GẠO LỨT Khắc tinh của bệnh
nan y Để thấy hết giá trị của
hạt gạo lứt mà theo Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã
đánh giá là “Hạt của sự sống”, bây giờ bạn hãy làm một thí nghiệm nhỏ: cho gạo
lứt và gạo xát trắng vào hai cái nắp hộp có bông để giữ nước ở trong. Sau vài
ngày, gạo lứt nảy mầm thành cây mạ và có mùi thơm ngát dễ chịu; trong khi gạo
trắng trở thành gì? Bấy giờ bạn hãy suy nghĩ xem nên ăn loại gạo còn chứa sự sống
hay gạo xát trắng không còn chứa sự sống? Theo các nhà Yoga và Huyền môn, gạo lứt được khuyên nên ăn thường xuyên vì nó chứa sự sống
(prana): Gạo lứt rơi xuống đất mọc thành cây mạ, gạo trắng thì thành đất. Theo bác
sĩ Lê Minh trong “Hạt gạo – hạt của sự sống”, chỉ riêng trong 100g bột mầm gạo
lứt đã có tới: - Sinh tố B1 (2,83 mg)
hiệu quả với chứng thiếu sinh tố và bệnh tê phù. - Sinh tố B2 (0,56mg)
làm đẹp người. - Sinh tố B6 (5,30mg)
chữa bệnh thần kinh, mất ngủ. - Sinh tố E (37, 60mg)
làm trẻ lại và cường tính. - Chất niacin (6,8mg)
phòng loét dạ dày mãn tính. - A-xít pantothenic
(24,60mg) làm máu trong sạch, da dẻ mịn màng. - Chất mangan (39mg) đẩy
mạnh sự phát dục. Ngoài ra trong gạo lứt
còn có sinh tố B12 hiệu quả đối với chứng thiếu máu, glutathione đề phòng nhiễm
xạ, axit glutamic tự nhiên làm tăng sự ngon ăn và làm xoa dịu hệ thần kinh, chất
sắt làm cho máu trở nên trong sạch, và các chất khoáng khác như canxi v.v... Theo
bác sĩ Schallert, gạo lứt (riz complet -
tiếng Pháp) bổ và mát, giải nhiệt khát, giảm đau thần kinh và làm dịu mọi
phiền não lo âu. Theo Đông y, thì gạo
tẻ điều hoà năm tạng, bổ tỳ vị, bổ phế khí, ích thận tinh, mạnh tâm trí, cứng
gân xương, thân thể cường tráng. Trong Hoàng Đế nội kinh cũng nói “ngũ cốc sinh
tinh”. Tinh và khí đều bởi chất gạo mà biến hoá sinh ra cho nên trong tiếng
Trung Quốc, chữ Tinh, chữ Khí đều bao gồm chữ Mễ (Mễ là gạo – tiếng Trung Quốc). So sánh giữa gạo
lứt và gạo trắng (chi tiết trong bảng ở dưới): chất đạm có nhiều hơn
30%, sinh tố B1 gấp 4 lần, chất dầu gấp 3-4 lần, a-xít pantothenic (còn
gọi là Vitamin B5) gấp 2 lần, đặc biệt trong cám gạo lứt có a-xít
linoleic chiếm 30%. Chất này chỉ có trong sữa mẹ mà không có trong
sữa bò. Ngoài ra, hạt gạo lứt có 19 loại a-xít amin trong đó đủ cả 9
a-xít amin thiết yếu cho sự trưởng thành của con người. Cách chọn gạo lứt: chọn loại gạo canh
tác theo thiên nhiên, không có bón phân hoá học, không phun thuốc trừ sâu. Gạo
đỏ, hạt tròn, cơm thổi cứng (nhưng dương hơn) cần nhai kỹ hơn loại gạo trắng, hạt
dài, cơm thổi mềm dẻo khó nhai kỹ (cơm dẻo âm hơn). So sánh các chất dinh dưỡng
trong 100g gạo lứt với 100g gạo trắng
Các chất dinh dưỡng
|
Gạo lứt
|
Gạo trắng
|
Tác dụng
|
Protein
(đạm)
|
7.4g
|
5.7g
|
Protein thực vật là loại protein phù hợp nhất đối với hệ tiêu hóa của cơ thể con người.
