhẹ hơn rất nhiều và ăn rất ngon ngọt.
justmevn
QUOTE(Diệu Minh @ Dec 17 2010, 09:22 AM) *




Có bạn nào biết tiếng Nhật thì dịch cho bá tánh làm phước nhé,
Cảm ơn nhiều.


Nếu cô DM có bản text thì dùng Babylon hay Google dịch thô để hiểu ý được ngay. Còn hình scan thì thua smile.gif
Diệu Minh
Từ: liendoan sakya <liendoansakya@gmail.com>
Đến: Tram Ngoc <macrobiotic2001@yahoo.com>
Gửi ngày: 17:25:52, Thứ Năm, 17 tháng 2 2011
Chủ đề: Lien Doan

Co Tram kinh!
LD thanh that rat xin loi co Tram viet mail de lam phien co Tram nhieu. Moc tuong LD khong co de ngan da gi ca, van con rat tot.
May ngay nay, chinh lai tuong va duoc roi . Khong phai LD tiec mac re mua tuong Han Quoc. Vua roi Thay Tue Hai goi sang cho, LD dung thay co su khac nhau rat ro giua tuong cua Thay va tuong ban tren thi truong, nen rat muon biet lam tuong cua minh , an de lau duoc , cung muon lam cho tot cung duong cac vi can tri benh.
Lan nua thanh tam xin loi Co rat nhieu
Kinh loi, LD

Cô phát tâm như thế con rất là hoan hỉ
cô nên biết cách làm và sau đó cô nên bảo cho cả người Miến biết cách làm
làm rất là dễ cô ạ:
Làm Miso:
1. đồ xôi cho chín
2. Rắc mốc lên khi đã rải xôi 2,3 cm lên 1 cái mẹt, và lúc đó xôi đã nguội bớt.
3. Đậy nắp mẹt xôi lại nhưng để nghiêng chút cho nó hở bay hơi nếu NÓ muốn như thế (hi) thực ra là nó cần không gian thoáng và tối (không ưa ánh sáng).
4. Sau 1,3 ngày thấy có mốc trắng đều thì vò ra cho nó tơi
5. Chuẩn bị mốc xong rồi (chỉ cần dừng lại ở mức trắng đều hơi có mùi rượu) là OK.
6. Có ngay: đỗ nành ninh nhừ
7. Muối vừa đủ: tỉ lệ: 5 kg đỗ nành ninh nhừ, 1 kg mốc, 1 kg muối.
8. Trộn thật đều và vò nát tất cả với nhau: có thể bắt đầu từ vò nát đỗ nành, rồi vò lẫn với mốc và cuối cùng bỏ muối vò tiếp.
9. Nắm lại từng nắm như nắm cơm (mục đích để thoát hết không khí ở trong đó ra)
10. Nén vào các loại chai lọ, hũ, vại... hoặc túi nilon dày
Làm sao chúng kết lại thành MỘT KHỐI không có không khí lọt vào và chúng ta để khối nguyên liệu này trong điều kiện không có thêm không khí lọt vào nữa là tốt nhất...
Để vậy từ 100 ngày trở lên là có thể dùng và tốt nhất là để 8 tháng, người bệnh thì để lâu hơn...

Chúc các bạn làm thành công.
Ngọc Trâm



Diệu Minh
Công thức làm miso kiểu Nhật này:

- 5 kg đỗ nành ninh nhừ, 1 kg mốc, 1 kg muối.