|
Chất béo
|
2.3g
|
0.8g
|
Bao gồm nhiều axit béo (không bão hòa) có tác dụng
hạ thấp cholesterol trong máu.
|
Carbohydrate
|
72.5g
|
75.5g
|
Ngăn chặn sự gia tăng lượng đường
trong máu, đặc biệt khi ăn gạo lứt
do cellulo trong gạo lứt. Do đó, có tác dụng phòng chống bệnh tiểu đường. Tránh ăn quá nhiều.
|
Chất xơ (cellulo)
|
1.0g
|
0.3g
|
Giúp tiêu hóa tốt hơn do kích thích ruột co
bóp. Nó cũng có tác dụng phòng chống ung thư ruột. Nó cũng ngăn ngừa sự hấp thụ cholesterol trong ruột.
|
Khoáng chất
|
Can-xi
|
10mg
|
6mg
|
Cần cho hình thành
phát triển xương và răng, giúp cầm máu.
|
Natri
|
3mg
|
2mg
|
Duy trì sự cân bằng
nước ở thể dịch trong cơ thể
|
Phốt-pho
|
300mg
|
150mg
|
Kết hợp với Can-xi
cần cho xương và răng, điều chỉnh PH, hấp thu glucose trong đường tiêu hóa.
|
Sắt
|
2mg
|
1mg
|
Như một thành phần của hemoglobin (trong hồng huyết
cầu), và đóng
vai trò quan trọng trong vận
chuyển enzym.
Có ở tất cả các mô trong cơ thể,
liên quan đến sự hấp thu của tế bào.
|
Vitamin
|
B1
|
0.36mg
|
0.09mg
|
Cần cho quá trình
chuyển hóa đường. Khi thiếu sinh ra mệt
mỏi, chán ăn, viêm dây thần
kinh.
|
B2
|
0.1mg
|
0.03mg
|
Thúc đẩy sự tăng trưởng. Thiếu sinh ra viêm
môi, lưỡi.
|
B6
|
620
|
62
|
Cần cho sự trao đổi chất protein, chất béo. Thiếu sinh ra viêm miệng, viêm dây thần kinh.
|
K
|
+
|
-
|
Tham gia vào quá trình tuần
hoàn máu.
|
L
|
+
|
-
|
Thúc đẩy sự tiết sữa mẹ.
|
E
|
+
|
-
|
Chống lão hóa. Phòng ngừa vô sinh, cần cho dưỡng thai
|
Axit nicotinic
|
4.1mg
|
1.4mg
|
Thiếu sinh ra rối loạn tiêu hóa, viêm da.
|
Axit pantothenic
|
1.5mg
|
0.75mg
|
Duy trì chức
năng đường ruột bình thường
|
Biotin
|
12
|
6
|
Thiếu gây ra viêm da, thiếu máu
|
Axit folic
|
20
|
3
|
Thiếu trở thành thiếu máu ác tính.
Nó rất dễ bị mất
ngoài khi mang thai
bất thường.
|
Inositol
|
111.4
|
11.0
|
(Inositol) + (phosphate) → (axit phytic)
|
Colin
|
20
|
3
|
Thiếu hụt khiến chức năng gan suy yếu, gan có thể bị nhiễm
mỡ
|
Axit phytic
|
240
|
41
|
Phân hủy các hóa chất
có hại khỏi cơ thể (như strontium 90, nguyên nhân của bệnh bạch cầu)
|
Nguồn: Cách mạng sức khỏe - Ishihara & Minoru, Nhà xuất bản văn hóa sáng tạo
1996/05 (Nhật) Cách nấu cơm lứt: vo đãi gạo lứt, nhặt
sạch cát sạn, loại bỏ trấu và thóc… vớt ra rá để ráo nước qua đêm rồi sớm hôm
sau nấu lên ăn, chú ý cho nhiều nước hơn cách nấu cơm gạo trắng, bỏ thêm chút
muối ngay khi nấu cơm; cách khác: ngâm gạo từ 1 - 3 giờ rồi mới nấu cơm;
có thể bỏ thêm kê và đỗ các loại… chỉ ăn
duy nhất cơm này với muối vừng, không ăn lẫn với các loại thức ăn khác (ăn
riêng các loại thức ăn khác như xúp, rau, các loại thức ăn âm, lỏng, nhiều nước
trước, ngũ cốc ăn sau cùng). Ngoài ra bạn có thể sáng tạo nhiều cách nấu cơm lứt
khác. Nhai kĩ – bí quyết phòng và chống mọi bệnh tật: Với người có
bệnh thì nên nhai mỗi miếng 120 lần trở lên, nó sẽ trở thành thuốc
chữa lành nhiều tật bệnh. Vì sao? Có 3 cặp tuyến tiết nước bọt tham gia
quá trình tiêu hóa, tức có 6 tuyến; thức ăn khác nhau cùng các mùi vị khác nhau
thu hút việc tiết nước bọt từ các tuyến khác nhau; hai tuyến mang tai thì to và
tiết nước bọt nhiều nhất, khi chúng ta sử dụng hàm nhai nhiều lần mỗi miếng sẽ
kích thích chúng tiết ra nhiều nước bọt có tyalin (enzym chứa nước, còn gọi là
men nước bọt) để tiêu hóa cacbonhydrat (lưu ý, dạ dày không tiêu hóa được
cacbohydrat). Một loại enzym nữa tiết ra từ các tuyến mang tai là parotin, hoạt
hóa trao đổi chất của tế bào và giúp các mô và cơ quan phục hồi; hai tuyến dưới
hàm tiêu hóa thực phẩm có dầu, có vị chua và tiêu hóa thịt; hai tuyến dưới lưỡi
tiêu hóa hoa quả và các đồ ngọt. Mỗi miếng ăn đều có 3 mùi vị: đầu vị, giữa vị
và cuối vị. Thực hành nhai kỹ chúng ta có thể phân biệt và thích thú với cả ba
loại hương vị của thức ăn này; hương vị cuối cùng là hương vị đích thực của thức
ăn, nó là hương vị tốt nhất. Ngũ cốc toàn phần (gạo lứt) có hương vị ngon nhất
trong các loại thức ăn đối với tất cả mọi người khi nhai kỹ tới 120 lần mỗi miếng.
Ngoài ra, nhai kỹ còn kích thích a-mi-đan tác động tới tuyến yên tạo ra các tế
bào T, bảo vệ chống lại ung thư và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể đối với bệnh
tật. Gạo lứt
nảy mầm? Theo GS Hiroshi
Kayahara (ĐH Shinshu, Nagano, Nhật), khi ngâm và làm nảy mầm gạo lứt thì các chất
bổ dưỡng sẽ tăng lên rõ rệt, lúc này gạo lứt ở trạng thái nảy mầm (trong khi gạo
đã chà vỏ cám không có) và mầm gạo lứt chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất
khoáng hơn gạo lứt chưa ngâm nước. Gạo lứt nảy mầm có lượng lysine (chất giúp
tăng trưởng chiều cao) gấp ba lần và chứa gama-aminobutyric (chất chống độc cho
thận) gấp 10 lần. Từ năm 2000 trở lại đây khoa y học cổ truyền của Nhật và khoa
y học phương Đông của Mỹ đều khuyến khích bệnh nhân ăn gạo lứt nảy mầm. Cần phải
chọn loại gạo còn mới và ngâm 10 tiếng trong nhiệt độ từ 22-28 độ C, vớt ra để
ráo phủ khăn tối mầu rồi để tiếp tục cho tới khi đủ 22 giờ hay bất cứ khi nào gạo
lứt nứt chuyển mầu trắng và ngửi mùi thơm là ổn; Lưu ý thời tiết khác
nhau thì cách xử lý gạo nảy mầm khác nhau, gạo lứt nảy mầm không theo kiểu này
thì không nên sử dụng. Không nên ăn gạo lứt để quá lâu và bị mốc. Nếu định
làm nảy mầm mà nó không nảy mầm nổi thì cũng không nên ăn! Người dịch: Bùi Xuân Trường Biên soạn: Ngọc Trâm |