Lưu ý: Sau khi tìm cách làm nhừ đỗ và nghiền nhỏ ra, cần trộn thật đều rồi nắm thành từng nắm cho nó ra hết không khí...
- Nén những "viên" hỗn hợp đỗ... với nhau để tạo thành "một khối" nguyên liệu rồi phủ phía trên... một tấm nilon thật mỏng và mềm... phủ kín hết bề mặt để sao cho không khí không thể nào lọt vào được nữa...
- Để ở nơi thoáng mát, không cần phải phơi nắng!
Diệu Minh
Chỉ nên làm thật ít một, làm thành công thì mới nên làm nhiều.
Chỉ nên làm chừng:
1 kg gạo nếp
2 kg đỗ tương
1 kg đỗ
Nếu muốn ngọt hơn thì nên làm nhiều thêm chừng 1,5 kg gạo, thì cần phải thêm 100 gam muối vào khối nguyên liệu.
Sau kinh nghiệm này...
Bạn hãy làm nhiều lên.
UPani
Ngày kia cháu định làm món này.
Cháu đinh làm koji bằng gạo nếp đã sát vỏ.
Cháu thấy món miso nhà cô (loại cũ giờ hình như đã hết) ngày xưa và món tamari dùng một thời gian sau có vị chua, cháu mua ở cửa hàng Linh Lang cũng vậy. Xào nấu rau củ bình thường thì ko thấy nhưng cháu nấu với bột sắn lần nào cũng thấy chua hết cả miệng.Cháu cũng ko thể trộn với cơm được vì rất khó ăn trừ phi đun lên. Riêng miso và tamari Nhật thì để mấy tháng vẫn ko hề thấy chua, có thể ăn trực tiếp với cơm.
Không biết cô có thấy thế?
Diệu Minh
Đúng rồi,
Giờ cô làm đã vững tay hơn.
Do khâu ủ mốc mật, người mà cô huấn luyện làm 10 năm tốt đẹp... bỗng một ngày, họ "sáng kiến" mà chả hỏi cô và họ để ủ tới những 4 ngày (thay vì ủ hai ngày) cho nó "ngấu"...ai ngờ sau khi hóa mật nó chuyển sang có vị chua...

Và họ đã bỏ mốc mật đó vào chum miso với đỗ, dầu để đã lâu năm: 3 năm, nhưng nó vẫn còn đọng dư vị...

Bài học: cô đã bị mất uy tín về tương và miso 4,5 năm nay... và họ cũng đã học bài học đắt giá... bác Diệu Hạnh có lần bảo cô: không thể tin được người đâu cô ơi...họ sáng kiến mà chả thèm hỏi ý mình, ngu lâu thế??? cũng là do nghiệp....
Do cô không có thầy giỏi...

Nhờ kinh nghiệm "đớn đau" đó... mà từ giờ trở đi mọi người mới biết rõ hơn nếu làm "không đúng công thức" "không bảo đảm qui trình kỹ thuật" thì kết quả sẽ như thế nào?

Nếu cô mà biết thì cô đã để riêng chỗ đó ra, nhưng mà họ cũng không nói.... cho nên khi biết thì cũng đã muộn, cô nghĩ để lâu năm nó sẽ dương hóa, đúng thế, nhưng dư vị thì vẫn còn chua à?

Hiện cô vẫn muốn làm miso, tương vì đã đi qua những kinh nghiệm dở của người khác...
Cháu biết thế nào không?
Nghiệp bất thiện của họ trổ ra: họ vẫn nghèo hèn mãi... cô đã tác động nhiều lần cho đời sống kinh tế của họ khá lên, nhưng họ nhất định không biết tới đạo đức nghề nghiệp... những người thiếu đạo đức nghề nghiệp thường hay nghèo mãi...

Làm nghề gì cũng cần có cái Đức, không được gian lận... vì cộng nghiệp như thế, nên tương và miso cô làm đã từng nổi tiếng thành ra lụn bại?

Hiện cô vẫn còn làm lai rai vì thấy nó dễ làm quá xá và thích thú với kiểu làm mới sau này...
Hy vọng sẽ lấy lại phong độ, mọi người đều phải học bài học của chính mình...

Mặt khác thấy người Nhật họ làm ngon rồi, thành ra cũng ngại làm nhiều... cô chỉ còn làm in ít nhà dùng và để xem người Nhật có thực là cho cái gì vào miso? mà sao miso của họ ngon lành thế?
HI,
Giờ đây: Mình còn bỏ thêm cả cám, cả đọt dứa? chắc phải tốt hơn?
Diệu Minh



Loại này làm tháng 10 và 11/2011


Loại này làm tháng 8 tháng 9/2010

Tôi đã làm miso theo kiểu Nhật và với mốc của trung tâm vi sinh vật học ứng dụng của "ta"...

Mùi: nửa giống miso nửa giống tương cổ truyền
Vị: có khi ngon ngọt hơn... rất là tuyệt!
Depad
Cô ơi cho cháu hỏi là trong cái bản tiếng nhật kia nó có "miso sống" hay "miso tươi" gì đó 0.67 kg là cái gì và mua ở đâu được vậy cô?
Diệu Minh
Miso lên men tốt nhất từ 5-25 độ C, và không cho không khí lọt vào nhé.
Phải làm bằng men mốc của Nhật mùi vị thơm ngon hơn loại mốc giống tương cổ truyền mình bán tại nhà mình!
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.